NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dân tộc có số lượng đông nhất ở Việt Nam hiện nay là
- A. dân tộc Tày.
- B. dân tộc Thái.
- C. dân tộc Mường.
-
D. dân tộc Kinh.
Câu 2: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm sau:
“......là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh điệu, cú pháp và vốn từ vị cơ bản”.
-
A. Ngữ hệ.
- B. Tiếng nói.
- C. Chữ viết.
- D. Ngôn từ.
Câu 3: Tiếng Việt thuộc ngữ hệ nào sau đây?
-
A. Ngữ hệ H’Mông - Dao.
- B. Ngữ hệ Nam Á.
- C. Ngữ hệ Hán - Tạng.
- D. Ngữ hệ Thái - Ka-đai.
Câu 4: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường thuộc ngữ hệ nào sau đây?
- A. Nam Á.
- B. Nam Đảo.
- C. Thái - Ka-đai.
- D. Hán - Tạng.
Câu 5: Ngôn ngữ chính thức của nhà nước Việt Nam hiện nay là
- A. tiếng Thái.
- B. tiếng Môn.
- C. tiếng Hán.
-
D. tiếng Việt.
Câu 6: Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào đối với công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?
- A. Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm.
-
B. Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi.
- C. Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công.
- D. Nhân tố duy nhất quyết định đến sự thành công.
Câu 7: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
-
A. Là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc.
- B. Là nền tảng để liên minh với các dân tộc láng giềng.
- C. Là cơ sở để xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong xã hội.
- D. Là cơ sở để giao lưu và tiếp thu văn hóa bên ngoài.
Câu 8: Một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay là
- A. sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.
- B. tác động của xu thế toàn cầu hóa.
-
C. sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.
- D. tác động của cục diện đa cực, nhiều trung tâm.
Câu 9: Ba nguyên tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay là
- A. bình đẳng, tự quyết và tương trợ nhau cùng phát triển.
- B. đoàn kết, dân chủ và bình đẳng giữa các dân tộc.
- C. bình đẳng, chủ quyền và quyền tự quyết của mỗi dân tộc.
-
D. đoàn kết, bình đẳng và tương trợ nhau cùng phát triển.
Câu 10: Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là
-
A. tính toàn diện.
- B. tính dân chủ.
- C. tính dân tộc.
- D. tính cụ thể.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
- A. Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên hóa thạch.
- B. Thách thức về bùng nổ và già hóa dân số.
- C. Nhu cầu về nguồn năng lượng mới, vật liệu mới.
-
D. Nhu cầu về không gian sinh sống mới.
Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với sự phát triển kinh tế?
- A. Góp phần mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí.
- B. Giúp tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- C. Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
-
D. Đưa loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của việc sử dụng internet vạn vật?
- A. Mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
- B. Mang lại sự tiện nghi cho con người.
-
C. Mở ra thời kì tự động hóa trong sản xuất.
- D. Góp phần hoàn thiện dữ liệu lớn (Big Data).
Câu 14: Một trong những thành tựu quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của
- A. động cơ điện.
-
B. máy tính.
- C. máy hơi nước.
- D. ô tô.
Câu 15: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây về văn hóa?
-
A. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
- B. Khiến quá trình giao lưu văn hóa trở nên dễ dàng.
- C. Giúp việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên thuận tiện.
- D. Giúp con người làm nhiều công việc bằng hình thức từ xa.
Câu 16: Trước khi sáng tạo chữ viết riêng, các nước Đông Nam Á sử dụng chữ viết cổ của những quốc gia nào?
- A. Ai Cập và Lưỡng Hà.
-
B. Ấn Độ và Trung Quốc.
- C. A-rập và Ấn Độ.
- D. Hy Lạp và La Mã.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
- A. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân.
- B. Là khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
- C. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.
-
D. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.
Câu 18: Văn minh Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á thông qua
- A. các thợ thủ công.
-
B. các thương gia và tu sĩ.
- C. quý tộc và tăng lữ.
- D. các nhà sư và giáo sĩ.
Câu 19: Trên cơ sở chữ viết cổ Ấn Độ và Trung Quốc, cư dân các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra một hệ thống chữ viết riêng nhằm
-
A. ghi ngôn ngữ bản địa của mình.
- B. làm phong phú tiếng Hán và tiếng Phạn.
- C. dùng làm ngôn ngữ liên quốc gia.
- D. chứng minh sự khác biệt giữa các thứ tiếng.
Câu 20: Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
-
A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
- B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.
- C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.
- D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
Câu 21: Quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua là công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu của quốc gia nào?
- A. Ma-lai-xi-a.
- B. Phi-líp-pin.
- C. Xin-ga-po.
-
D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 22: Nghệ thuật điêu khắc ở Đông Nam Á thời cổ - trung đại chịu ảnh hưởng rõ nét của những quốc gia nào?
- A. Ai Cập và Lưỡng Hà.
- B. Hy Lạp và La Mã.
- C. A-rập và Ba Tư.
-
D. Ấn Độ và Trung Quốc.
Câu 23: Kiến trúc đền, chùa ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chủ yếu chịu ảnh hưởng của những tôn giáo nào?
-
A. Phật giáo và Hin-đu giáo.
- B. Hồi giáo và Công giáo.
- C. Nho giáo và Phật giáo.
- D. Hin-đu giáo và Công giáo.
Câu 24: Một trong những minh chứng cho sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình bản địa ở Đông Nam Á thời kì cổ đại là
- A. khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam).
-
B. trống đồng Đông Sơn (Việt Nam).
- C. chùa Phật Ngọc (Thái Lan).
- D. Ăng-co Thom (Cam-pu-chia).
Câu 25: Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
-
A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
- B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.
- C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.
- D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
Câu 26: Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở
-
A. Phong Châu.
- B. Cổ Loa.
- C. Thăng Long.
- D. Đại La.
Câu 27: Phong tục nào sau đây không phải là phong tục truyền thống của người Việt cổ?
-
A. Thờ Chúa.
- B. Ăn trầu.
- C. Nhuộm răng.
- D. Xăm mình.
Câu 28: Văn học thời kì Văn Lang - Âu Lạc là nền văn học
- A. chữ viết.
- B. chữ Hán.
-
C. truyền miệng.
- D. chữ Quốc ngữ.
Câu 29: Người Việt cổ không có tín ngưỡng nào sau đây?
- A. Thờ cúng tổ tiên.
-
B. Thờ Đức Phật.
- C. Sùng bái tự nhiên.
- D. Tín ngưỡng phồn thực.
Câu 30: Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là
- A. cá.
- B. rau.
- C. thịt.
-
D. gạo.
Câu 31: Văn minh Phù Nam gắn liền với nền văn hóa nào sau đây?
- A. Văn hóa Sa Huỳnh.
- B. Văn hóa Phùng Nguyên.
-
C. Văn hóa Óc Eo.
- D. Văn hóa Đông Sơn.
Câu 32: Điều kiện tự nhiên nào sau đây đã tạo cơ sở cho Phù Nam có thể sớm kết nối với nền thương mại biển quốc tế?
-
A. Giáp biển, có nhiều cảng biển.
- B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- C. Đất đai canh tác giàu phù sa.
- D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 33: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Phù Nam?
-
A. Đất đai khô cằn, khó canh tác.
- B. Giáp biển, có nhiều hải cảng.
- C. Nguồn lợi thuỷ sản phong phú.
- D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 34: Văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh nào sau đây?
- A. Văn minh La Mã.
-
B. Văn minh Ấn Độ.
- C. Văn minh Lưỡng Hà.
- D. Văn minh Trung Hoa.
Câu 35: Những lực lượng nào trong xã hội Phù Nam có vai trò chi phối các quan hệ chính trị - xã hội và ngoại giao?
-
A. Quý tộc và tu sĩ.
- B. Nông dân và nô lệ.
- C. Nông dân và thợ thủ công.
- D. Thợ thủ công và thương nhân.
Câu 36: Văn học Đại Việt bao gồm hai bộ phận, đó là
-
A. văn học dân gian và văn học viết.
- B. văn học chữ Hán và văn học chữ Quốc ngữ.
- C. văn học dân tộc và văn học ngoại lai.
- D. văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ.
Câu 37: Kinh đô của Đại Việt dưới thời Lý, Trần và Lê sơ là
- A. Hoa Lư.
- B. Tây Đô.
-
C. Thăng Long.
- D. Phú Xuân.
Câu 38: Bộ quốc sử tiêu biểu của nước ta dưới thời Lê sơ là
- A. Đại Việt sử ký.
-
B. Đại Việt sử ký toàn thư.
- C. Đại Nam thực lục.
- D. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
Câu 39: Tập bản đồ tiêu biểu của nước ta dưới thời Nguyễn là
- A. Dư địa chí.
- B. Hoàng Việt nhất thống dư địa chí.
- C. Hồng Đức bản đồ.
-
D. Đại Nam nhất thống toàn đồ.
Câu 40: Một trong những danh y nổi tiếng ở nước ta trong các thế kỉ X - XIX là
- A. Phan Huy Chú.
- B. Đào Duy Từ.
- C. Hoa Đà.
-
D. Hải Thượng Lãn Ông.