Ngày soạn:
Ngày giảng:
Điều chỉnh:
BÀI 3-TIẾT 4, 5:
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Qua bài học, học sinh đạt được:
1. Kiến thức:
- Cách mạng công nghiệp là bước chuyển biến trong lĩnh vực kinh tế đưa nền sản xuất thủ công lên sản xuất lớn bằng máy móc, đưa lịch sử xã hội loài người từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.
- Cách mạng công nghiệp khởi đầu từ Anh vào nửa sau thế kỉ XVIII sau đó lan sang các nước khác.
- Hiểu được tiền đề của cách mạng công nghiệp vì sao tiến hành trước tiên ở Anh.
- Trình bày thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của những phát minh quan trọng của cách mạng công nghiệp.
2. Kỹ năng:
- Khai thác nội dung và sử dụng kênh hình sgk. Liên hệ những kiến thức về cách mạng công nghiệp vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
3. Thái độ:
- Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản đã gây lên bao đau khổ cho nhân dân lao động thế giới. Trân trọng và khâm phục những phát minh và cải tiến công cụ trong lao động và sản xuất.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
- Phân tích, so sánh đánh giá sự kiện, tái tạo kiến thức, liên hệ thực tế….
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Cách mạng công nghiệp ở Anh.
+ Cách mạng công nghiệp Pháp, Đức.
+ Hệ quả của cách mạng công nghiệp
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Bản đồ nước Anh giữa TK XVIII – tranh ảnh lịch sử.
2. Học sinh: Sưu tầm tài liệu về KHKT.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- VD: Ý nghĩa lịch sử của cuộc CM tư sản Pháp ?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
-Khởi động:
+ Giới thiệu bài: Đẩy mạnh phát triển sản xuất là con đường tất yếu của tất cả các nước tiến lên chủ nghĩa tư bản. Nhưng phát triển sản xuất bằng cách nào? Tiến hành công nghiệp có giải quyết được vấn đề đó không? Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách mạng công nghiệp ở Anh.
GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung SGK.
? Tại sao CM công nghiệp khởi đầu ở Anh?
HS: suy nghĩ.
? Nổi bật nhất là trong ngành gì ?
HS: quan sát hình 1 – sgk.
GV: giới thiệu hình 1 (sgk).
* Thảo luận nhóm:
? Quan sát hình 1 SGK hãy cho biết việc kéo sợi đã thay đổi thế nào?
HS: đại diện nhóm trình bày.
GV: tổng hợp ý kiến.
? Theo em điều gì xảy ra trong ngành dệt của nước Anh khi máy kéo sợi Gien ni được sử dụng?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
HS: đọc dòng chữ nhỏ.
GV: sơ lược tiểu sử Gien ni.
? Ngoài máy kéo sợi Gien ni, còn có phát minh nào khác?
HS: suy nghĩ.
? Tại sao máy móc được sử dụng trong giao thông vận tải?
- Nhu cầu vận chuyển hàng hoá vật liệu tăng vì vậy máy móc được sử dụng nhiều.
HS: quan sát hình 15 và giải thích.
? Vì sao giữa thế kỷ XIX Anh đẩy mạnh sản xuất gang, thép và than đá?
HS: Vì máy móc và đường sắt phát triển đòi hỏi CN nặng phát triển.
? Nêu kết quả của CM công nghiệp ở Anh?
HS: CMCN làm thay đổi bộ mặt nước Anh Nhờ cách mạng công nghiệp, Anh chuyển từ nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn bằng máy móc là nước tiến hành cách mạng công nghiệp hóa .
GV: chuyển ý. 1. Cách mạng công nghiệp ở Anh.
-Từ những năm 60 thế kỷ XVIII, Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp với việc phát minh ra máy móc trong ngành dệt.
- Năm 1764 Giêm Ha gri vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien ni xe được 16 sợi bông 1 lúc – năng xuất tăng 8 lần.
- 1769 Ác crai tơ phát minh máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.
- Năm 1785 Ét mơn Các rai chế tạo thành công máy kéo sợi chạy bằng sức nước, nâng cao năng xuất lao động tăng 40 lần so với dệt bằng tay.
- 1784 Giêm oát phát minh ra máy hơi nước khắc phục được những nhược điểm trước đây thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác ra đời dệt, luyện kim, khai thác mỏ.
- Đầu thế kỷ XIX ra đời tàu thuỷ chạy bằng hơi nước.
- Nhờ cách mạng công nghiệp, Anh chuyển từ nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn bằng máy móc là nước tiến hành cách mạng công nghiệp hóa.
→ Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là “công xưởng” của thế giới
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách mạng công nghiệp Pháp, Đức
? Vì sao cách mạng công nghiệp ở Pháp diễn ra muộn?
HS: CM công nghiệp nổ ra muộn hơn đòi hỏi phải tiến hành cách mạng công nghiệp để mở đường cho CNTB phát triển
? CM công nghiệp ở Pháp bắt đầu vào thời gian nào?
HS: Bắt đầu năm 1830.
? Mặc dù diễn ra muộn nhưng phát triển ntn? Kết quả?
- Gang sắt tăng 3 lần.
- 1870 có 27000 chiếc…
? Vì sao cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra muộn?
HS: CM công nghiệp nổ ra muộn do đất nước chưa thống nhất đòi hỏi phải tiến hành cách mạng công nghiệp để mở đường cho CNTB phát triển
? Mặc dù diễn ra muộn nhưng phát triển ntn? Kết quả?
HS : được thừa hưởng thành tựu của các nước đi trước đến những năm 1850 – 1860 các ngành kinh tế đều sử dụng máy móc.
GV: chuyển ý.
2. Cách mạng công nghiệp Pháp, Đức.
a. Pháp.
- Năm 1830 cách mạng công nghiệp ở Pháp mới bắt đầu nhưng tốc độ diễn ra rất nhanh. Đến năm 1870 Pháp có 27000 máy hơi nước giúp công nghiệp Pháp vươn lên đứng thứ hai trên thế giới
b. Đức.
- Từ những năm 40 thế kỉ XIX đất nước chưa thống nhất nhưng quá trình cách mạng công nghiệp đã diễn ra.
- Được thừa hưởng thành quả các nước đi trước sau năm 1870 công nghiệp Đức vươn lên đứng đầu châu Âu đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.
Hoạt động 3: Hệ quả của cách mạng công nghiệp.
GV: chuyển ý
GV: yêu cầu HS đọc thông tin SGK, sử dụng bản đồ hình 2 và 3 - sgk.
HS: quan sát bản đồ.
*Thảo luận nhóm/ cặp :
? Quan sát 2 lược đồ trên hãy nêu những biến đổi của nước Anh sau khi hoàn thành CM công nghiệp?
HS : Đại diện nhóm trình bày kết quả.
GV : tổng hợp ý.
? Về mặt xã hội có thay đổi thế nào?
HS : xã hội: có 2 giai cấp: Tư sản và Vô sản.
HS : đọc dòng chữ nhỏ sgk.
? Mối quan hệ giữa 2 giai cấp ấy?
HS : Tư sản >< Vô sản ngày càng gay gắt.
? Em lấy ví dụ chứng minh nhờ thành quả cách mạng công nghiệp nền kinh tế nước ta cuộc sống cuộc sống của người dân có những biến đổi to lớn ntn?
HS : lấy ví dụ về công nghiệp, nông nghiệp cuộc sống con người được nâng cao......
GV : kết luận. 3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp.
- Cách mạng công nghiệp làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nâng cao năng xuất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, thành phố lớn.
- Xã hội: có 2 giai cấp: Tư sản và Vô sản.
- Mâu thuẫn : Tư sản >< Vô sản ngày càng gay gắt.
=> Các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
+ HS : làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.
+ HS : báo cáo kết quả; bổ sung
+ GV : nhận xét, đánh giá, kết luận
+ Bài tập luyện tập thêm:
? Hãy phân tích hậu quả của CM công nghiệp?
Bài tập 1: Máy móc được phát minh và sử dụng trước hết trong ngành nào?
A. nông nghiệp B. Giao thông vận tải
C. Dệt D. Công nghiệp chế tạo máy.
Bài tập 2: Hãy nối mốc thời gian bên trái với sự kiện ở bên phải để phán ánh đúng những thành tựu của cách mạng công nghiệp?
1. Năm 1764 a. Ác crai tơ Phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước
2. Năm 1769 b. Giêm Oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước
3. Năm 1784 c. Giêm Ha gri vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien ni
4. Năm 1785 d. Khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên ở Anh
5. Đầu Tk XIX e. Ét mơn các rai chế tạo máy dệt đầu tiên ở Anh
6. Năm 1823 g. Nước anh sản xuất một nửa số gang thép than đá thế giới
7. Năm 1850 h. Tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế thuyền buồm
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian:
4. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk.
- Chuẩn bị bài mới: Bài 4: Các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX