Giáo án VNEN bài Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Điều chỉnh:
TIẾT 52:
ÔN TẬP: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Qua bài học, HS đạt được
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thế kỷ XIX đến 1858 – 1918. Tiến trình xâm lược của Pháp. Cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta. Đặc biệt diễn biến của phong trào đấu tranh 1885- 1896. Bước chuyển biến của phong trào đầu thế kỷ XX.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tổng hợp – sử dụng tranh ảnh lịch sử.
3. Thái độ:
- Giúp học sinh củng cố lòng yêu nước ý chí căm thù giặc.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
- Tái tạo kiến thức, tổng hợp, giải thích, nhận xét phân tích, so sánh.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Quá trình xâm lược Việt Nam của TDP và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ 1858 đến1884.
III- PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Lược đồ 1 số cuộc khởi nghĩa.
2. Học sinh: Xem lại các bài đã học.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
- Khởi động:
* Giới thiệu bài mới: Chúng ta đó tìm hiểu lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918. Trong giai đoạn lịch sử nay có những sự kiện chính nào đáng chú ý. Bài học nay chúng ta cùng nhìn lại...
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: củng cố lại cho học sinh những kiến thức liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm…
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu những sự kiện chính
? Lập bảng thống kê những sự kiện chính phản ánh quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ 1858 => 1884.
Thời gian Quá trình XL của Pháp Cuộc đấu tranh của ta
- 1/9/1858
- Pháp chiếm Sơn Trà mở màn xâm lược VN.
- Quân dân ta dưới sự lãnh đạo của triều đình đó chống trả quyết liệt.
- 2/1859
- Pháp kéo vào thành Gia Định - Quân dân ta chặn đánh ở thành Gia Định.
- 2/1862
- Pháp chiếm Gia Định, Định Tường – Biên Hoà và Vĩnh Long Quân triều đình chống trả yếu ớt - triều Huế ký hiệp ước 5/6/1862.

- 6/1867 Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. - Nhân dân Nam Kỳ nổi lên khởi nghĩa khắp nơi.
20/11/1873
18/8/1883 - Pháp đánh thành Hà Nội.
- Pháp đánh Huế. - Nhân dân tiếp tục kháng Pháp.
- Triều Huế ký hiệp ước Hác Măng (1983), Pa tơ nốt (6/6/1884)
- 1884 triều Huế công nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc – Trung Kì. Phong trào kháng pháp của nhân dân ta diễn ra liên tục, sôi nổi.
? Lập niên biểu về phong trào Cần Vương 1885 – 1886.
- Phong trào Cần Vương.
+ Khởi nghĩa Ba Đình.
+ Khởi nghĩa Bãi sậy.
+Khởi nghĩa Hương Khê
- Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX:
+ Phong trào Đông Du 1905 – 1909.
+ Phong trào Đông kinh Nghĩa thục 1907. I- Những sự kiện chính
1. Quá trình xâm lược Việt Nam của TDP và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ 1858 đến 1884
Hoạt động 2: Tìm hiểu những nội dung chủ yếu
GV: chuyển ý.
? Tại sao Pháp xâm lược Việt Nam?
- Nhu cầu thị trường và thuộc địa.
? Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của Pháp?
- Do sự hèn nhát của triều Huế đầu hàng từng bước …
? Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX?.
- Nổ ra rầm rộ.
- Địa bàn rộng.
- Đông đảo.
? Nguyên nhân dẫn đến phong trào Cần Vương? Diễn biến? Đặc điểm? Kết quả?
? Nhận xét chung về phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX?
? Nêu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc 1911 -> 1917. II-Những nội dung chủ yếu
- Do sự phát triển của chủ nghĩa thực dân.
- Do nhu cầu xâm lược thuộc địa.
- Phong trào yêu nước đầu XX:
+ Chủ trương: Độc lập dân tộc.
+ Hình thức phong phú, hợp pháp, bất hợp pháp, đưa HS du học…
+ Thành phần: nhiều tầng lớp.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.
+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung
+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận
+ Bài tập luyện tập:
Bài tập 1:
- Lập bảng thống kê theo mẫu sau: Khởi nghĩa, thời gian; Người lãnh đạo; Địa bàn; Nguyên nhân thất bại; ý nghĩa.
- So sánh xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh.
Xu hướng Chủ trương Biện pháp Khả năng
thực hiện Tác dụng Hạn chế
Bạo động của Phan Bội Châu - Đánh Pháp.
- Xây dựng XH tiến bộ về KHKT - Xây dựng lực lượng về mọi mặt kết hợp cầu viện Cầu viện Nhật nên khó thực hiện Khuấy động lòng yêu nước cổ vũ tinh thần dân tộc Cầu viện Nhật là sai lầm, nguy hiểm
Cải cách Phan Châu Trinh
- Vận động cải cách trong nước
- Khai trí văn minh… Mở trường học, chấn chỉnh chế độ phong kiến Không thể thực hiện vì trái với đường lối của Pháp Cổ vũ tinh thần học tập, giáo dục tư tưởng chống phong kiến Biện pháp cải lương bắt tay với Pháp.
Bài tập 2: Tiểu sử của Nguyễn Ái Quốc? Tại sao người ra đi tìm đường cứu nước mới.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu
4. Hướng dẫn về nhà.
- Ôn tập toàn bộ chương trình.
- Chuẩn bị kiểm tra kỳ II.

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 8, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.