Ngày soạn..........................................Ngày dạy............................................
TIẾT 18 BÀI 12 NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
I Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS nêu và lí giải được những cải cách tiến bộ của Minh Trị năm 1868. Thực chất là cuộc CMTS mở đường cho Nhật phát triển sang chủ nghĩa đế quốc.
- Trình bày nội dung, ý nghĩa cuộc Duy Tân Minh Trị.
- Từ cuộc Duy Tân Minh Trị chứng minh được quá trình NB trở thành 1 nước đế quốc.
2. Tư tưởng:
- HS nhận thức được vai trò, ý nghĩa những chính sách cải cách tiến bộ đó đối với sự phát triển của xã hội.. Giải thích được vì sao chiến tranh gắn liền với chủ nghĩa đế quốc.
3. Kĩ năng:
- Sử dụng được bản đồ để trình bày những sự kiện có liên quan.
4- Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình trong SGK. Đưa ra nhận xét về những hình ảnh sự kiện lịch sử đó.
- Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Gíao án, tranh, ảnh trong SGK.
- SGK, SGV Lớp 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập.
- Lược đồ đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX .
- Chân dung Minh Trị thiên hoàng.
- Các tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà..
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.
- Tập thuyết trình trước lớp.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề…
2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép…
IV.Tiến trình tổ chức hoạt động:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :
• Vì sao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ĐNA cuối TK XIX - đầu TK XX cuối cùng đều thất bại ?
• Kể tên một vài sự kiện chứng tỏ sự đoàn kết đấu tranh của nhân dân 3 nước Đông Dương chống kẻ thù chung là TD Pháp cuối TK XIX - đầu TK XX.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2p)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK.
Câu hỏi: Khoảng nửa sau thế kỉ XIX các nước đế quốc đã xâm nhập vào Trung Quốc như thế nào?
HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau.
HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi.
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm.
Để HS hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Minh Trị năm 1868. Thực chất là cuộc cách mạng tư sản mở đường cho Nhật phát triển sang chủ nghĩa đế quốc. Để thấy được sự phát triển của nước Nhật ta tìm hiểu bài 12 sẽ rõ .
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20p)
Mục tiêu: - nêu và lí giải được những cải cách tiến bộ của Minh Trị năm 1868. Thực chất là cuộc CMTS mở đường cho Nhật phát triển sang chủ nghĩa đế quốc.
- Trình bày nội dung, ý nghĩa cuộc Duy Tân Minh Trị.
- Từ cuộc Duy Tân Minh Trị chứng minh được quá trình NB trở thành 1 nước đế quốc.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung càn đạt
GV: Sử dụng bản đồ giới thiệu khái quát về nước Nhật
?: Tình hình nước Nhật cuối TK XIX đầu TK XX có điểm gì giống với các nước châu Á nói chung ?
?: Tình hình đó đặt ra yêu cầu gì cho nước Nhật ?
?: Thiên Hoàng Minh trị có vai trò như thế nào đối với cuộc cải cách Duy tân Minh Trị ?
GV: Giới thiệu thêm về Thiên Hoàng Minh trị ( SGV/ 174.)
?: Nội dung chủ yếu và kết quả mà cuộc Minh trị Duy tân đạt được là gì ?
* Thảo luận nhóm :
?:Vậy Duy tân có phải là một cuộc c/mạng TS không ?
Tại sao ?
?: So với các cuộc c/m TS ở châu Âu , cuộc c/m TS ở Nhật có đặc điểm gì nổi bật ?
?:Nhật Bản chuyển sang CNĐQ trong điều kiện nào?
?: Những biểu hiện nào chứng tỏ Nhật tiến sang CNĐQ?
GV: Giới thiệu một số nét về công ty độc quyền Mít –xưi.
?: Trong giai đoạn ĐQCN tình hình chính trị Nhật có gì nổi bật ?
?: Vì sao CNĐQ Nhật được mệnh danh là CNĐQ quân phiệt hiếu chiến ?
?: Vì sao công nhân Nhật đấu tranh ? C/sách áp bức bóc lột của bọn chủ TB Nhật có gì khác bọn TB Âu,Mĩ ?
?: Cuộc đấu tranh của công nhân Nhật đầu TK XX có điểm gì nổi bật?
?: Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh của công nhân Nhật Bản đầu thế kỷ XX ?
- Giữa TK XIX tình hình nước Nhật: chế độ PK đã rơi vào tình trạng bế tắc suy thoái, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của các nước TB Âu, Mỹ buộc phải mở cửa để các nước TB chiếm lĩnh thị trường và dùng Nhật làm bàn đạp tấn công Triều Tiên, TQ .
- Hoặc duy trì chế độ PK mục nát -> miếng mồi cho CNTD phương Tây . Hoặc tiến hành cải cách để canh tân đất nước .
- HS: Dựa vào đoạn chữ in nhỏ trong SGK trả lời .
- Là một cuộc c/mạng TS :
+ Chấm dứt chế độ PK .
+Cải cách toàn diện mang tính chất TS rõ rệt, thống nhất thị trường, tiền tệ , xoá bỏ sở hữu ruộng đất PK (1871) thiết lập quân đội thường trực theo nghĩa vụ quân sự (1872)…)
- Là cuộc c/mạng TS do liên minh quí tộc -TS tiến hành, có nhiều hạn chế mở đường cho CNTB phát triển , đưa nước Nhật thoát khỏi bị biến thành thuộcđịa
- CNTB phát triển mạnh ở Nhật sau cải cách Duy tân 1868 . Cuối TK XIX Nhật đẩy mạnh các cuộc xâm lược (Triều Tiên, Trung Quố)c, vơ vét của cải lấy tiền bồi thường chiến tranh đẩy mạnh kinh tế TBCN phát triển .
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, tập trung công nghiệp, thương nghiệp , ngân hàng
+ Sự thành lập và vai trò to lớn của các công ty độc quyền : Mít-xưi và Mít-su-bi-si
- Do liên minh quí tộc TS hoá nắm quyền thi hành
- Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động
+ Bị áp bức bóc lột nặng nề. Lao động cực khổ 12 đến 14 giờ/ngày,lương thấp
- Sự ra đời của một số nghiệp đoàn tham gia lãnh đạo phong trào .Đảng XH Nhật Bản thành lập 1901 do Ca-tai-a-ma Xen lãnh đạo .. I.Cuộc Duy Tân Minh Trị :
- CNTB phương Tây nhòm ngó xâm lược.
- Chế độ PK Nhật khủng hoảng nghiêm trọng .
- 1-1868 cải cách Duy tân Minh Trị được tiến hành trên tất cả các mặt :
+ Kimh tế :
+ Chính trị: SGK/ 67
+ Giáo dục :
* Kết quả : Đưa nước Nhật từ nước PK nông nghiệp -> nước TBCN phát triển.
II. Nhật Bản tiến sang CNĐQ:
- Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế TBCN Sự thành lập và vai trò to lớn của các công ty độc quyền.
- Là nước quân chủ lập hiến, giới cầm quyền thi hàmh chính sách đối nội , đối ngoại xâm lược phản động -> CNĐQ Nhật là chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến .
III.Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản :
- Bị áp bức bóc lột nặng nề công nhân Nhật bản đã đấu tranh quyết liệt .
- Các phong trào diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức phong phú ở đầu TK XX do các tổ chức nghiệp đoàn lãnh đạo.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
* Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học (dạng câu hỏi)
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
h. Những sự kiện nào chứng tỏ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Nhật Bản thở thành nước đế quốc?
- Vì sao Nhật Bản không bị biến thành thuộc địa hay nửa thuộc địa?
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo.
- HS nộp sản phẩm cho GV.
- GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi:
Câu hỏi: Nhận xét về đất nước Nhật Bản từ giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè.
- HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp.
- GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có.
Nhật Bản đã tiến hành canh tân trên tất cả mọi lĩnh vực để phát triển đất nước. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học MT: Tiếp tục hoàn thành các yêu cầu ở nhà
4. Hướng dẫn về nhà
- GV giao nhiệm vụ về nhà.
- Học thuộc bài 2,6,10,12 để tiết sau tiến hành kiểm tra 1 tiết .
- Xem kĩ các sự kiện lịch sử chương I,II,III để làm trắc nghiệm.
Sưu tầm một số hình ảnh