Giáo án lịch sử 8: Bài Sự phát triển của văn hoá, khoa học kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XIX

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sự phát triển của văn hoá, khoa học kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XIX. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn…………………………………..Ngày dạy……………..………

CHƯƠNG V
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA , KHOA HỌC KĨ THUẬT THẾ GIỚI
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
TIẾT 33 BÀI 22: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA , KHOA HỌC KĨ THUẬT THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
I-Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nêu được những tiến bộ vượt bậc của khoa học-kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX.
- Lí giải được sự hình thành và phát triển của nền văn hoá mới -văn hoá Xô Viết trên cơ sở tư tưởng Mác-Lênin và sự kế thừa những tinh hoa của di sản văn hoá nhân loại.
- Chứng minh được những tiến bộ của khoa học kĩ thuật cần được sử dụng vì lợi ích của loài người.
2. Tư tưởng:
- Hiểu được những tiến bộ khoa học-kĩ thuật cần được sử dụng vì lợi ích của con người.
- GD ý thức trân trọng và bảo vệ những giá trị của nền văn hoá Xô viết và những thành tựu khoa học kĩ thuật của nhân loại.
3. Kĩ năng:
- Bồi dưỡng phương pháp so sánh, đối chiếu lịch sử để thấy được những ưu việt của nền văn hoá Xô viết ,kích thích sự say mê tìm tòi ,sáng tạo khoa học-kĩ thuật của học sinh.
4. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình 80,81,82 trong SGK. Đưa ra nhận xét về sự phát triển của khoa học-kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX.
- Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Gíao án, tranh ảnh trong SGK.
- Các tư liệu về sự phát triển của khoa học-kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX.
- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến sự phát triển của khoa học-kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX.
- Tập thuyết trình trước lớp.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… động não, kĩ thuật mãnh ghép.
2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép…
IV.Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV lịch sử 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập.
- Tranh ảnh có liên quan đến sự phát triển của khoa học-kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX.
V.Tiến trình tổ chức hoạt động:
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ.
1. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai có gì giống và khác so với Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
2. Trình bầy tóm lược diễn biến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và hậu quả của nó đối với loài người .
3. Hãy nêu nhận xét của em về vai trò của Liên Xô và Anh, Mỹ trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ?
3. Dạy bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK.
h. Vào thế kỉ XX, với sự phát triển của cách mạng công nghiệp đã có những thành tựu về khoa học-kĩ thuật.
h. Quan sát hình 81 trong SGK ta có nhận xét gì?
HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau.
HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi.
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm.
GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới.
Những tiến bộ vượt bậc của khoa học-kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX. Thể hiện được sự hình thành và phát triển của nền văn hoá mới- văn hoá Xô Viết trên cơ sở tư tưởng Mác-Lênin và sự kế thừa những tinh hoa của di sản văn hoá nhân loại. Để hiểu rõ ta vào bài 22.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - Lí giải được sự hình thành và phát triển của nền văn hoá mới -văn hoá Xô Viết trên cơ sở tư tưởng Mác-Lênin và sự kế thừa những tinh hoa của di sản văn hoá nhân loại.
- Chứng minh được những tiến bộ của khoa học kĩ thuật cần được sử dụng vì lợi ích của loài người.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
?: Em hãy cho biết sự phát triển của KHKT thế giới đầu thế kỷ XX ?

?: Em cho biết những phát minh mới về vật lý
GV: * Giới thiệu cho HS xem H. 80 về Anh-xtanh
(1879 – 1955 ): 1905 ông công bố công trình về lý thuyết tương đối hẹp.1907 tìm ra công thức sự liên hệ giữa năng lượng và khối lượng của một vật làm cơ sở cho ngành vật lý hạt nhân . Ông là một trong những nhà bác học nổi tiếng đầu TK XX
* Giới thiệu cho HS xem H.81 : Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới .
?: Em cho biết những phát minh mơí về các lĩnh vực khoa học ?

• THẢO LUẬN NHÓM :
?: Em cho biết những thành tựu KHKT (cuối XIX đầu XX ) đã được sử dụng trong thực tiễn như thế nào ?

?: Sự phát triển khoa học kỹ thuật có hạn chế gì không ?

?: Nền văn hoá Liên Xô được hình thành trên cơ sở nào ?

?: Em cho biết : những thành tựu văn hoá Xô viết nửa đầu thế kỷ XX ?

?: Tại sao nói: xoá nạn mù chữ là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng nền văn hoá mới ở Liên Xô ?
GV:Kết luận : Như vậy trong gần 30 năm đầu thế kỷ XX , Liên Xô đã có đội ngũ trí thức đông đảo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
?: Em cho biết những thành tựu của văn hoá nghệ thuật Xô viết ?
?: Hãy kể những tác phẩm văn học Xô viết mà em biết ?
- Sau cuộc cách mạng KHKT, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựuKHKT mới vào đầu thế kỷ XX
- dựa vào SGK trình bầy.

- Quan sát H.80, H.81.
- Các nhà khoa học cho ra đời lý thuyết nguyên tử hiện đại mà trọng tâm là nguyên tử và cấu trúc bên trong ( hạt nhân ) của nó .
Năm 1945 bom nguyên tử ra đời tại Mỹ . máy tính đầu tiên tại Mỹ (1946 ) chạy bằng đèn chân không, làm được vài ngàn phép tính / giây .

-> Nâng cao đời sống con người
+ Sử dụng điện thoại, điện tín , ra đa , hàng không, điện ảnh
- Chế tạo vũ khí hiện đại, gây thảm hoạ cho loài người – bom nguyên tử .
- Tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin . Tinh hoa di sản văn hoá nhân loại
- Xóa bỏ nạn mù chữ, thất học. Sáng tạo ra chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết. Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân . Đáu tranh chống tàn dư của chế đọ cũ . Phát triển văn học nghệ thuật.
- HS trình bầy theo SGK

- HS trình bầy theo SGK

- “ Thép đã tôi thế đấy “ . “ Người mẹ “ ,“ Sông Đông êm đềm “ I. Sự phát triểncủa KHKT thế giới nửa đầu TK XX :

1. Về vật lý :
- Sự ra đời của lý thuyết nguyên tử hiện đại .
- Đặc biệt là lý thuyết tương đối của nhà bác học An-be Anh-xtanh ( Đức )
- Nhiều phát minh mới về năng lượng nguyên tử , laze , bán dẫn đều liên quan đến lý thuyết tương đối .
2. Các khoa học khác :
+ Hoá học , Sinh học , khoa học Trái đất… đều đạt những thành tựu to lớn .
+ Thuyết nguyên tử hiện đại ra đời .
+ Bom nguyên tử được chế tạo năm 1945
+ Máy tính điện tử ra đời năm 1946 .

3. Tác dụng của KHKT :
+ Nâng cao đ/sống con người
+ Sử dụng điện thoại, điện tín , ra đa , hàng không, điện ảnh….

4. Hạn chế của sự phát triển KHKT :
+ Chế tạo vũ khí hiện đại, gây thảm hoạ cho loài người – bom nguyên tử .
II. Nền văn hoá Xô viết hình thành và phát triển :
1. Cơ sở hình thành : + Tư tưởng của CN Mác Lê-nin .
+ Tinh hoa văn hoá nhân loại .
2. Thành tựu :
SGK/ .
- Xuất hiện một số nhà văn nổi tiếng : M.Goóc-ki , M.Sô-lô-khốp , A.Tôn-xtôi
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
* Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( câu hỏi)
- Nêu những thành tựu của KH-KT thế giới đầu thế kỉ XX?
- Những tác động hai mặt của khoa học-kĩ thuật?
- Nêu những thành tựu của nền văn hoá Xô Viết?
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo.
- HS nộp sản phẩm cho GV.
- GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi:
Câu hỏi: Nhà khoa học A.Nô-ben nói:” Tôi hy vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt đẹp hơn là điều xấu” Em hiểu như thế nào về câu nói đó?
- HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè.
- HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp.
- GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có.
Việc sử dụng những thành tựu của KH-KT nhằm phục vụ cuộc sống con người, tuy nhiên cũng chính từ những thành tựu đócũng được sử dụng để trở thành phương tiện giết người hàng loạt. Vì thế mong muốn của nhà khoa học là những thành tựu của KH-KT nhằm phục vụ cuộc sống con người đừng sử dụng nó cho những cuộc chiến tranh gây tổn thất đau thương cho nhân loại.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- GV giao nhiệm vụ về nhà.
+ Học bài theo câu hỏi SGK.
Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau " Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại".
+ Nêu những sự kiện chính của lịch sử .
+ Những nội dung chủ yếu ?

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 8, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.