Ngày soạn:
Ngày giảng:
Điều chỉnh:
BÀI 6- TIẾT 15-19
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT 1914- 1918
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Qua bài học học sinh đạt được.
1. Kiến thức:
- Nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Biết được các giai đoạn chính và hậu quả cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Đánh giá được bản chất của chủ nghĩa đế quốc.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, thuyết trình, phân tích đánh giá, nhận xét một nội dung lịch sử, kĩ năng so sánh, hợp tác.
3. Thái độ:
- Giáo dục tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc bảo vệ hoà bình.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
- Phân tích, so sánh đánh giá sự kiện, tái tạo kiến thức, liên hệ thực tế….
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Các giai đoạn chính của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên: lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản diễn ra như thế nào?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
- Khởi động:
+ GV tổ chức HS hoạt động cá nhân.
+ HS trả lời GV nhận xét và kết luận.
Giới thiệu bài: Thế kỷ XX đi qua với nhiều cuộc chiến tranh bùng nổ. Trong đó có hai cuộc chiến tranh lớn có quy mô toàn thế giới là Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Vậy Chiến tranh lần thứ nhất đã bùng nổ như thế nào, diễn biến và kết cục mà nó đem lại ra sao? Bài học hôm nay…
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
GV: Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX các nước tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ → xuất hiện của các công ty độc quyền ra đời… nhưng sự phát triển đó lại không đồng đều . Một số nước đi vào con đường tư bản muộn nhưng lại phát huy được những lợi thế riêng và lợi dụng được những thành tựu của những nước đi trước nên có tốc độ tăng trưởng mạnh nhảy vọt như Đức, Mĩ, Áo- Hung vượt qua các nước tư bản “già” như Anh, Pháp.
GV: yêu cầu học sinh đọc thông tin kết hợp quan sát hình
HS: Thảo luận nhóm những câu hỏi sau:
Câu 1: Em cho biết mối quan hệ giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
Câu 2: Kể tên các cuộc đấu tranh đế quốc đầu tiên về mối quan hệ này?
Câu 3: Các mâu thuẫn trên đưa tới kết quả gì? Mục đích?
HS: đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
GV: chuẩn xác kiến thức
GV: cho học sinh quan sát hình 2 lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa.
? Từ những vấn đề trên, hãy xác định nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất?
GV: Sự tranh giành thuộc địa và thị trường giữa các nước đế quốc tất yếu sẽ gây chiến tranh với nhau để chia lại đất đai trên thế giới. Đế quốc Đức là hung hăng nhất vì có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa. Từ đó châu Âu hình thành hai tập đoàn gây chiến:
+ Khối Liên minh: Đức, Áo, Hung, I-ta-li-a. (1882)
+ Khối Hiệp ước: Anh, Pháp, Nga (1907)
GV: chiếu slides 2 mâu thuẫn giữa các nước tư bản
? Duyên cớ trực tiếp đưa đến chiến tranh bùng nổ là gì?
- Thái tử Áo bị ám sát ở Xéc-bi→ Đức đòi Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi.
GV: cho học sinh quan sát hình ảnh thái tử Áo – Hung bị ám sát.
? Nguyên nhân có gì khác với duyên cớ?
- Duyên cớ chỉ là cái cớ trực tiếp có tác dụng làm chiến tranh nổ ra sớm hay muộn còn nguyên nhân quyết định tính tất yếu của chiến tranh.
? Các nước đế quốc gây chiến tranh còn vì âm mưu nào khác?
- Ngăn cản phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.
- Đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc…
GV: dùng lược đồ hình 4 tường thuật diễn biến.
? Cuộc chiến tranh giữa hai khối đế quốc được mở đầu như thế nào?
- 28/7/1914 Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi.
- 1/8 Đức tuyên chiến với Nga.
- 3/8 Đức tuyên chiến với Pháp.
- 4/8 Anh tuyên chiến với Đức
=> Chiến tranh lan nhanh khắp thế giới
GV: chuyển ý.
1. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất .
* Nguyên nhân:
- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX sự phát triển không đều về kinh tế chính trị.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa: Khối liên minh Đức, Áo, Hung, I-ta- li- a khối hiệp ước Anh, Pháp, Nga. Cả hai khối này chạy đua vũ trang.
* Duyên cớ trực tiếp.
- Thái tử Áo bị ám sát ở Xéc-bi→ Đức đòi Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các giai đoạn chính của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
GV: yêu cầu học sinh đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh
? Chiến tranh thế giới thứ nhất chia làm mấy giai đoạn? Tại sao giai đoạn này ưu thế thuộc về phe liên minh?
- Chia làm hai giai đoạn từ 1914- 1916 và từ 1917- 1918
GV: dùng lược đồ chiến trường châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất tường thuật diễn biến.
? Giai đoạn thứ nhất diễn ra như thế nào?
- Khởi đầu Đức chớp nhoáng đánh chiếm Bỉ rồi thọc sang Pháp ở mặt trận phía Tây. Pa-ri bị uy hiếp. Quân Nga tấn công vào phía Đông Phổ cứu nguy cho Pháp, buộc Đức phải điều hết quân để chống Nga, Pa-ri được giải vây. Chiến tranh chớp nhoáng của Đức bị thất bại.
- 1915 Đức dồn sang mặt trận phía Đông tấn công Nga.
- 1916 Đức quay lại mặt trận phía Tây tấn công Pháp. chiến tranh chuyển sang giai đoạn cầm cự ở cả hai phe.
? Em có nhận xét gì về tình hình chiến sự giai đoạn I?
- Ưu thế thuộc về phe Liên minh trên khắp các mặt trận.
- Lúc đầu có 5 cường quốc châu Âu tham chiến→ 1917 có 38 nước tham chiến, với nhiều loại vũ khí hiện đại đưa vào sử dụng
- Chiến tranh bùng nổ với quy mô toàn thế giới: châu Âu, châu Á, châu Phi
*Thảo luận đôi:
? Các loại vũ khí hiện đại được đưa vào cuộc chiến gây tai họa như thế nào?
HS:
- Việc sử dụng các phương tiện hiện đại=> gây những hậu quả nghiêm trọng đối với loài người.
GV: cho HS quan sát tranh ảnh hình 5, 6, 7 về các loại vũ khí trong chiến tranh.
? Giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh để lại hậu quả gì ?
- Hàng chục triệu người lao động thương vong.
GV: cho HS quan sát tranh ảnh hậu quả của chiến tranh.
GV: kết luận.
GV: yêu cầu HS đọc thông tin quan sát hình ảnh
? Giai đoạn sau chiến tranh diễn ra ở đâu?
HS: suy nghĩ.
? Trong năm 1917 thế giới có sự kiện gì đáng chú ý?
? Ưu thế thuộc về phe nào?
HS: suy nghĩ.
*Thảo luận nhóm:
? Lập niên biểu về giai đoạn thứ 2 của cuộc chiến?
HS: Đại diện nhóm trình bày.
GV: tổng hợp.
GV: chuyển ý.
2. Các giai đoạn chính của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
a. Giai đoạn 1 (1914 – 1916).
- Ngày 1/8 đến ngày 3/8 Đức tuyên chiến với Nga và Pháp.
- Ngày 4. 8 Anh tuyên chiến với Đức→ Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
- Quân Đức tập trung lực lượng đánh phía Tây nhằm thôn tính nước Pháp. Song nhờ có Nga tấn công quân Đức ở phía Đông nên Pháp được cứu nguy. Năm 1916 chiến tranh chuyển sang phía cầm cự ở hai phe.
- Chiến tranh bùng nổ lôi kéo nhiều nước tham gia, nhiều vũ khí hiện đại đã giết hại làm bị thương hàng triệu người.
b. Giai đoạn thứ hai: (1917 – 1918).
- Tháng 2.1917 cách mạng tháng Hai diễn ra ở Nga, Mĩ tham chiến vào phe hiệp ước phe liên minh liên tiếp thất bại.
- Cuối năm 1917 phe Hiệp ước liên tiếp mở cuộc tấn công đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.
- Cuối năm 1918 Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện chiến tranh thế giới kết thúc.
? Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918 gây hậu quả như thế nào?
GV: Tuy nhiên, một kết quả quan trọng trong quá trình chiến tranh là sự thành công của cách mạng tháng mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô Viết, đánh dấu một bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
? Cuộc chiến tranh đó mang tính chất gì?
HS: là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa chỉ đem lại nguồn lợi cho g/c tư sản cầm quyền, gây hậu quả nặng nề cho người dân lao động.
? Em có suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến tranh đó?
HS: Suy nghĩ.
* Hoạt động nhóm:
? Là người Việt Nam luôn có tinh thần yêu chuộng hòa bình em sẽ làm gì thể hiện tinh thần đó?
HS: trình bày
GV: bổ sung rút ra nhận xét.
GV: kết luận 3. Kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
* Hậu quả:
- Chiến tranh gây tai họa: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố làng mạc đường sá bị phá hủy,….. chi phí lên tới 85 tỉ đô la.
- Chiến tranh đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận. Bản đồ thế giới được chia lại.
- Tính chất: là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, phản động.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.
+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung
+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận
+ Bài tập luyện tập thêm:
? Tại sao gọi cuộc chiến tranh 1914-1918 là chiến tranh thế giới.
Bài tập 1: Lập niên biểu diễn biến của chiến tranh thế giới thứ 1 1914 – 1918?
Thời gian Sự kiện
28/7/1914 Aó, Hung tuyên chiến với Xéc -bi.
01/8/1914 Đức tuyên chiến với Nga.
3/8/1914 Đức tuyên chiến với Pháp.
4/8/1914 Anh tuyên chiến với Đức.
Bài tập 2: Hậu quả cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất để lại như thế nào?
Bài tập 3: Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng?
Chiến tranh nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh thế giới vì?
A. Chiến tranh lan rộng ra nhiều nước châu Âu.
B. Cuộc chiến tranh đã lôi cuốn 38 nước tham gia và nhiều nước thuộc địa cũng bị lôi vào vòng khói lửa.
C. Nhiều loại cũ khí hiện đại trên thế giới lúc bấy giờ được sử dụng trong chiến tranh.
D. Tham gia chiến tranh còn có một số nước châu Âu và cả nước Mĩ ở phía Tây bán cầu.
Bài tập 4: Hoàn thiện sơ đồ sau để thấy được con đường dẫn đến các cuộc chiến tranh đế quốc nói chung và Chiến tranh thế giới thứ nhất nói riêng:
Bài tập 5: Qua bảng số liệu sau hãy giải thích vì sao con số thiệt hại về người của Nga, Pháp, Đức, Áo- Hung trong chiến tranh thế giới thứ nhất là rất lớn còn Anh đặc biệt là Mĩ thì không đáng kể.
Nước Thiệt hại về người( Triệu người)
Nga 2,30
Pháp 1,40
Anh 0,70
Mĩ 0,08
Đức 2,00
Áo- Hung 1,40
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức
4. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk.
- Làm bài tập sgk.
- Chuẩn bị bài mới: Bài 7- Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939
Giáo án VNEN bài Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914- 1918
Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914- 1918. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 8, hay khác:
Bộ Giáo án lịch sử 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.
- Giáo án lịch sử 8: Bài Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- Giáo án lịch sử 8: Bài Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên (tiếp)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1794)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) tiếp
- Giáo án lịch sử 8: Bài Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi toàn thế giới
- Giáo án lịch sử 8: Bài Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi toàn thế giới (tiếp)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác (tiếp)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Công xã Pa ri 1871
- Giáo án lịch sử 8: Bài Các nước Anh - Pháp - Đức - Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Các nước Anh - Pháp - Đức - Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (tiếp)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (tiếp)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Cách mạng tháng Mười Nga 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Cách mạng tháng Mười Nga 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) tiếp
- Giáo án lịch sử 8: Bài Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939) tiếp
- Giáo án lịch sử 8: Bài Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Sự phát triển của văn hoá, khoa học kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XIX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Kiểm tra học kì 1
- Giáo án lịch sử 8: Bài Cuộc kháng chiến từ 1858 đến 1873
- Giáo án lịch sử 8: Bài Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884) tiếp theo
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (tiếp)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Làm bài tập lịch sử
- Giáo án lịch sử 8: Bài Các trào lưu Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Kiểm tra 1 tiết học kì 2
- Giáo án lịch sử 8: Bài Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam
- Giáo án lịch sử 8: Bài Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam (tiếp)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 (tiếp)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918
- Hướng dẫn tải giáo án Lịch sử 8 (Có xem trước)
- Giáo án VNEN lịch sử 8
- Giáo án VNEN bài Các cuộc cách mạng tư sản Âu- Mĩ thế kỉ XVII- XVIII
- Giáo án VNEN bài Các mạng công nghiệp
- Giáo án VNEN bài Các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- Giáo án VNEN bài Các nước châu Á trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây
- Giáo án VNEN bài Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914- 1918
- Giáo án VNEN bài Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939
- Giáo án VNEN bài Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939.
- Giáo án VNEN bài Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nước Nga- Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941
- Giáo án VNEN bài chiến tranh thế giới thứ hai 1939- 1945.
- Giáo án VNEN bài Làm bài tập lịch sử
- Giáo án VNEN bài Ôn tập học kì I
- Giáo án VNEN bài Sự phát triển của khoa học- kĩ thuật và văn hóa thế giới thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XX
- Giáo án VNEN bài Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858- đến năm 1884.
- Giáo án VNEN bài Phong trào kháng chiến chống pháp từ năm 1884 đến năm 1896
- Giáo án VNEN bài Chính sách khai thác thuộc địa và những chuyển biến về kinh tế xã hội (từ năm 1897 đến năm 1918)
- Giáo án VNEN bài Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Giáo án VNEN bài Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918
- Giáo án VNEN bài Kiểm tra học kì II
- Hướng dẫn tải giáo án VNEN Lịch sử 8 (Có xem trước)
- Giáo án VNEN bài Khí hậu Việt Nam
- Tải giáo án Lịch sử 8 theo công văn 5512 (có xem trước)
- Tải giáo án sử 8 hướng PTNL với 4 hoạt động
- Tải giáo án lịch sử 8 kì 1 theo công văn 5512 (xem trước mẫu)
- Tải giáo án lịch sử 8 kì 2 theo công văn 5512 (xem trước mẫu)
Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8
Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.
Giải sách giáo khoa lớp 8
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 8 tập 1 giản lược
- Soạn văn 8 tập 2 giản lược
- Toán 8 tập 1
- Toán 8 tập 2
- Giải sgk hoá học 8
- Giải sgk vật lí 8
- Giải vở BT vật lí 8
- Giải sgk sinh học 8
- Giải sgk tiếng Anh 8
- Giải sgk lịch sử 8
- Giải sgk địa lí 8
- Giải sgk GDCD 8