Ngày soạn…………………………………..Ngày dạy……………..………
TIẾT 34 BÀI 23 ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945 )
I-Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Trình bày và phân tích được những nội dung chính đã học với những sự kiện tiêu biểu:
+ Cách mạng XHCN tháng 10 Nga năm 1917.
+ Cao trào cách mạng ở Châu Âu ( 1918-192).
+ Phong trào cách mạng ở Châu Á.
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và Chiến tranh thế giới thứ II 1939-1945.
+ Lập niên biểu những sự kiện chủ yếu từ năm 1917 đến 1945.
2.Tư tưởng:
- Củng cố, nâng cao tư tưởng, tình cảm cách mạng, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính, tinh thần chống chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít bảo vệ hoà bình thế giới .
3. Kĩ năng:
- Giúp HS kĩ năng lập bảng thống kê, niên biểu.
4- Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác các kênh hình từ 1917-1945 trong SGK . Đưa ra nhận xét về các sự kiện lịch sử chính.
- Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Gíao án, tranh ảnh trong SGK.
- Các tư liệu về các sự kiện lịch sử chính từ 1917-1945.
- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến các sự kiện lịch sử chính từ 1917-1945.
- Tập thuyết trình trước lớp.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… động não, kĩ thuật mãnh ghép.
2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép…
IV.Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV lịch sử 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập.
- Tranh ảnh có liên quan đến các sự kiện lịch sử chính từ 1917-1945.
V.Tiến trình tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động khởi động:
Kiểm tra bài cũ trong quá trình ôn tập .
GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK.
h. Trong thời gian từ 1917-1945 lịch sử thế giới đã trải qua những sự kiện chính nào? .
h. Lịch sử thế giới thời gian từ 1917-1945 có những nội dung chính nào?
HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau.
HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi.
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm.
GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới.
Để nhớ lại các kiến thức đã học lịch sử thế giới hiện đại 1917-1945 chúng ta đi vào tiết ôn tập .
2. Hoạt động hình thành kiến thức
* Hoạt động 1: Hoạt động thảo luận nhóm
I-Những sự kiện chính của lịch sử:
GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm:
- GV lập nhóm và phát phiếu học tập, hướng dẫn nhóm làm việc, hoàn thiện phiếu học tập.
Câu 1. Tìm hiểu về nước Nga, Liên Xô.
Câu 2. Tìm hiểu về các nước khác.
Câu 3. Tìm hiểu về nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917-1945.
1/Về nước Nga, Liên Xô:
Thời gian Sự kiện Kết quả
Tháng Hai 1917 Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi Lật đổ chế độ Nga Hoàng .
Hai chính quyền song song và tồn tại
Ngày 7/11/1917 Cách mạng XHCN tháng Mười Nga thắng lợi. Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản.
Thành lập nước cộng hoà Xô Viết.
Mở đầu thời kì mới.
1918 - 1920 Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô Viết, Xây dựng hệ thống chính trị -Nhà nước mới,thực hiện cải cách XHCN.
Đánh thắng thù trong giặc ngoài.
1921 - 1941 Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hoá XHCN.
Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp XHCN.
1941 - 1945 Chiến tranh vệ quốc Liên Xô trở thành lực lượng chủ chốt trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ,giải phóng nhân loại.
.
2/Các nước khác
Thời gian Sự kiện Kết quả
1918-1923 Cao trào cách mạng ở châu Âu và Châu Á. Các Đảng cộng sản lần lược ra đời.
Quốc tế cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng.
1924-1929 Thời kì ổn định và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng ,tình hình chính trị tương đối ổn định .
1929-1933 Khủng hoảng kinh tế thế giới tư bản. Kinh tế giảm suốt nghiêm trọng,nhân dân thất nghiệp,chính trị không ổn định
1933-1939 Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng. Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở Đức,Ita lia,Nhật Bản.
1939-1945 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. 72 nước ở trong tình trạng chiến tranh. Chủ nghĩa phát xít thất bại. Thắng lợi thuộc về liên Xô,các nước Đồng minh và nhân dân tiến bộ thế giới .
- GV lập nhóm (3 bàn/nhóm- gồm 10 HS) phát phiểu học tập và hướng dẫn các nhóm làm việc, hoàn thiện phiếu học tập.
- HS các nhóm đọc SGK thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập, GV quan sát giúp đỡ các nhóm trung quá trình thảo luận.
- GV yêu cầu bất kì thành viên nào trong các nhóm báo cáo sản phẩm, các nhóm bổ sung góp ý.
- GV nhận xét đánh giá và dưa trên sản phẩm của HS, hướng dẫn HS hoàn thiện, chính xác hóa kiến thức.
II / Những nội dung chủ yếu: Hoạt động cá nhân.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
GV: Chia nhóm HS thảo luận để tìm ra 5 sự kiện chính yếu của thế giới hiện đại là gì ?
?: Em cho biết 5 sự kiện chủ yếu ( 1917 – 1945 ) là những sự kiện gì ?
* Nhóm 1:
?: Tại sao em lại chọn Cách mạng tháng Mười Nga là sự kiện tiêu biểu ?
* Nhóm 2 :
?: Tại sao lại chọn cao trào cách mạng 1918 – 1923 là sự kiện chủ yếu ?
?: Vì sao chọn phong trào c/mạng giải phóng dân tộc lên cao ở các nước thuộc địa là chủ yếu ?
* Nhóm 4 :
?: Tại sao em lại chọn cuộc tổng khủng hoảng ?
* Nhóm 5 :
?: Tại sao lại chọn Chiến tranh thế giới lần thứ hai là sự kiện chủ yếu ?
- Chia nhóm HS thảo luận
- HS : nêu được 5 sự kiện tiêu biểu , sau đó phân tích các sự kiện đó .
- Lần đầu tiên c/mạng VS thành công trên thế giới , loại hình nhà nước mới – XHCN ra đời , nhà nước này đã đứng vững trước sự tấn công của kẻ thù, đủ sức chống đỡ với thù trong giặc ngoài, xây dựng thành công CNXH
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào c/m ở các nước TB lên cao , điển hình là ở Đức và Hung-ga-ri ( chính quyền Xô viết tồn tại 133 ngày )
Sau đó một loạt các Đảng cộng sản các nước ra đời trên thế giới . Quốc tế cộng sản thành lập lãnh đạo c/mạng thế giới
- Sau chién tranh thế giới thứ nhất , phong tràođấu tranh giải phóng dân tộc lên cao .
- Trung Quốc : c/mạng dân chủ mới bắt đầu .
- Việt Nam : C/mạng tháng Tám thành công , nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời .
- Đây là một trong ba bộ phận c/mạng thế giới chĩa vào chủ nghĩa đế quốc
- Hậu quả : Chủ nghĩa phát xít ra đời trên TG , đe doạ an ninh loài người, chúng mưu toan gây chiến tranh TG. II, phân chia lại TG
- Chiến tranh TG.II bùng nổ , một bên là phát xít, một bên là phe Đồng minh , đã lôi cuốn 72 nước tham chiến , gây cho loài người nhiều thảm hoạ. Sau chiến tranh thế giới , hệ thống mới ra đời – hệ thống XHCN *Nội dung chủ yếu :
Gồm 5 sự kiện :
1. Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga thành công và sự tồn tại vững chắc của nhà nứôc Xô viết đầu tiên :
- Là cuộc cách mạng vô sản thành công đầu tiên trên thế giới .
- Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội .
2. Cao trào cách mạng 1918 – 1923 :
- Phong trào c/m các nước TB lên cao
- Một loạt Đảng cộng sản các nước ra đời .
- Quốc tế cộng sản thành lập.
3. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa lên cao :
- Đây là một trong ba bộ phận cách mạng thế giới chĩa vào chủ nghĩa đế quốc .
4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 :
* Hậu quả :
+ Chủ nghĩa phát xít ra đời đe doạ an ninh thế giới
+Chúng mưu toan gây chiến tranh chia lại TG.
5. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời .
3. Hoạt động luyện tập: ( 4 ph)
* Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học (câu hỏi)
h. Trong các sự kiện lịch sử từ năm 1917 đến năm 1945 em hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất và lí do vì sao em chọn các sự kiện đó?
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo.
- HS nộp sản phẩm cho GV.
- GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:
* Hoạt động cá nhân.
- GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi:
Câu hỏi: Theo em nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945 là gì?
- HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè.
- HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp.
- GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có.
Sự phát triển có tính chất bước ngoặt của Cách mạng thế giới với sự thắng lợi mở đầu của Cách mạng thánh 10 Nga.
Sự phát triển thăng trầm đầy kịch tính của CNTB.
Cuộc chiến tranh giành độc và giai cấp rộng lớn, quyết liệt trên phạm vi từng nước và trên thế giới nhằm giành hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
5/ Hoạt động nối tiếp.
- GV giao nhiệm vụ về nhà.
+ Học bài theo câu hỏi SGK.
- Về nhà học kĩ tất cả các bài đã học trong học kì I để tuần 18 tiết 35 thi học kì I cho tốt.