NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Những nền văn minh nào sau đây phát triển liên tục từ thời kì cổ đại đến thời kì trung đại?
- A. Văn minh Ai Cập và văn minh thời Phục hưng.
- B. Văn minh Hy Lạp và văn minh La Mã.
-
C. Văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa.
- D. Văn minh Ai Cập và văn minh Ấn Độ.
Câu 2: Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại gắn liền với những con sông nào?
- A. Hắc Long và Mê Công.
-
B. Hoàng Hà và Trường Giang.
- C. Dương Tử và Mê Công.
- D. Hắc Long và Trường Giang.
Câu 3: Những tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Ấn Độ?
-
A. Phật giáo và Hin-đu giáo.
- B. Hồi giáo và Ki-tô giáo.
- C. Đạo giáo và Hồi giáo.
- D. Nho giáo và Phật giáo.
Câu 4: Nét đặc sắc của văn hóa Ấn Độ từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI được cho là gì?
- A. Văn hóa Hồi giáo vào Ấn Độ làm thủ tiêu văn hóa truyền thống
- B. Tổng hợp các loại hình văn hóa của các nước đều có mặt ở Ấn Độ
- C. Văn hóa truyền thống Ấn Độ đã làm phai mờ văn hóa Hồi Giáo
-
D. Song song luôn tồn tại 2 nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hin-đu giáo và hồi giáo
Câu 5: Loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại:
- A. Đền tháp, thành quách
- B. Lăng mộ, đền tháp
-
C. Cung điện, đền thờ và kim tự tháp
- D. Tháp chùa, kim tự tháp.
Câu 6: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Hy Lạp - La Mã cổ đại?
- A. Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ ven sông.
-
B. Có bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh với các hải cảng.
- C. Địa hình bằng phẳng, thuận lợi phát triển giao thông.
- D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa quanh năm.
Câu 7: Bộ luật Hammurabi nổi tiếng là của quốc gia cổ đại nào?
-
A. Lưỡng Hà
- B. Cổ Babilon
- C. Assyria
- D. Tân Babilon
Câu 8: Trong số các quốc gia cổ đại sau, quốc gia nào có công phát minh ra chữ số không ?
-
A. Ấn Độ
- B. La Mã
- C Ai cập
- D. Lưỡng Hà
Câu 9: Đế chế Byzantium còn được gọi là:
-
A. Đế quốc Đông La Mã
- B. Đế quốc La Mã thần thánh
- C. Đế chế La Mã phương Tây
- D. Cả 3 câu đều đúng
Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng?
- A. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc.
- B. Mở đường cho sự phát triển của văn minh Tây Âu trong những thế kỉ kế tiếp.
- C. Là cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.
-
D. Góp phần củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Cơ Đốc giáo.
Câu 11: Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Độ?
-
A. Hồi giáo.
- B. Phật giáo.
- C. Hin-đu giáo.
- D. Bà La Môn giáo.
Câu 12: Từ thời cổ đại, so với các nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa, điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Ấn Độ có điểm gì chung?
-
A. Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
- B. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi cao và cao nguyên.
- C. Đất nước ba mặt tiếp giáp biển.
- D. Là một bán đảo nên có nhiều vùng, vịnh, hải cảng.
Câu 13: Nhà nước Trung Hoa thời kì cổ - trung đại được tổ chức theo thể chế nào?
- A. Dân chủ chủ nô.
- B. Quân chủ lập hiến.
-
C. Quân chủ chuyên chế.
- D. Dân chủ tư sản.
Câu 14: Hoạt động kinh tế chủ đạo của người Ai Cập cổ đại là
- A. buôn bán đường biển.
-
B. sản xuất nông nghiệp.
- C. sản xuất thủ công nghiệp.
- D. buôn bán đường bộ.
Câu 15: Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là
- A. Trung Hoa, Ai Cập, Lưỡng Hà và La Mã.
- B. Hy Lạp, La Mã, Lưỡng Hà và Ấn Độ.
- C. Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa và Hy Lạp.
-
D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa.
Câu 16: Hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu khi nghiên cứu lịch sử bao gồm
- A. lập danh mục sử liệu và tìm kiếm sử liệu.
-
B. sưu tầm sử liệu và xử lí thông tin sử liệu.
- C. phân loại và đánh giá các nguồn sử liệu.
- D. tìm kiếm và thu thập các nguồn sử liệu.
Câu 17: Tri thức lịch sử mang đặc điểm nào sau đây?
-
A. Rộng lớn và đa dạng.
- B. Không bao giờ biến đổi.
- C. Chỉ mang tính chủ quan.
- D. Chỉ mang tính khách quan.
Câu 18: Tri thức lịch sử có điểm gì tương đồng với nhận thức lịch sử?
- A. Là duy nhất và không thay đổi theo thời gian.
- B. Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ.
-
C. Là những hiểu biết của con người về quá khứ.
- D. Không dựa vào ý muốn chủ quan của con người.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không phải là hình thức để học tập và tìm hiểu lịch sử?
- A. Đọc sách lịch sử.
- B. Tham quan di tích lịch sử.
-
C. Xem phim khoa học viễn tưởng.
- D. Nghe các bài hát có nội dung về lịch sử.
Câu 20: Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
-
A. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay còn là bí ẩn.
- B. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thay đổi.
- C. Lịch sử chỉ xuất hiện một lần và không lặp lại.
- D. Nhận thức lịch sử luôn trùng khớp hiện thực lịch sử.
Câu 21: Nội dung nào sau đây không phải là cách mà con người lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, truyền thống và tri thức?
- A. Gửi gắm trong sử thi.
- B. Khắc họa trên vách đá.
- C. Thực hành nghi lễ truyền thống.
-
D. Dựng các bộ phim khoa học viễn tưởng.
Câu 22: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của Sử học?
- A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
- B. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
- C. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người.
-
D. Dự báo về tương lai của con người và xã hội loài người.
Câu 23: Việc tái hiện toàn diện, đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học tự nhiên và công nghệ giúp cho:
- A. Các nhà khoa học thuộc lĩnh vực đó hiểu rõ vấn đề đã từng được các nhà khoa học trước đặt ra và giải quyết
- B. Giúp các nhà khoa học đi sau không lặp lại những sai lầm của người đi trước
- C. Các nhà khoa học đi sau thừa kế tri thức, kinh nghiệm của người đi trước
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 24: Tri thức về lĩnh vực nào sau đây đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với ngành khoa học xã hội và nhân văn?
- A. Sinh học.
-
B. Lịch sử.
- C. Toán học.
- D. Công nghệ.
Câu 25: Một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là
- A. khắc phục tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên đến di sản.
-
B. góp phần tái tạo, giữ gìn và lưu truyền giá trị di sản qua các thế hệ.
- C. góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học trên toàn cầu.
- D. tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của di sản.
Câu 26: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản?
-
A. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở khoa học để xác định giá trị của di sản.
- B. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
- C. Sử học giúp cho giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.
- D. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.
Câu 27: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?
-
A. Quảng bá lịch sử và văn hóa cộng đồng ra bên ngoài.
- B. Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá của ngành du lịch.
-
C. Cung cấp tri thức để hỗ trợ quảng bá ngành du lịch.
- D. Góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.
Câu 28: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa?
- A. Góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị của di tích, di sản.
- B. Giúp nhân dân biết quý trọng, tự hào về di tích, di sản.
- C. Mang lại nguồn lực cho việc bảo tồn di tích, di sản.
-
D. Là cơ sở cho sự hình thành của các di tích, di sản.
Câu 29: Hai điều kiện cần và đủ để hình thành chủ nghĩa tư bản là gì?
- A. Giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.
-
B. Vốn và đội ngũ công nhân làm thuê.
- C. Vốn và khoa học kĩ thuật.
- D. Giai cấp tư sản và vốn.
Câu 30: Người chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy trên đường ray đầu tiên (năm 1804) là
-
A. Ri-chác Tơ-re-vi-thích.
- B. Hen-ri Cót.
- C. Ét-mơn Các-rai.
- D. Ri-chác Ác-rai.
Câu 31: Năm 1903, hai anh em nhà Rai (Mỹ) đã thử nghiệm thành công loại phương tiện nào sau đây?
- A. Tàu thủy.
- B. Xe lửa.
- C. Ô tô.
-
D. Máy bay.
Câu 32: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy nước Anh sớm tiến hành Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
- A. Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công.
- B. Có nguồn tích lũy vốn và nhân công lớn.
- C. Áp dụng những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất.
-
D. Đi đầu trong các cuộc đại phát kiến địa lí.
Câu 33: Cách mạng công nghiệp đã đưa máy móc vào nông thôn và diễn ra với tốc độ phát triển nhanh đạt kỉ lục. Đó là đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp ở:
- A. nước Anh.
- B. nước Pháp.
-
C. nước Đức.
- D. không phải các nước trên.
Câu 34: Các địa danh: Phố cổ Hà Nội, Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), Cố đô Huế, Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh),... có điểm chung gì?
-
A. Có sức hấp dẫn của các yếu tố về lịch sử, văn hoá, cảnh quan.
- B. Có dân số đông, thuận lợi cho hoạt động kinh tế và du lịch.
- C. Có cảnh quan hiện đại, đặc sắc.
- D. Có nhiều địa điểm giải trí.
Câu 35: Lĩnh vực nào sau đây hỗ trợ hiệu quả cho Sử học trong việc tìm kiếm dấu vết của những nền văn minh cổ xưa thông qua quan sát từ không gian?
- A. Thực tại ảo.
-
B. Công nghệ viễn thám.
- C. Sinh học.
- D. Trí tuệ nhân tạo.
Câu 36: Tại sao sử học phải sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội để nghiên cứu lịch sử?
-
A. Để nhận thức lịch sử chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn
- B. Để lịch sử thú vị hơn
- C. Để tăng độ tin cậy, uy tín hơn
- D. Để tìm ra sự thật lịch sử
Câu 37: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng thực tiễn: Sử học là một môn khoa học mang tính liên ngành?
- A. Có sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu và khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học.
- B. Cung cấp tri thức cho nhiều ngành khoa học khác nhau.
-
C. Trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.
- D. Có mối liên hệ với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ.
Câu 38: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu của Sử học?
- A. Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị và quân sự.
-
B. Toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực.
- C. Toàn bộ những hoạt động của con người đã diễn ra từ thời kì cổ đại đến thời kì cận đại.
- D. Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện chữ viết đến nay.
Câu 39: Lịch sử được hiểu là
-
A. những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- B. những gì đang diễn ra ở hiện tại.
- C. ngành khoa học dự đoán về tương lai.
- D. những gì sẽ diễn ra trong tương lai.
Câu 40: Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?
- A. Cung cấp tri thức khoa học cho con người.
-
B. Tái hiện lại những sự kiện trong quá khứ.
- C. Truyền bá những giá trị truyền thống tốt đẹp.
- D. Góp phần dự báo về tương lai của nhân loại.