NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào đối với công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?
- A. Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm.
-
B. Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi.
- C. Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công.
- D. Nhân tố duy nhất quyết định đến sự thành công.
Câu 2: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
-
A. Là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc.
- B. Là nền tảng để liên minh với các dân tộc láng giềng.
- C. Là cơ sở để xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong xã hội.
- D. Là cơ sở để giao lưu và tiếp thu văn hóa bên ngoài.
Câu 3: Một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay là
- A. sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.
- B. tác động của xu thế toàn cầu hóa.
-
C. sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.
- D. tác động của cục diện đa cực, nhiều trung tâm.
Câu 4: Ba nguyên tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay là
- A. bình đẳng, tự quyết và tương trợ nhau cùng phát triển.
- B. đoàn kết, dân chủ và bình đẳng giữa các dân tộc.
- C. bình đẳng, chủ quyền và quyền tự quyết của mỗi dân tộc.
-
D. đoàn kết, bình đẳng và tương trợ nhau cùng phát triển.
Câu 5: Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là
-
A. tính toàn diện.
- B. tính dân chủ.
- C. tính dân tộc.
- D. tính cụ thể.
-
A. Liên Xô.
- B. Mĩ.
- C. Anh.
- D. Trung Quốc.
Câu 7: Sự ra đời của thuyết nào sau đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
-
A. Thuyết tương đối.
- B. Thuyết vạn vận hấp dẫn.
- C. Thuyết di truyền.
- D. Thuyết tế bào.
Câu 8: Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
-
A. Liên Xô.
- B. Mĩ.
- C. Anh.
- D. Trung Quốc.
Câu 9: Sự ra đời của tự động hóa và công nghệ rô-bốt không đem lại ý nghĩa nào sau đây?
-
A. Thay thế hoàn toàn sức lao động của con người.
- B. Giải phóng sức lao động của con người.
- C. Góp phần nâng cao năng suất lao động.
- D. Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp.
Câu 10: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?
- A. Loài người bước đầu tiến lên nền văn minh công nghiệp.
-
B. Nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghiệp.
- C. Con người bước đầu ứng dụng tự động hóa trong sản xuất.
- D. Chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống duy nhất trên thế giới.
Câu 11: Con sông nào sau đây không chảy qua khu vực Đông Nam Á?
- A. Sông Mê Công.
- B. Sông Hồng.
-
C. Sông Nin.
- D. Sông Mê Nam.
Câu 12: Tiểu chủng Đông Nam Á gồm hai nhóm chính, đó là
- A. Hán và Mông Cổ.
- B. Miến và Khơ-me.
- C. Mông - Dao và Nam Á.
-
D. In-đô-nê-diên và Nam Á.
Câu 13: Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của những nền văn minh nào sau đây?
- A. Văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.
-
B. Văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
- C. Văn minh Tây Âu và Ấn Độ.
- D. Văn minh Lưỡng Hà và A-rập.
Câu 14: Tôn giáo nào sau đây của Trung Quốc được du nhập vào Đông Nam Á từ thời cổ đại?
- A. Hin-đu giáo.
-
B. Nho giáo.
- C. Hồi giáo.
- D. Cơ Đốc giáo.
Câu 15: Nhận xét nào sau đây là đúng về tổ chức xã hội ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
-
A. Vừa mang tính bản địa, vừa tiếp biến các giá trị bên ngoài.
- B. Chỉ mang tính bản địa, không tiếp thu các thành tố bên ngoài.
- C. Các yếu tố xã hội bên ngoài lấn át hoàn toàn yếu tố bản địa.
- D. Mang đậm dấu ấn cá nhân, tính liên kết cộng đồng mờ nhạt.
Câu 16: Cư dân thuộc tiểu chủng Đông Nam Á mang đặc điểm của hai đại chủng tộc nào sau đây?
- A. Nê-grô-ít và Ô-xtra-lô-ít.
- B. Ơ-rô-pê-ô-ít và Môn-gô-lô-ít.
-
C. Môn-gô-lô-ít và Ô-xtra-lô-ít.
- D. Ơ-rô-pê-ô-ít và Nê-grô-ít.
Câu 17: Sự đa dạng về sắc tộc tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
- A. Giúp văn minh Đông Nam Á phát triển thống nhất.
- B. Tạo nên sự tương đồng trong văn hóa các nước.
-
C. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á.
- D. Gây nên sự chia rẽ trong văn hóa Đông Nam Á.
Câu 18: Nhận xét nào sau đây là đúng về tổ chức xã hội ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
-
A. Vừa mang tính bản địa, vừa tiếp biến các giá trị bên ngoài.
- B. Chỉ mang tính bản địa, không tiếp thu các thành tố bên ngoài.
- C. Các yếu tố xã hội bên ngoài lấn át hoàn toàn yếu tố bản địa.
- D. Mang đậm dấu ấn cá nhân, tính liên kết cộng đồng mờ nhạt.
Câu 19: Đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi-líp-pin thông qua các linh mục người nước nào?
- A. Bồ Đào Nha.
- B. Anh.
-
C. Tây Ban Nha.
- D. Hà Lan.
Câu 20: Tháp Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?
- A. Hin-đu giáo.
-
B. Phật giáo.
- C. Nho giáo.
- D. Hồi giáo.
Câu 21: Cư dân bản địa ở đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam thuộc nhóm người nào?
-
A. Nam Á và Thái - Ka-đai.
- B. Mường và Mông - Dao.
- C. Nam Đảo và Mường.
- D. Mông Cổ và Mãn.
Câu 22: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc thuộc nền văn hóa nào sau đây?
-
A. Văn hóa Đông Sơn.
- B. Văn hóa Óc Eo.
- C. Văn hóa Sa Huỳnh.
- D. Văn hóa Hòa Bình.
Câu 23: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không có cội nguồn là nền văn hóa nào sau đây?
-
A. Văn hóa Óc Eo.
- B. Văn Hóa Phùng Nguyên.
- C. Văn hóa Đồng Đậu.
- D. Văn hóa Gò Mun.
Câu 24: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc mang đặc trưng của nền kinh tế nào?
- A. Kinh tế thương mại đường biển.
-
B. Kinh tế nông nghiệp lúa nước.
- C. Kinh tế thủ công nghiệp.
- D. Kinh tế thương mại đường bộ.
Câu 25: Quốc gia nào sau đây là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam?
- A. Phù Nam.
- B. Chăm-pa.
- C. Âu Lạc.
-
D. Văn Lang.
Câu 26: Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính là
-
A. Dừa và Cau.
- B. Hổ và Gấu.
- C. Cam và Quýt.
- D. Voi và Gấu.
Câu 27: Cư dân Chăm cổ thuộc ngữ hệ nào sau đây?
- A. Mông - Dao.
- B. Thái.
-
C. Nam Đảo.
- D. Mường.
Câu 28: Chế độ nào sau đây được bảo lưu lâu dài trong cộng đồng người Chăm?
- A. Chế độ phụ hệ.
-
B. Chế độ mẫu hệ.
- C. Chế độ vua - tôi.
- D. Chế độ quan - dân.
Câu 29: Tổ chức xã hội của người Chăm được phân chia theo những yếu tố nào sau đây?
- A. Tộc người và tín ngưỡng.
- B. Tín ngưỡng và tôn giáo.
- C. Lãnh thổ và tộc người.
-
D. Địa hình và địa bàn cư trú.
Câu 30: Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực nào của Việt Nam ngày nay?
- A. Bắc Bộ.
-
B. Nam Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. Nam Trung Bộ.
Câu 31: Tư tưởng yêu nước thương dân của người Việt phát triển theo hai xu hướng nào?
- A. Dân tộc và dân chủ.
- B. Bình đẳng và văn minh.
-
C. Dân tộc và thân dân.
- D. Dân chủ và bình đẳng.
Câu 32: Phật giáo trở thành quốc giáo ở Việt Nam dưới thời nào?
- A. Ngô - Đinh - Tiền Lê.
-
B. Lý - Trần.
- C. Lê sơ - Lê trung hưng.
- D. Tây Sơn - Nguyễn.
Câu 33: Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây giữ địa vị độc tôn ở nước ta?
-
A. Phật giáo.
- B. Đạo giáo.
- C. Nho giáo.
- D. Công giáo.
Câu 34: Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ triều đại nào?
- A. Nhà Lý.
- B. Nhà Trần.
- C. Nhà Lê sơ.
- D. Nhà Nguyễn.
Câu 35: Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?
- A. Chữ Phạn.
-
B. Chữ Nôm.
- C. Chữ La-tinh.
- D. Chữ Quốc ngữ.
Câu 36: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam?
- A. Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác.
- B. Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều.
- C. Quy định cấm giết trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
-
D. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.
Câu 37: Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng dân gian của người Việt?
- A. Thờ thần Đồng Cổ.
- B. Thờ Mẫu.
-
C. Thờ Phật.
- D. Thờ Thành hoàng làng.
Câu 38: Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ ở Việt Nam?
- A. Phật giáo.
- B. Đạo giáo.
-
C. Nho giáo.
- D. Công giáo.
Câu 39: Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ triều đại nào?
-
A. Nhà Lý.
- B. Nhà Trần.
- C. Nhà Lê sơ.
- D. Nhà Nguyễn.
Câu 40: Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?
- A. Chữ Phạn.
-
B. Chữ Nôm.
- C. Chữ La-tinh.
- D. Chữ Quốc ngữ.