Trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều học kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều kỳ 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn vì những thông tin này
  • A. luôn tách biệt với hoạt động của con người.
  • B. góp phần dự đoán tương lai của loài người.
  • C. phản ánh hiện thực cuộc sống trong quá khứ.
  • D. là cơ sở duy nhất để nghiên cứu quá khứ.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy nước Anh sớm tiến hành Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

  • A. Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công.
  • B. Có nguồn tích lũy vốn và nhân công lớn.
  • C. Áp dụng những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất.
  • D. Đi đầu trong các cuộc đại phát kiến địa lí.

Câu 3: Nhà nước Ai cập thống nhất ra đời vào thời gian nào?

  • A. Năm 3000 TCN
  • B. Năm 3200 TCN
  • C. Năm 3500 TCN
  • D. Năm 2500 TCN

Câu 4: Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho một số ngành công nghiệp văn hóa thông qua

  • A. các nguồn sử liệu.
  • B. quan điểm lịch sử.
  • C. phương pháp nghiên cứu lịch sử.
  • D. phương pháp trình bày lịch sử.
Câu 5: Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại là
  • A. kim tự tháp.
  • B. chùa hang.
  • C. nhà thờ.
  • D. tượng Nhân sư.

Câu 6: Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là

  • A. hiện thực lịch sử.
  • B. nhận thức lịch sử.
  • C. sự kiện tương lai.
  • D. khoa học lịch sử.
Câu 7: Nội dung nào sau đây là một trong những nhân tố chứng minh Sử học là môn khoa học liên ngành?
  • A. Sử học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ trên tất cả các lĩnh vực.
  • B. Sử học do con người sáng tạo ra trên cơ sở nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ.
  • C. Sử học là ngành khoa học xã hội, gắn liền với đời sống hiện tại của con người.
  • D. Sử học là ngành khoa học tự nhiên, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người.

Câu 8: Thành tựu chủ yếu của nước Anh những năm 60 của thế kỉ XVIII đến những năm 40 thế kỉ XIX là gì?

  • A. Những phát minh trong ngành công nghiệp nhẹ.
  • B. Những phát minh trong ngành công nghiệp dệt.
  • C. Những phát minh trong ngành công nghiệp nặng, chủ yếu là luyện kim và hoá chất.
  • D. Những phát minh trong ngành công nghiệp nặng.

Câu 9: Lịch sử cung cấp cho con người:

  • A. Hiểu biết về quá khứ, hiện tại và tương lai
  • B. Những thông tin về quá khứ của chính con người và xã hội loài người
  • C. Những thông tin về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử
  • D. Nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ

Câu 10: Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì?

  • A. Xác định giá trị thực tế của di sản.
  • B. Phát huy giá trị của di sản văn hóa.
  • C. Đảm bảo tính nguyên trạng của di sản.
  • D. Tu bổ và phục hồi di sản thường xuyên.
Câu 11: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại là
  • A. địa chủ và nông dân.
  • B. lãnh chúa và nông nô.
  • C. chủ nô và nô lệ.
  • D. quý tộc và nô tỳ.

Câu 12: Cần phải học tập và khám phá lịch sử vì học lịch sử giúp chúng ta

  • A. dự đoán được quy luật phát triển của vạn vật trên Trái Đất.
  • B. hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, quê hương.
  • C. thay đổi được những sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ.
  • D. sáng tạo và làm phong phú thêm hiện thực lịch sử.

Câu 13: Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với các ngành khoa học xã hội và nhân văn nào sau đây?

  • A. Tâm lí học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Khoa học chính trị.
  • B. Triết học, Địa lí nhân văn, Văn hoá học, Công tác xã hội.
  • C. Chính trị học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học, Xã hội học.
  • D. Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí nhân văn, Triết học.

Câu 14: Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là:

  • A. “Nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới”.
  • B. “Nước công nghiệp hiện đại”.
  • C. “ Nước đi tiên phong trong công nghiệp”.
  • D. “Công xưởng của thế giới”.
Câu 15: Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào khoảng thời gian nào và ở đâu?
  • A. Cuối thiên niên kỉ IV TCN ở khu vực châu Âu và châu Á
  • B. Đầu thiên niên kỉ V TCN ở khu vực Đông Bắc châu Phi và Tây Á
  • C. Cuối thiên niên kỉ IV TCN ở khu vực Đông Bắc châu Phi và Tây Á
  • D. Đầu thiên niên kỉ IV TCN ở khu vực Đông Bắc châu Phi và Tây Á

Câu 16: Một trong những vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa là

  • A. cung cấp đầy đủ những tri thức về di tích lịch sử và di sản văn hóa.
  • B. thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.
  • C. thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới.
  • D. giúp con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hóa.

Câu 17: Người phát minh máy hơi nước (năm 1784) là

  • A. Giôn Cay.
  • B. Ét-mơn Các-rai.
  • C. Giêm Oát.
  • D. Hen-ri Cót.
Câu 18: Một trong những học giả tiêu biểu của triết học duy vật thời kì Phục hưng ở Tây Âu là 
  • A. Phran-xít Bê-cơn. 
  • B. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc. 
  • C. Mi-ken-lăng-giơ. 
  • D. Đan-tê A-li-ghê-ri. 

Câu 19: Chủ nhân đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa là tộc người nào?

  • A. Người Hoa Hạ.
  • B. Người Choang.
  • C. Người Mãn.
  • D. Người Mông Cổ.

Câu 20: Lịch sử được hiểu là

  • A. những gì đã diễn ra trong quá khứ.
  • B. những gì đang diễn ra ở hiện tại.
  • C. ngành khoa học dự đoán về tương lai.
  • D. những gì sẽ diễn ra trong tương lai.

Câu 21: Khái niệm lịch sử không bao hàm nội dung nào sau đây?

  • A. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
  • B. Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
  • C. Là sự tưởng tượng của con người liên quan đến sự việc sắp diễn ra.
  • D. Là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.

Câu 22: Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Độ?

  • A. Hồi giáo.
  • B. Phật giáo.
  • C. Hin-đu giáo.
  • D. Bà La Môn giáo.

Câu 23:  Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm sau:

“…… là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người; là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa, khi xã hội loài người vượt quan trình độ của thời kì dã man”.

  • A. Văn minh.
  • B. Văn tự. 
  • C. Văn vật.
  • D. Văn hiến.

Câu 24: Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?

  • A. Uy-li-am Sếch-xpia.
  • B. Đan-tê A-li-ghê-ri.
  • C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
  • D. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.
Câu 25: Việc Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò gì?
  • A. Là cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
  • B. Định hướng cho việc xây dựng lại di sản.
  • C. Là nền tảng quyết định cho việc quản lí di sản ở các cấp.
  • D. Là cơ sở cho việc đào tạo hướng dẫn viên.

Câu 26: Thu thập sử liệu được hiểu là

  • A. quá trình tập hợp, tìm kiếm tài liệu tham khảo về đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
  • B. quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
  • C. một khẩu của quá trình thẩm định sử liệu.
  • D. công đoạn cuối cùng của nghiên cứu lịch sử.

Câu 27: Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là

  • A. Hy Lạp và La Mã.
  • B. Ấn Độ và Trung Hoa.
  • C. Ai Cập và Lưỡng Hà.
  • D. La Mã và A-rập.

Câu 28: Tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã thời kì cổ đại (từ đầu thế kỉ IV) là

  • A. Phật giáo.
  • B. Cơ Đốc giáo.
  • C. Hồi giáo.
  • D. Hin-đu giáo.
Câu 29: Trong việc phát triển du lịch, yếu tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng?
  • A. Kết quả hoạt động trong quá khứ của ngành du lịch.
  • B. Hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.
  • C. Những giá trị về lịch sử, văn hoá truyền thống.
  • D. Sự đổi mới, xây dựng lại các công trình di sản.
Câu 30: Ý nghĩa của lịch sử đối với mỗi cộng đồng, dân tộc là:
  • A. Hiểu bản chất, quy luật của “bánh xe lịch sử”
  • B. Dùng lịch sử để làm gương cho đời sau
  • C. Tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa cộng đồng, dân tộc đó
  • D. Hiểu nguồn gốc, lịch sử của dân tộc, cộng đồng mình

Câu 31: Người La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?

  • A. Chữ Hán.
  • B. Chữ hình nêm.
  • C. Chữ Phạn.
  • D. Chữ La-tinh.
Câu 32: Vương quốc Chân Lạp được hình thành tại 
  • A. hạ lưu sông Iraoađi.
  • B. lưu vực sông Hồng.
  • C. lưu vực sông Đà.
  • D. hạ lưu sông Sê Mun.
Câu 33: Những nguyên tắc cơ bản cần đặt lên hàng đầu của Sử học là gì?
  • A. Chính xác, kịp thời, nhân văn.
  • B. Khách quan, trung thực, tiến bộ
  • C. Trung thực, công bằng, tiến bộ.
  • D. Công bằng, trung thực, khách quan.

Câu 34: Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ như thế nào?

  • A. Chỉ Sử học tác động đến các ngành khoa học.
  • B. Quan hệ gắn bó và tương tác hai chiều.
  • C. Luôn tách rời và không có quan hệ với nhau.
  • D. Quan hệ một chiều, không tác động qua lại.
Câu 35: Việc học tập lịch sử suốt đời đem lại lợi ích nào sau đây?
  • A. Giúp con người phát triển toàn diện về mặt thể chất.
  • B. Giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức.
  • C. Làm phong phú và đa dạng hiện thực lịch sử.
  • D. Tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.

Câu 36: Ý nào sau đây phản ánh đúng khái niệm văn minh?

  • A. Văn minh là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
  • B. Văn minh là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần gắn liền với lịch sử loài người.
  • C. Văn minh là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất.
  • D. Văn minh là trạng thái tiến bộ cả về giá trị vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
Câu 37: Mặt hàng nổi tiếng trong quan hệ buôn bán với nước ngoài của người Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là gì?
  • A. Các loại lâm thổ sản.
  • B. Vàng, bạc.
  • C. Tơ lụa, gốm sứ.
  • D. Hương liệu.
Câu 38: Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?
  • A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử.
  • B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
  • C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử.
  • D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử.

Câu 39: Ai là người phát minh ra bóng đèn sợi đốt trong (năm 1879)?

  • A. Mai-cơn Pha-ra-đây.
  • B. Tô-mát Ê-đi-xơn.
  • C. Giô-dép Goan.
  • D. Ni-cô-la Tét-la.

Câu 40: Tại sao sử học phải sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội để nghiên cứu lịch sử?

  • A. Để nhận thức lịch sử chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn
  • B. Để lịch sử thú vị hơn
  • C. Để tăng độ tin cậy, uy tín hơn
  • D. Để tìm ra sự thật lịch sử

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập