Giáo án lịch sử 8: Bài Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn…………………………………..Ngày dạy……………..………
CHƯƠNG II
CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
( 1918-1939)
TIẾT 26 BÀI 17: CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
I-Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS nêu được:
-Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939. Hậu quả cuộc chiến tranh thế giới I, sự phát triển kinh tế, ổn định tạm thời và khủng hoảng.
- Lí giải được sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở châu Âu và sự thành lập quốc tế cộng sản.
- Phân tích được cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và tác động của nó đối với châu Âu; nguyên nhân diễn biến chính, hậu quả.
- Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở 1số nước, nguy cơ chiến tranh thế giới.
2. Tư tưởng: Giúp HS thấy rõ tính chất phản động và nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít từ đó bồi dưỡng ý thức căm ghét chế độ phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới .
3. Kĩ năng: Rèn luyện tư duy lô gíc, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lí giải sự khác biệt trong hệ quả của các sự kiện đó.
4- Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình.Bảng thống kê sản lượng gang, thép của Anh, Pháp, Đức trong những năm 1920-1929, sơ đồ so sánh sự phát triển sản xuất thép giữa Anh và Liên Xô những năm 1929-1933.
- Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Gíao án, tranh ảnh, bản thống kê, sơ đồ so sánh sự phát triển sản xuất thép giữa Anh và Liên Xô những năm 1929-1933.
- Các tư liệu về Châu Âu trong những năm 1929-1933.
- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan Châu Âu trong những năm 1929-1933.
- Tập thuyết trình trước lớp.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… động não, kĩ thuật mảnh ghép.
2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép…
IV.Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV lịch sử 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập.
- Bảng thống kê sản lượng gang, thép của Anh, Pháp, Đức trong những năm 1920-1929, sơ đồ so sánh sự phát triển sản xuất thép giữa Anh và Liên Xô những năm 1929-1933.
V.Tiến trình tổ chức hoạt động:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :
* Hãy chọn ý kiến đúng và đủ nhất đưới đây về chính sách kinh tế mới của Lê-nin
a) Đây là chính sách phù hợp với tình hình nước Nga sau chiến tranh .
b) Đây là một bước lùi so với chính sách cộng sản thời chiến .
c) Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân, đã giúp cho kinh tế phục hồi & phát triển nhanh .
* Tác dụng của Chính sách kinh tế mới đối với nước Nga ?Em có suy nghĩ gì về đường lối kinh tế trong thời kỳ đổi mới hiện nay của nước ta ?
3. Dạy bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Để nắm được những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939.Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở châu Âu và sự thành lập quốc tế cộng sản. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và tác động của nó đối với châu Âu. Ta vào bài 17.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: -Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939. Hậu quả cuộc chiến tranh thế giới I, sự phát triển kinh tế, ổn định tạm thời và khủng hoảng.
- Lí giải được sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở châu Âu và sự thành lập quốc tế cộng sản.
- Phân tích được cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và tác động của nó đối với châu Âu; nguyên nhân diễn biến chính, hậu quả.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
?: Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, châu Âu có những biến đổi gì?

?: Hai nước Pháp & Đức thiệt hại như thế nào trong chiến tranh TG thứ nhất ?

?:Tình hình c/mạng châu Âu thời kỳ này như thế nào

?: Trong những năm 1024 -1929 tình hình các nước TB châu Âu có gì thay đổi ?

?: Tình hình c/mạng châu Âu trong những năm 1918 -1923 phát triển như thế nào?
?: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cao trào c/m 1918-1923 ở châu Âu ?

?: Em hãy trình bày diễn biến của c/mạng Đức ?
• THẢO LUẬN NHÓM :
?: Vì sao nước Đức không thể chuyển từ c/mạng dân chủ TS sang c/mạng XHCN ?

?: Kết quả & hạn chế của cách mạng 1918- 1923 ở Đức như thế nào ?

GV: Hướng dẫn HS xem H.61
?: Phong trào c/mạng 1918 – 1923 phát triển như thế nào ở các nước châu Âu ?
?: Quốc tế cộng sản ra đời trong hoàn cảnh nào ?
?: Em cho biết hoạt động của Quốc tế Cộng sản ?
Có ảnh hưởng gì đối với c/mạng Việt Nam ?

?: Em hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ?

?: Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế như thế nào?

GV: treo sơ đồ so sánh sự phát triển của sản xuất thép giữa Anh & Liên Xô, yêu cầu HS nhận xét .

?: Để giải quyết cuộc khủng hoảng này, hệ thống tư bản thế giới giải quyết ra sao ?

• THẢO LUẬN NHÓM :
?: Vì sao trong thế giới tư bản lại có 2 cách giải quyết khủng hoảng khác nhau ?
?: Chủ nghĩa phát xít Đức ra đời như thế nào ?

?: Từ 1929 trở đi, trước nguy cơ của CN phát xít & chiến tranh thế giới, c/mạng thế giới phát triển như thế nào ?

?: ở Pháp, tình hình chống lại chủ nghĩa phát xít diễn ra như thế nào ?
GV: Hướng dẫn HS xem H.63 “ Cuộc xung đột giữa bọn phát xít “ Thập tự lửa” & quần chúng nhân dân tại quảng trường Công-coóc ở Pa-ri ( 6-2-1934)
?: Trước sự phá hoại của “ Thập tự lửa “ Đảng cộng sản Pháp đã làm gì ?
?: Mặt trận nhân dân Pháp ra đời có tác dụng gì với cách mạng Pháp ?
?: Tại sao cuộc đấu tranh chống phát xít thắng lợi ở Pháp ?
GV: Liên hệ với tình hình c/mạng Việt Nam : Thời kỳ này một cao trào dân chủ rộng lớn đã diễn ra ở nước ta (1936-1939 ) . Đây là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai của đảng cho c/mạng tháng Tám 1945. Qua cao trào này Đảng ta đã đào luyện được đội quân chính trị đông hàng triệu người chuẩn bị cho cách mạng - 8
?: Vì sao cuộc đấu tranh chống phát xít ở Tây Ban Nha thất bại ? - xuất hiện một số quốc gia mới trên cơ sở tan vỡ của đế quốc áo – Hung & thất bại của Đức .Từ 1918 – 1923 các nước TB châu Âu thắng trận cũng như bại trận đều suy sụp về kinh tế
- Nước Pháp thắng trận nhưng 1,4 triệu người chết 10 tỉnh công nghiệp bị tàn phá , thiệt hại 20 tỉ Frăng. Nước Đức bại trận : 1,7 tỉ người chết , mất hết thuộc địa đồng thời phải cắt 1/8 lãnh thổ cho các nước thắng trận,bồi thường khoản kinh phí lớn.
- Một cao trào cách mạng bùng nổ ở các nước châu Âu làm cho tình hình chính trị của các nước này không ổn định, điển hình là Đức & Hung-ga-ri
- Chính quyền các nước đã dẹp tan phong trào c/mạng tình hình tương đối ổn định. Kinh tế các nước TB phục hồi: sản xuất CN phát triển nhanh chóng, Mỹ 69%, chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới
- Cao trào c/mạng bùng nổ khắp châu Âu, điển hình là Đức & Hung-ga-ri
- Do hậu quả của chiến tranh thế giới lần thứ nhất, >< trong lòng các nước TB gay gắt.Ảnh hưởng của c/m tháng Mười Nga
- HS: Trình bày theo SGK

- Vì Đức thiếu một lực lượng có đầy đủ năng lực lãnh đạo . Liên minh Xpác-ta-quýt chưa phải là Đảng Cộng sản .
- Thiết lập được chế độ cộng hoà TS. Tháng 12- 1918 ĐCS Đức thành lập, sau đó phong trào c/m vẫn tiếp tục phát triển
- HS: Dựa vào SGK trả lời .

- Nhiều Đảng cộng sản thành lập : Đảng cộng sản Hung-ga-ri(1918) , Đảng cộng sản Anh (1920 ), Đảng cộng sản Ý ( 1921 )
-> Tại đại hội II quốc tế CS đã thông qua sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin . Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở Luận cương con đường giải phóng dân tộc cho VN
- Cuộc khủng hoảng bắt đầu nổ ra từ Mỹ ngày 24-10-1929 sau đó lan nhanh khắp thế giới . Đây nề nhất, gây nên những hậu quả tai hại nhất trong lịch sử của CNTB )
- Tàn phá nặng nề nền kinh tế châu Âu & thế giới . Sản xuất bị đầy lùi hàng chục năm. Hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ
- Sản lượng thép của Anh giảm sút nhanh chóng, sản lượng thép của Liên Xô đi lên vững chắc

- Anh,Pháp nhiều thuộc địa, thị trường, có thể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cải cách kinh tế- xã hội ôn hoà, duy trì nền dân chủ đại nghị .
-Đức, Ý , Nhật ít thuộc địa, thiếu vốn,nguyên liệu, thị trường, cho nên đã phát xít hoá bộ máy chính quyền: đối nội : đàn áp phong trào c/mạng; đối ngoại: xâm chiếm thuộc địa .
- Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 tàn phá nặng nề kinh tế Đức. G/cấp TS Đức phát xít hoá bộ máy chính quyền.Ngày 30-1-1933 Hít-le đã lên làm Thủ tướng, biến Đức thành lò lửa chiến tranh .
- Dưới sự lãnh đạo của Quốc tế cộng sản, cao trào c/m thế giới bùng nổ.
Phong trào đấu tranh thành lập mặt trận nhân dân chống lại phát xít lan rộng

- HS trả lời theo SGK

- Vì Đảng cộng sản Pháp huy động được đông đảo quần chúng xuống đường đấu tranh kịp thời. Cương lĩnh phù hợp với quần chúng nhân dân…
- Vì Đức & I-ta-li-a giúp đỡ các thế lực phản động, tiến hành đảo chính ở nhiều thành phố

- HS trả lời theo SGK I . Châu Âu trong những năm 1918 - 1929
1.Những nét chung :
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất , châu Âu có nhiều biến đổi
-Xuất hiện một số quốc gia mới.
- 1918 – 1923 các nước TB châu Âu đều suy sụp về kinh tế .

- Cao trào c/mạng 1918-1923 bùng nổ ở các nước TB châu Âu. Các nước khủng hoảng trầm trọng .

- 1924 -1929 các nước TB tạm thời ổn định
- Sản xuất công nghiệp tăng nhanh chóng .

2. Cao trào c/mạng 1918 – 1923. Quốc tế cộng sản thành lập :
a) Cao trào cách mạng 1918 -1923:

- Phong trào lan rộng khắp châu Âu :
+ Đức : Chế độ quân chủ bị lật đổ. Khủng hoảng mọi mặt .
+ Hung-ga-ri :
- 1- 1918 Đảng cộng sản thành lập
- 21-3-1919 nước Cộng hoà Xô viết Hung-ga-ri ra đời tồn tại 133 ngày .

b) Quốc tế cộng sản thành lập:
- Hoàn cảnh:
+ Phong trào c/mạng châu Âu phát triển mạnh
+ Một loạt các Đảng cộng sản ra đời .
+ Yêu cầu cấp thiết của cách mạng thế giới cần có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo .
+ Ngày 2-3-1919 Quốc tế CS ra đời .
- Hoạt động :
+ Từ 1919 đến 1943 : 7 đại hội
+ Trong đại hội II sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc thuộc địa

II. Châu Âu trong những năm 1929 - 1939
1.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 – 1933 ) & những hậu quả của nó:

a) Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giói
* Nguyên nhân :
- Do các nước TB chạy theo lợi nhuận, sản xuất ổ ạt dẫn đến khủng hoảng “thừa “.
* Diễn biến : Khủng hoảng bắt đầu từ Mỹ sau đó lan nhanh khắp thế giới .
* Hậu quả :
- Tàn phá nặng nề nền kinh tế TG & châu Âu.
- Hàng trăm triệu người đói khổ

* Để giải quyết hậu quả khủng hoảng:
- Anh, Pháp… cải cách kinh tế xã hội .
- Đức , Ý , Nhật phát xít hoá bộ máy chính quyền, gây chiến tranh phân chia lại thế giới .
- Chủ nghĩa phát xít Đức ra đời năm 1933.
- Phe trục phát xít: Đức,Ý,Nhật ra đời .

2. Phong trào Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít & chống chiến tranh 1929-1933 :
a) Tình hình chung :
- Cao trào c/m mới bùng nổ với mục tiêu thành lập Mặt trận nhân dân chống CN phát xít .
b) Tại Pháp :
- Tổ chức phát xít “ Thập tự lửa” đã xông vào trụ sở Quốc hội, âm mưu lật đổ chính quyền.
- Thiết lập chế độ phát xít .
- Đảng lãnh đạo nhân dân đánh gục bọn phát xít .
- 5- 1935 Mặt trận nhân dân Pháp ra đời .
- Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở chính quốc & thuộc địa

c) Tây Ban Nha :
- Tháng 2 năm 1936 chính phủ Mặt trận Tây Ban Nha ra đời .
- Cuộc đấu tranh chống phát xít ở Tây Ban Nha thất bại .
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
* Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( dạng bài tập)
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
Điền các sự kiện về khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933
NĂM
NGUYÊN NHÂN
QUY MÔ
ĐẶC ĐIỂM
HẬU QUẢ
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo.
- HS nộp sản phẩm cho GV.
- GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
* Hoạt động cá nhân.
- GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi:
Câu hỏi: Nêu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức?
- HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè.
- HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp.
- GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có.
Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức, để đối phó khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền ở Đức quyết định đưa Hít le thủ lĩnh Đảng quốc xã Đức lên nắm chính quyền, biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

4. Hướng dẫn về nhà
- GV giao nhiệm vụ về nhà.
+ Học bài theo câu hỏi SGK
+ Làm bài tập trong sách thực hành.
- Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau "Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới".
+ Nước Mĩ trong những năm 20 củ thế kỉ XX
+ Nước Mĩ trong cuộc khủng hoảng 1929-1933

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 8, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.