Câu 1: Đại bộ phận Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nào?
- A. Hàn đới.
- B. Ôn đới.
- C. Cận nhiệt gió mùa.
-
D. Gió mùa nóng ẩm.
Câu 2: Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?
-
A. Tín ngưỡng thờ Chúa.
- B. Tín ngưỡng phồn thực.
- C. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
- D. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Câu 3: Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á từ những quốc gia nào?
-
A. Trung Quốc và Ấn Độ.
- B. A-rập và Ai Cập.
- C. Ba Tư và Ấn Độ.
- D. Trung Quốc và Nhật Bản.
Câu 4: Hồi giáo được du nhập vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?
- A. Con đường áp đặt tôn giáo.
-
B. Con đường thương mại biển.
- C. Con đường bành trướng xâm lược.
- D. Con đường buôn bán đường bộ.
Câu 5: Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được coi là thời kì
- A. hình thành nền văn minh Đông Nam Á.
-
B. phát triển mạnh mẽ của văn minh Đông Nam Á.
- C. suy thoái của văn minh Đông Nam Á.
- D. văn minh Đông Nam Á bước vào thời kì cận đại.
Câu 6: Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán?
- A. Chữ Chăm cổ.
- B. Chữ Khơ-me cổ.
- C. Chữ Miến cổ.
-
D. Chữ Nôm.
Câu 7: Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Phạn?
-
A. Chữ Chăm cổ.
- B. Chữ Hán.
- C. Chữ La-tinh.
- D. Chữ giáp cốt.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
- A. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân.
- B. Khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
- C. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.
-
D. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.
Câu 9: Riêm Kê là tác phẩm văn học nổi tiếng của quốc gia nào sau đây?
- A. Thái Lan.
- B. Lào.
-
C. Cam-pu-chia.
- D. Việt Nam.
Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?
- A. Mang đậm ảnh hưởng từ bên ngoài.
- B. Mang màu sắc tôn giáo rõ nét.
-
C. Là tín ngưỡng của cư dân du mục.
- D. Lệ thuộc và gắn bó với thiên nhiên.
Câu 11: Cư dân thuộc tiểu chủng Đông Nam Á mang đặc điểm của hai đại chủng tộc nào sau đây?
- A. Nê-grô-ít và Ô-xtra-lô-ít.
- B. Ơ-rô-pê-ô-ít và Môn-gô-lô-ít.
-
C. Môn-gô-lô-ít và Ô-xtra-lô-ít.
- D. Ơ-rô-pê-ô-ít và Nê-grô-ít.
Câu 12: Sự đa dạng về sắc tộc tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
- A. Giúp văn minh Đông Nam Á phát triển thống nhất.
- B. Tạo nên sự tương đồng trong văn hóa các nước.
-
C. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á.
- D. Gây nên sự chia rẽ trong văn hóa Đông Nam Á.
Câu 13: Nhận xét nào sau đây là đúng về tổ chức xã hội ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
-
A. Vừa mang tính bản địa, vừa tiếp biến các giá trị bên ngoài.
- B. Chỉ mang tính bản địa, không tiếp thu các thành tố bên ngoài.
- C. Các yếu tố xã hội bên ngoài lấn át hoàn toàn yếu tố bản địa.
- D. Mang đậm dấu ấn cá nhân, tính liên kết cộng đồng mờ nhạt.
Câu 14: Đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi-líp-pin thông qua các linh mục người nước nào?
- A. Bồ Đào Nha.
- B. Anh.
-
C. Tây Ban Nha.
- D. Hà Lan.
Câu 15: Tháp Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?
- A. Hin-đu giáo.
-
B. Phật giáo.
- C. Nho giáo.
- D. Hồi giáo.
Câu 16: Quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua là công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu của quốc gia nào?
- A. Ma-lai-xi-a.
- B. Phi-líp-pin.
- C. Xin-ga-po.
-
D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 17: Nghệ thuật điêu khắc ở Đông Nam Á thời cổ - trung đại chịu ảnh hưởng rõ nét của những quốc gia nào?
- A. Ai Cập và Lưỡng Hà.
- B. Hy Lạp và La Mã.
- C. A-rập và Ba Tư.
-
D. Ấn Độ và Trung Quốc.
Câu 18: Kiến trúc đền, chùa ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chủ yếu chịu ảnh hưởng của những tôn giáo nào?
-
A. Phật giáo và Hin-đu giáo.
- B. Hồi giáo và Công giáo.
- C. Nho giáo và Phật giáo.
- D. Hin-đu giáo và Công giáo.
Câu 19: Một trong những minh chứng cho sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình bản địa ở Đông Nam Á thời kì cổ đại là
- A. khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam).
-
B. trống đồng Đông Sơn (Việt Nam).
- C. chùa Phật Ngọc (Thái Lan).
- D. Ăng-co Thom (Cam-pu-chia).
Câu 20: Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
-
A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
- B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.
- C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.
- D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.