Ngày soạn…………………………………..Ngày dạy……………..………
TIẾT 35 KIỂM TRA HỌC KÌ I
I Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được ý nghĩa cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917.
- Lập được bảng thống kê về 2 cuộc cách mạng ở nước Nga.
- Giải thích được vì sao Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ.
- So sánh cuộc Chiến tranh thế giới thứ I với Chiến tranh thế giới thứ II. Rút ra được tác hại của chiến tranh với cuộc sống nhân loại.
- Giải thích được vì sao sau chiến tranh thế giới thứ I phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á bùng nổ và rút ra nhận xét.
. 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng làm bài , nhớ sự kiện , nhận xét .
- Kỹ năng nhận biết sự kiện lịch sử , mô tả , so sánh và giải thích .
- Rèn luyện kĩ năng làm bài độc lập , trung thực trong khi kiểm tra .
3. Tư tưởng :
- Giáo dục HS thấy tác hại rất lớn của chiến tranh đem đến cho nhân loại.
- Căm ghét CN thực dân, trân trọng nền độc lập dân tộc,biết ơn những người đã hy sinh vì đất nước.
- Giáo dục tinh thần tích cực, ý thức độc lập trong khi làm bài kiểm tra.
II . Tài liệu và phương tiện:
GV: Đề kiểm tra đã chẩn bị để phát cho HS.
HS : Bút viết học bài kĩ để làm bài.
III. Các hoạt đông dạy và học:
1. Ôn định tổ chức: BCS lớp báo cáo sỉ số, việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn .
2. GV phát đề kiểm tra .
3. HS tiến hành làm bài nghiêm túc .
4. GV nhắc nhở HS xem lại bài kiểm tra cẩn thận và chuẩn bị nộp bài .
5. Hướng dẫn học ở nhà .
- Xem trước bài 24: Cuộc kháng chiến từ 1858 đến 1873 trả lời các câu hỏi trong bài .
+ Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
+ Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859
+ Chiến sự ở Gia Định 1859
* Rút kinh nghiệm .
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHẦN HAI
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1918
CHƯƠNG I
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX
TIẾT 36 BÀI 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ 1858 ĐẾN 1873
I.Mục tiêu bài học :
1.Kiến thức:
- Phân tích được nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược VN. Âm mưu xâm lược của chúng.
- Trình bày quá trình thực dân Pháp xâm lược VN (Chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định)
- Phong trào kháng chiến của nhân dân ta trong những năm đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta, chứng minh được tinh thần nhân dân quyết tâm kháng chiến.
- Trình bày được Hiệp ước 1862. Triều đình nhu nhược, chống trả yếu ớt.
- Phân tích được thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất ba tỉnh miền Tây.
2. Tư tưởng:
- Bản chất tham lam, tàn bạo, xâm lược của bọn thực dân. Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khất của nhân dân ta trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như thái độ yếu đuối, bạc nhược của giai cấp phong kiến, ý chí thống nhất đất nước.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện Hs kỹ năng sử dụng bản đồ, quan sát tranh ảnh lịch sử để rút ra những nhận xét minh hoạ, khắc sâu cho những kiến thức cơ bản của bài học.
4- Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình 84 trong SGK. Đưa ra nhận xét về quân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa.
- Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Gíao án, tranh ảnh trong SGK.
- Các tư liệu về sự xâm lược của thực dân Pháp đối với đất nước ta.
- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến cuộc xâm lược của thực dân Pháp đối với đất nước ta.
- Tập thuyết trình trước lớp.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… động não, kĩ thuật mãnh ghép.
2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép…
IV.Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV lịch sử 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập.
- Tranh ảnh có liên quan đến sự xâm lược của thực dân Pháp đối với đất nước ta.
- Chiến sự ở Gia Định 1959.
V.Tiến trình tổ chức hoạt động:
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ.
* Em hãy nêu sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại ( 1917 – 1945 )
* Tại sao nói : “Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã có tác động to lớn đến tình hình thế giới “.
2. Dạy bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK.
h. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta.
h. Quan sát tranh 84 cho biết quân Pháp tấn công Đà Nẵng như thế nào?
HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau.
HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi.
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm.
GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới.
Để HS biết được nguyên nhân, quá trình thực dân Pháp xâm lược VN (Chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định) diễn ra thế nào? Phong trào kháng chiến của nhân dân ta trong những năm đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta ra sao? Ta vào bài 24 sẽ rõ.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - Trình bày quá trình thực dân Pháp xâm lược VN (Chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định)
- Phong trào kháng chiến của nhân dân ta trong những năm đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta, chứng minh được tinh thần nhân dân quyết tâm kháng chiến.
- Trình bày được Hiệp ước 1862. Triều đình nhu nhược, chống trả yếu ớt.
- Phân tích được thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất ba Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
GV : Dùng bản đồ Đông Nam á trước khi Pháp xâm lược Việt Nam, chúng đã xâm lược khá nhiều nước ở vùng này , Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó .
*Dùng bản đồ VN để giới thiệu địa danh Đà Nẵng
?:Tại sao TD Pháp lại lấy Đà Nẵng là khởi điểm ?
Tại sao TD Pháp xâm lược Việt Nam ?
?: Tình hình chiến sự ở Đà Nẵng diễn ra như thế nào ? H?: Nhân dân ta kháng Pháp như thế nào ?
GV: Sau 5 tháng ở Đà Nẵng TD Pháp hầu như dẫm chân tại chỗ, khó khăn ngày càng nhiều, vì quân lính không hợp khí hậu , chết quá nhiều thiếu thuốc men , lương thực thực phẩm , tiến thoái lưỡng nan, cuối cùng Giơ-nui-y quyết định chỉ để lại một bộ phận nhỏ ở Đà Nẵng, còn đại quân kéo vào Gia Định ( 2- 1859 ) . Pháp kéo vào Gia Định vì : Nam Kỳ là kho lúa gạo của triều đình, nếu cắt đứt viện trợ lương thực của Nam kỳ, Huế sẽ gặp khó khăn, lấy xong Nam kỳ chúng sẽ đánh sang Căm-pu-chia . Pháp phải hành động ngay vì Anh đang ngấp nghé đánh Sài Gòn .
?: Chiến sự ở Gia Định như thế nào ?
?: Trong lúc quan quân nhà Nguyễn bỏ thành mà chạy, nhân dân kháng chiến như thế nào ?
?: Sau khi mất thành Gia Định , triều đình Huế chống Pháp như thế nào ?
?: TD Pháp tấn công Đại Đồn như thế nào ?
GV: hướng dẫn HS xem H.84 : Quân Pháp tấn công Đại Đồn .
?: Tại sao triều đình Huế ký điều ước Nhâm Tuất?
?: Em cho biết nội dung điều ước Nhâm Tuất ?
?: Điều ước 1862, vi phạm chủ quyền nước ta ntn ? • THẢO LUẬN NHÓM :
- Âm mưu chiến lược của Pháp là “ Đánh nhanh , thắng nhanh “, chúng thấy Đà Nẵng có thể thực hiện được ý đồ này , cho nên chúng đã quyết định đánh Đà Nẵng trước vì :
- Đà Nẵng cách Huế 100 km về phía đông nam , cảng Đà Nẵng rộng sâu kín gió, tàu chiến của Pháp có thể hoạt động được , hậu phương Quảng Nam giàu có đông dân , Pháp có thể thực hiện được khẩu hiệu “ lấy chiến tranh nuôi chiến tranh “, chúng trông chờ vào sự ủng hộ của giáo dân vùng này nên chúng có ý đồ : sau khi chiếm xong Đà Nẵng sẽ vượt đèo Hải Vân , đánh thốc lên Huế , buộc triều đình Huế phải đầu hàng .
- Chiều 31-8-1858 liên quân Pháp và Tây Ban Nha đã dàn trận trước cửa biển Đà nẵng. Sáng 1-9-1858 TD Pháp nổ súng xâm lược nước ta
- HS: Dựa vào SGK trả lời
- Triều đình không có quyết tâm chống giặc .
- Trình bầy theo SGK
- Quan sát tranh
- Nhân nhượng Pháp giữ lấy quyền lợi g/ cấp và dòng họ.
- Trình bầy theo SGK / 116 .
- Đây là hiệp ước đầu tiên nhà Nguyễn kí với Pháp , nhượng 3 tỉnh Đông Nam lỳ và Côn Đảo cho Pháp 1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 – 1859 :
a) Nguyên nhân TD Pháp xâm lược Việt Nam :
* Nguyên nhân sâu xa
+ Các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông , Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó .
* Nguyên nhân trực tiếp:
+ TD Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Gia – tô đã đem quân xâm lược Việt Nam .
+ Triều đình Nguyễn bạc nhược yếu hèn , với chính sách thủ cựu.
b) Chiến sự ở Đà Nẵng
- Sáng 1-9-1858 TD Pháp nổ súng xâm lược nước ta .
- Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương chúng ta đã thu được những thắng lợi bước đầu .
- Sau 5 tháng xâm lược TD Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà .
2. Chiến sự ở Gia Định năm 1859 :
- Tháng 2-1859 Pháp kéo quân từ Đà Nẵng vào Gia Định .
- 17-2-1859 chúng tấn công Gia Định .
- Quân triều đình chống trả yếu ớt rồi tan rã .
- Nhân dân tự động đứng lên kháng Pháp làm cho chúng rất khó khăn .
- Triều đình chỉ thủ hiểm ở Đại Đồn ( Chí Hoà ).
- Rạng sáng 24-2-1861,Pháp tấn công Đại Đồn , sau 2 ngày Đại Đồn thất thủ .
- Sau đó , Pháp đánh rộng ra các tỉnh Nam Kỳ .
+ Điều ước Nhâm Tuất
( SGK / 116 )
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
* Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( câu hỏi)
h. Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam.
h. Nội dung hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862.
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo.
- HS nộp sản phẩm cho GV.
- GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi:
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về thái độ chống quân xâm lược của triều đình Huế?
- HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè.
- HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp.
- GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có.
Triều đình Huế đã mắc sai lầm là không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu, vì vậy đã không tận dụng được thời cơ khi lực lượng địch yếu để phản công mà lại chủ trương cố thủ bỏ lỡ cơ hội độc lập.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
- GV giao nhiệm vụ về nhà.
+ Học bài theo câu hỏi SGK.
Về nhà học bài và chuẩn bị phần còn lại II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến 1873.
+ Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
+ Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
+ Tinh thần đấu tranh của nhân dân ta ra sao?