Giáo án lịch sử 8: Bài Cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) tiếp

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) tiếp. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn………………………..…….….. Ngày dạy…………………………….…

TIẾT 4
BÀI 2 : CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP ( 1789-1794) (tt)

I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: HS hiểu
- Những sự kiện cơ bản về diển biến cuộc cách mạng phát triển qua 3 giai đoạn (quân chủ lập hiến, cộng hoà và chuyên chính dân chủ cách mạng).
- Ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp và những hạn chế của nó.
2. Tư tưởng :
- Nhận thức tính chất hạn chế cuộc cách mạng tư sản, bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cách mạng tư sản Pháp.
3. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ, lập niên biểu, bảng thống kê, phân tích so sánh...
4- Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Gíao án, tranh, ảnh trong SGK.
- SGK, SGV Lớp 8, lược đồ thế giới, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập.
- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.
- Lược đồ phản cách mạng tấn công nước Pháp, nội dung các kênh hình, các tài liệu liên quan...
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến cuộc CMTS Pháp.
- Tập thuyết trình trước lớp.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề…
2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép…
IV.Tiến trình tổ chức hoạt động:
1. Ổn định tổ chức
2. kiểm tra bài cũ: Trong quá trình học
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
MT: HS nắm các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
Hs hiểu được tiến trình cách mạng TS Pháp và ý nghĩa của nó.
Câu hỏi: Cách mạng tư sản Pháp bắt đầu như thế nào?
GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK.
HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau.
HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi.
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm.
GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới. Cuộc tấn công pháo đài- nhà tù Ba-xti đã mở đầu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản Pháp, cách mạng tiếp tục phát triển và kết thúc ra sao,.....
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - Những sự kiện cơ bản về diển biến cuộc cách mạng phát triển qua 3 giai đoạn (quân chủ lập hiến, cộng hoà và chuyên chính dân chủ cách mạng).
- Ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp và những hạn chế của nó.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
?:Thắng lợi ngày 14-7-1789 đưa đến kết quả gì ?
?: Sau khi nắm chính quyền đại TS đẫ làm gì ?

?:Tìm hiểu nội dung của Tuyên ngôn rút ra mặt tích cực, hạn chế của nó ?

?:Tuyên ngôn và Hiến pháp đem lại quyền lợi cho những ai?

?: Để tỏ thái độ với đại TS, nhà vua Pháp đã có hành động gì ?Em có suy nghĩ gì về hành động của vua Pháp ? Giống ông vua nào của n¬ước ta ?
?: Tr¬ước hành động của đại TS và nhà vua, nhân dân đã làm gì
?: Khởi nghĩa ngày 10-8-1792 đ¬ã đến kết quả gì ?
GV dẫn dắt : Nền cộng hoà I được thiết lập nh¬ưng Pháp lâm vào tình thế vô cùng khó khăn : Bề ngoài liên minh các nước PK bao vây và tấn công nước Pháp, bên trong lực lượng phản c/mạng chống phá .
?: Khi Tổ quốc lâm nguy , nhân dân đã làm gì ?
?: Tr¬ướctình hình Tổ quốc lâm nguy thái độ của phái Gi-rông -đanh nh¬ư thế nào ?
?: Thái độ đó buộc nhân dân phải làm gì ?
GV khẳng định : Phái Gi-rông-đanh không lo tổ chức chống đời sống nhân dân , chỉ lo củng thiết lập nền cộng hoà trong tình trạng hết sức khó khăn : nạn nội phản và ngoại xâm đe doạ .
?: Vậy chính quyền c/mạng đã làm gì để ổn định tình hình và đáp ứng nguyện vọng của ND ?
?:Em có nhận xét gì về các biện pháp của chính quyền Gia-cô-banh ?
GV mở rộng vấn đề : so với các cuộc c/mạng TS Anh,Mỹ, cách mạng TS Pháp thời kỳ Gia-cô-banh phát triển, điển hình, triệt để nhất vì đẫ đáp ứng đ¬¬ược yêu cầu ruộng đất cho nông dân. Vậy tại sao chính quyền Gia-cô-banh thất bại ?
cố quyền lực . N¬¬ước Pháp đã
?: Tại sao TS phản c/mạng tiến hành cuộc đảo chính ?

?:Từ mục tiêu,nhiệm vụ cuộc c/mạng đặt ra , hãy rút ra ý nghĩa của cuộc cách mạng TS Pháp cuối TK XVIII ?

?: Giải thích tại sao c/mạng Pháp được coi là cuộc c/mạng TS triệt để nhất ?
Kết luận : Mặc dù còn nhiều hạn chế song ->Cách mạng Pháp vẫn được coi là cuộc Cách mạng TS triệt để nhất Được V.Lê-nin đánh giá cao : Cuộc Đại Cách mạng Pháp. HS :Đọc mục 1 SGK

-Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. Ban hàmh Hiến pháp–xác lập chế độ quân chủ lập hiến ( 9-1791).
- Tích cực : Đề cao quyền tự do,bình đẳng của con ng¬ời .
+Hạn chế : phục vụ ,bảo vệ quyền lợi của g/cấp TS

- Đem lại quyền lơi cho Đại TS, nhân dân và cả nhà vua hầu như¬ không đ¬ược hưổng quyền lợi gì
- Vua Pháp cầu cứu Liên minh các n¬ước PK châu Âu chống lại c/m Pháp : hèn nhát và phản động

- dựa vào SGK trả lời .

- trả lời theo SGK .

- Bài trừ nội phản và kiên quyết chống ngoại xâm

- HS : Trả lời theo SGK.

- Tiếp tục khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông -đanh

- Dựa vào SGK để trả lời .

- Các biện pháp tiến bộ : về chính trị,kinh tế ,văn hoá giáo dục nhằm ổn định tình hình, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

- >< trong nội bộ phái cầm quyền, nhân dân không còn ủng hộ và bọn TS phản c/m chống phá
- Các biện pháp của chính quyền Gia-cô-banh đã đụng chạm đến quyền lợi của TS - > chúng muốn ngăn chặn c/mạng tiếp tục phát triển nên đã tiến hành đảo chính
- Lật đổ chế độ PK đưa g/c TS lên nắm quyền mởđ-ường cho CNTB phát triển ở Pháp.
- Đối với TG : có ảnh hưởng lớn thúc đẩy cuộc c/m dân tộc dân chủ trên thế giới
- giải quyết đư¬ợc một phần yêu cầu của nông dân 1. Chế độ quân chủ lập hiến (từ ngày 14-7-1789 đến ngày 10-8-1792)
- Đại TS lên nắm quyền thành lập chế độ quân chủ lập hiến
- Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền(8-1789) , Hiến pháp (9-1791) bảo vệ quyền lợi cho g/c TS .

- Ngày 10 -8- 1792 nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ nền thống trị của đại TS
-> xoá bỏ hoàn toàn chế độ PK .

2. B¬ước đầu của nền cộng hoà ( từ ngày 21-9-1792 đến ngày 2-6-1793) .
- Phái Gi-rông-đanh không lo tổ chức chống ngoại xâm,nôi phản ổn định đời sống nhân dân , chỉ lo củng cố quyền lực

-Nước Pháp thiết lập nền cộng hoà trong tình trạng hết sức khó khăn : nạn nội phản và ngoại xâm đe doạ

3. Chính quyền dân chủ Gia cô-banh
( từ ngày 2-6-1793 đến ngày 27-7-1794).
- Nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ :
+Chính trị
+ Kinh tế
+ Quân sự
- Ngày 27-7-1794 phái Gia-cô-banh bị lật đổ -> TS phản c/mạng nắm quyền - > C/m Pháp kết thúc

4. Ý nghĩa lịch sử của c/mạng Pháp cuối TK XVIII.
- Là cuộc c/mạng TS triệt để nhất:
- Đối với nước Pháp lật đổ chế độ PK,đưa g/cấp TS lên cầm quyền mở đ¬ường cho CNTB phát triển , giải quyết đư¬ợc một phần yêu cầu của nông dân .
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
* Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( dạng câu hỏi và bài tập )
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
* Bài tập: Nhân dân lao động Pháp đã làm được gì trong cách mạng năm 1789- 1794.
A. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
B. Đánh tan thù trong giặc ngoài.
C. Lật đổ phái Gi-rông-đanh xoá bỏ nền thống trị của đại tư sản.
D. tất cả các ý trên.
h. Sau khi cách mạng thành công quàn chúng lao động đã được hưởng những quyền lợi gì?
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo.
- HS nộp sản phẩm cho GV.
- GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
* Hoạt động cá nhân.
- GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi:
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về các biện pháp của chính quyền Gia-cô-banh.
- HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè.
- HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp.
- GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có.
Là những biện pháp tiến bộ, đem lại quyền lợi cơ bản cho nhân dân, vì thế có tác dụng động viên quần chúng, tập hợp đông đảo quần chúng, khơi daayjvaf phát huy tinh thần cách mạng, sức mạnh của quần chúng trong việc chống ngoại xâm và nội phản.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử

- GV giao nhiệm vụ về nhà.
+ Học bài theo câu hỏi SGK.
Học bài cũ, nghiên cứu lại bài học ở sgk. Làm bài tập 1 sgk/17
- Chuẩn bị bài sau: Nghiên cứu I bài 3. Phần 2.I giảm tải .
+ Cách mạng công nghiệp là gì? Nguyên nhân, hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp.
+ Nghiên cứu các kênh hình và các lược đồ trong SGK trang19,20,22,23.

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 8, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.