Giáo án VNEN bài Khí hậu Việt Nam

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Khí hậu Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Điều chỉnh:

Bài 25: Tiết

KHÍ HẬU VIỆT NAM

TIẾT 1:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học, học sinh đạt được:

  1. Kiến thức:
  • Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam: nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng và thất thường
  • Trình bày được những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa; sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của các miền.
  • Nêu được những thuận lợi và khó khăn, do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở Việt Nam
  1. Kỹ năng:
  • Sử dụng bản đồ khí hậu, phân tích bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm để làm rõ đặc điểm của khí hậu nước ta và mỗi miền. Vẽ được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
  1. Thái độ:
  • Biết chia sẻ những khó khăn, thiệt hại do khí hậu, thời tiết gây ra.
  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
  • Sống tự chủ, trách nhiệm.
  • Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, tự nhận thức- tự học, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, tính toán, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh...

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

  • Nội dung:

+ Tìm hiểu tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta

+ Tìm hiểu tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta

+ Khám phá các mùa khí hậu và thời tiết nước ta.

+ Phân tích thuận lợi, khó khăn khí hậu mang lại.

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

  • Phương pháp: Nêu-giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, gợi mở, sử dụng bản đồ và tranh ảnh, sơ đồ tư duy....
  • KT động não, trình bày 1 phút, thuyết trình, lắng nghe và phản hồi tích cực…

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Giáo viên:

+ Đồ dùng: Máy chiếu, lược đồ như SHD.

+ Phiếu học tập .

+ Một số bảng phụ (Kèm giáo án PP)

  1. Học sinh:

+ Đọc trước bài học.   

+ Hoàn thành một số phiếu (theo mẫu) và bảng phụ.   

+ Chuẩn bị trước mục B.

V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

  1. Ổn định lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ.
  3. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp, gợi mở.

- Thời gian:

- Khởi động:

+ GV: gọi HS đọc yêu cầu mục A.

+ HS: hoạt động cặp đôi- trao đổi, trình bày, nhận xét:

- Liệt kê thông tin: …

- Thời tiết ở Đông Bắc Bộ: có mưa, lạnh; ở Nam Bộ: không mưa, nóng.

- Khác nhau là do vị trí

- Dẫn dắt:

Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, đa dạng và thất thường. So với các nước khác trên cùng vĩ độ, khí hậu VN có nhiều nét khác biệt. VN không bị khô hạn như khu vực Bắc Phi và Tây Nam Á cũng không nóng ẩm quanh năm như các quốc đảo ở Đông Nam Á…. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về……

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta.

 

- GV : gọi HS đọc thông tin – SHD/ 69, quan sát H1 – tr 78

+ Chiếu nội dung hoạt động nhóm theo bảng tr 64.

+ Yêu cầu HS hoạt động nhóm.

+ Gọi trình bày, nhận xét, bổ sung.

- HS : hoạt động nhóm, thảo luận, trình bày, nhận xét và hoàn thiện nội dung.

- GV : chốt.

 

? Cho biết nhiệt độ thay đổi như thế nào từ Nam ra Bắc? Nguyên nhân?

? Những nhân tố nào quyết định đến tính chất NĐGM của khí hậu nước ta

- GV : chốt.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta.

 

- GV : gọi HS đọc thông tin – SHD/ 79- 80, quan sát H2.

+ Chiếu nội dung hoạt động nhóm theo bảng tr 79.

+ Yêu cầu HS hoạt động nhóm.

+  Gọi trình bày, nhận xét, bổ sung.

- HS : hoạt động nhóm, thảo luận, trình bày, nhận xét và hoàn thiện nội dung.

- GV : chốt.

*  Kết luận toàn bài

? Với những đặc điểm trên, khí hậu nước ta có ảnh hưởng ntn đến đời sống, sản xuất của người dân VN

? Từ 2 đặc điểm đã học, cho biết những nhân tố nào ảnh hưởng qđ đến các đặc điểm KH nước ta?

1. Tìm hiểu tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta.

(Nội dung theo kết quả phiếu HT số 1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khí hậu nóng dần từ Bắc -> Nam

 Do : Miền Nam gần xích đạo. Miền Bắc gần chí tuyến Bắc

=> Do vị trí địa lí và hoàn lưu gió mùa.

 

2. Tìm hiểu tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta

 

( Nội dung theo kết quả phiếu HT số 2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ảnh hưởng đến: sinh hoạt, xây dựng lịch mùa vụ và các hoạt động kinh tế

Ba nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu: vị trí địa lí, hoàn lưu gió mùa, địa hình

 

* Kết quả phiếu HT số 1- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

 

Số giờ nắng trong năm

-  Cao

Nhiệt độ trung bình năm

> 210 C.

Địa điểm có nhiệt độ trung bình năm cao nhất, thấp nhất.

- Địa điểm có nhiệt độ trung bình năm cao nhất: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, 1 số tỉnh của duyên hải NTB.

- Địa điểm có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất: 1 số tỉnh của Tây Bắc, Đà Lạt – vùng núi cao.

Tổng lượng mưa trung bình năm

- Trung bình 1500 mm/ năm có nơi > 2000 mm.

Địa điểm có lượng mưa trung bình năm cao nhất, thấp nhất.

- Địa điểm có lượng mưa trung bình năm cao nhất: Quảng Nam, Đà Nẵng.

- Địa điểm có lượng mưa trung bình năm thấp nhất: Ninh Thuận, Bình Thuận.

Độ ẩm không khí

- Cao 80% .

Các mùa khí hậu

Gió mùa:

- Gió mùa mang lại lượng mưa lớn, độ ẩm cao, vào mùa hè (gió mùa Tây Nam)

- Hạ thấp nhiệt không khí vào mùa đông, thời tiết lạnh khô ( mùa đông bắc).

* Phiếu HT số 2- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

 

Tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta

Biểu hiện

Tính chất đa dạng của khí hậu nước ta.

- Khí hậu phân hóa Bắc – Nam

+ Miền khí hậu phía Bắc.

 

 

 

+ Miền khí hậu phía Nam

 

 

- Khí hậu phân hóa Đông Tây:

+ Khí hậu khu vực Đông TS

 

+ Khí hậu biển Đông VN

 

- Khí hậu phân hóa theo độ cao địa hình

 

 

+ Hoành Sơn ( 18 0B ) trở ra:

- Mùa đông lạnh ít mưa, cuối mùa có mưa phùn.

- Mùa hè nóng nhiều mưa.

 

- Nam Bộ – Tây nguyên:  Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, một năm có 2 mùa: Mùa khô và mùa mưa.

+ Từ Hoành Sơn=> mũi Dinh:

+ Khí hậu khu vực Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông

+ Khí hậu biển Đông Việt Nam: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương

- Khí hậu phân theo độ cao địa hình: Càng lên cao nhiệt độ càng xuống thấp. Ở miền núi cao nhiệt độ khắc nghiệt và biến đổi nhanh chóng.

Tính chất thất thường của khí hậu nước ta

- Năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn.

- Trong những năm gần đây, khí hậu, thời tiết VN có những biến động phức tạp.

TIẾT 2

Hoạt động 3 : Khám phá các mùa khí hậu và thời tiết nước ta.

 

- GV : gọi HS đọc thông tin – SHD/ 82, quan sát bảng 1 – tr 83.

- GV : hướng dẫn cách quan sát, khai thác bảng 1.

+ Chia lớp 2 dãy, Tổ chức thảo luận nhóm theo kĩ thuật công đoạn : mỗi dãy thảo luận 1 mùa khí hậu

+ Chiếu nội dung hoạt động nhóm.

- HS: hoạt động nhóm- thảo luận, trình bày, nhận xét.

- HS: hoàn thiện nội dung.

 

a. Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 ( Mùa đông)

* PHT mục B3.1:

Miền khí hậu

 

 

Trạm tiêu biểu

 

 

Hướng gió chính

 

 

Nhiệt độ trung bình tháng 1

 

 

Lượng mưa tháng 1

 

 

Dạng thời tiết thường gặp

 

 

? Nhận xét về khí hậu, thời tiết của nước ta trong mùa đông?

 

 

 

 

 

 

 

b.  Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 ( mùa hạ )

Tương tự bảng trên- thay tháng 1 thành tháng 7

- GV : Gọi trình bày, nhận xét, bổ sung.

- GV : chốt.

? Bằng kiến thức thực tế bản thân cho biết mùa hạ có những dạng thời tiết đặc biệt nào? Nêu tác hại?

(Mùa hè có dạng thời tiết đặc biệt: gió tây mưa ngâu, bão (từ tháng 6 đến tháng 11) chậm dần từ Bắc đến Nam, gây tác hại lớn về người và của).

? Ngoài 2 mùa chính, nước ta còn có 2 mùa nào? Vị trí và đặc trưng của 2 mùa này?

- GV: chốt.

 

 

 

* PHT mục B3.2:

 

Miền khí hậu

 

 

Trạm tiêu biểu

 

 

Hướng gió chính

 

 

Nhiệt độ trung bình tháng 1

 

 

Lượng mưa tháng 1

 

 

Dạng thời tiết thường gặp

 

 

? Nhận xét về khí hậu, thời tiết của nước ta trong mùa đông?

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 4: Phân tích thuận lợi, khó khăn khí hậu mang lại.

 

 

- GV: gọi đọc thông tin tr 83 và thực hiện theo yêu cầu trong SHD.

- HS: hoạt động chung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: chốt, liên hệ…

3. Khám phá các mùa khí hậu và thời tiết nước ta.

 

a. Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (Mùa đông)

(Nội dung theo kết quả phiếu HT mục.3).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Kết quả của PHT mục B3.1:

Miền khí hậu

Bắc Bộ

Nam Bộ

Trạm tiêu biểu

HN

TP. HCM

Hướng gió chính

Gió mùa Đông Bắc

Tín phong Đông Bắc

Nhiệt độ trung bình tháng 1

16,4o

25,8o

Lượng mưa tháng 1

18,6 mm

13,8 mm

Dạng thời tiết thường gặp

Hanh khô, lạnh giá, mưa phùn

Nóng nắng, khô han

? Nhận xét về khí hậu, thời tiết của nước ta trong mùa đông?

* Mùa gió Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh,

mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam

 

b.  Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 ( mùa hạ )

 (Nội dung theo kết quả phiếu HT mục.3).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Mùa xuân và mùa thu.

- Hai mùa chuyển tiếp giữa 2 mùa chính, thời gian ngắn và không rõ rệt.

- Đặc trưng: …

* PHT mục B3.2:

 

Miền khí hậu

Bắc Bộ

Nam Bộ

Trạm tiêu biểu

HN

TP. HCM

Hướng gió chính

Gió mùa Đông Bắc

Tín phong Đông Bắc

Nhiệt độ trung bình tháng 1

16,4

25,8

Lượng mưa tháng 1

18,6 mm

13,8 mm

Dạng thời tiết thường gặp

Hanh khô, lạnh giá, mưa phùn

Nóng nắng, khô han

? Nhận xét về khí hậu, thời tiết của nước ta trong mùa đông?

* Mùa gió Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh,

mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam

 

 

4. Phân tích thuận lợi, khó khăn khí hậu mang lại.

 

 

 

 

 

 

 

Thuận lợi

Khó khăn

- SV phát triển quanh năm

- Tăng vụ, xen canh, đa canh thuận lợi

- Cây cối quanh năm ra hoa kết trái

- Sâu bệnh phát triển.

- Thiên tai, thời tiết có hại nhiều: bão lũ, hạn hán, sương muối, xói mòn, xâm thực...

- Các nông sản nhiệt đới nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng lớn: gạo, thanh long, chuối…

TIẾT 3

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, luyện tập và thực hành

- Thời gian:

- GV : định hướng hoạt động cá nhân theo yêu cầu bài C.2.

- GV : hướng dẫn :

+ Loại biểu đồ : cột kết hợp đường, trong đó cột là lượng mưa, đường là nhiệt độ.

+ Chú ý chia nhiệt độ và lượng mưa theo 2 trục cho hợp lí.

- GV:  gọi nhận xét

- HS: hoạt động cá nhân- vẽ biểu đồ, nhận xét

- GV: chốt.

+ Bài tập luyện tập:

Bài 1: Đã thực hiện trong mục B.3.

Bài 2:

- Biểu đồ cột kết hợp đường.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới, trực quan, thuyết trình, luyện tập và thực hành

- Thời gian:

- GV gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu quan sát bảng diễn biến mùa bão nước ta.

- Định hướng hoạt động cặp đôi.

- GV gọi phát biểu, nhận xét.

- GV chốt.

 

- GV gọi HS trình bày.

Bài tập:

a. Nhận xét:

- Ở nước ta mùa bão kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11 trong năm.

- Miền Bắc và Bắc Trung Bộ- bão tập trung vào mùa hè, từ tháng 7- tháng 10.

- Duyên hải NTB vào đến phía Nam, bão dịch về cuối thu đầu đông

b.

- Nếu được đi du lịch, nên chọn thời gian đầu tháng 6 ở miền Bắc, Bắc Trung Bộ; tháng 7 và 8 ở các tỉnh của vùng duyên hải NTB và phía Nam.

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học

- Phương pháp: đàm thoại

- Thời gian:

GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH

- GV gọi cá nhân/ các nhóm lên trưng bày và thuyết trình về sản phẩm.

- Gọi nhận xét.

- GV chốt.

HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu

4. Hướng dẫn về nhà.

Học bài cũ và làm bài tập

Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: bài 26: Sông ngòi Việt Nam - mục B1; 2; đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu theo SHD.

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 8, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.