Ngày soạn…………………………………..Ngày dạy……………..………
TIẾT 44 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
I.Mục tiêu bài học;
1.Kiến thức: HS trình bày được:
- Lịch sử Việt Nam từ 1858 1918, sự xâm lược của thực dân Pháp và quá trình chống xâm lược Pháp của nhân dân ta.
- Đặc điểm, diễn biến, những nguyên nhân thất bại của phong trào cách mạng cuối thế kỷ XIX. Cách nhận biết các kí hiệu trên bản đồ, dùng bản đồ tường thuật khởi nghĩa phong trào chống Pháp.
2.Tư tưởng:
- Củng cố cho học sinh lòng yêu nước và ý chí căm thù giặc,trân trọng sự hi sinh dũng cảm của các chiến sĩ cách mạng tiền bối đấu tranh cho độc lập dân tộc.
3. Kỹ năng:
- Tổng hợp, phân tích, nhận xét đánh giá, so sánh những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.
- Kĩ năng sử dụng bản đồ và tranh ảnh lịch sử. Biết tường thuật một sự kiện lịch sử.
4- Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác các sự kiện lịch sử. Đưa ra nhận xét về các sự kiện lịch sử đó.
- Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Gíao án, tranh ảnh trong LSĐP.
- Tư liệu về phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX
- Các mẫu chuyện về các nhà yêu nước trong thời kì này.
- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
- Tập thuyết trình trước lớp.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… động não, kĩ thuật mãnh ghép.
2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép…
IV.Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV lịch sử 8,bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập.
- Một số tài liệu văn học , sử học có liên quan với nội dung bài học.
- Bản đồ Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Lược đồ một số cuộc khởi nghĩa điển hình, tranh ảnh lịch sử có liên quan đến nội dung bài giảng.
V.Tiến trình tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động khởi động:
h. Nguyên nhân thất bại của các phong trào ở địa phương Quảng Ngãi.
- Thời cơ chưa chín mùi, tổ chức còn non kém, kế hoạch bị lộ .
GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK.
h. Cho biết quá trình xâm lược của thực dân Pháp đối với đất nước ta.
h. Cho biết quá trình đấu tranh chống xâm lược Pháp của nhân dân ta.
HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau.
HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi.
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm.
GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới.
Để hệ thống hóa các kiến thức đã học và vận dụng kiến thức đã học giải quyết 1số dạng bài tập lịch sử ta vào tiết học tiếp : “ Bài tập lịch sử ”.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Hoạt động thảo luận nhóm. Giai quyết một số câu hỏi.
GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm:
- GV lập nhóm và phát phiếu học tập, hướng dẫn nhóm làm việc, hoàn thiện phiếu học tập.
N1,2: Qúa trình xâm lược của thực dân Pháp từ (1858-1884).
N3,4: Qúa trình chống xâm lược Pháp của nhân dân ta từ (1858-1884).
N5,6: Triều đình Huế đã để mất nước thể hiện qua các Hiệp ước nào?
- HS trao đổi, thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập dưới sự hổ trợ, hướng dẫn của GV.
- GV yêu cầu một thành viên trong nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, góp ý.
- GV nhận xét, đánh giá qua sản phẩm của HS, hướng dẫn hoàn thiện, chính xác hóa kiến thức và chốt các ý chính bằng cách thành lập bảng thống kê.
1. Lập bảng thống kê qua trình xâm lược của thực dân Pháp và quá trình chống xâm lược của nhân dân ta (1858-1884).
Thời gian Quá trình xâm lược của Pháp Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
Từ 1.9.1858
- 2.1859 Thực dân Pháp đánh Đà Nẵng và bán đảo Sơn Trà Triều đình chống trả yếu ớt,rồi rút lui về phía sau lập phòng tuyến,nhân dân kiên quyết chống Pháp bằng mọi thứ vũ khí.
2.1859 – 3.1861 TDP kéo quân từ ĐN vào Gia Định để cứu vãn âm mưu chiến lược “đánh nhanh,thắng nhanh” Triều đình không chủ động đánh giặc,quân triều đình chống trả yếu ớt,rồi bỏ thành mà chạy.
12.4.1861
16.12.1861
23.3.1862 TDP chiếm Định Tường
Pháp chiếm Biên Hoà
Pháp chiếm Vĩnh Long Nhân dân 3 tỉnh miền Đông kháng Pháp
5.6.1862 TDP buộc triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất (nhượng 3 tỉnh miền Đông cho Pháp) Nhân dân quyết tâm đánh Pháp, không chấp nhận hiệp ước.
6.1867 TDP chiếm 3 tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên Nhân dân 6 tỉnh Nam kì kháng Pháp, điển hình: Khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Trung Trực,Võ Duy Dương
20.11.1873 TDP đánh Bắc kì lần thứ nhất Nhân dân Bắc Kì kháng Pháp
15.3.1874 TDP buộc triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất,nhượng 6 tỉnh Nam kì Nhân dân cả nước kiên quyết đánh Pháp
25.4.1882 TDP đánh Bắc kì lần thứ hai Nhân dân Bắc kì kiên quyết kháng Pháp
18.8.1883 TDP đánh Huế ,hiệp ước Hác-Măng được kí kết, triều đình công nhận quyền bảo hộ của Pháp Nhân dân cả nước kiên quyết đánh cả triều đình đầu hàng và thực dân Pháp.
6.6.1884 Triều đình kí hiệp ước Pa-Tơ-nốt,chính thức đầu hàng thực dân Pháp, biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập thành thuộc địa nửa PK. Nhân dân cả nước phản đối triều đình đầu hàng.
* Hoạt động cá nhân. Giai quyết một số bài tập.
- GV giao nhiệm vụ cho HS câu hỏi.
h. Nêu những sự kiện chính trong phong trào Cần Vương 1885-1896.
- HS làm việc cá nhân, từng HS đọc SGK tìm câu trả lời trao đổi thảo luận dưới sự hổ trợ của GV.
- HS trình bày, các HS khác bổ sung góp ý.
- GV phân tích, nhận xét, đánh giá và chốt các ý chính bằng cách thành lập bảng thống kê.
2. Lập bảng niên biểu phong trào Cần Vương 1885-1896
Thời gian Sự kiện
5.7.1885 Cuộc phản công của phe chủ chiến tai kinh thành Huế.
13.7.1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi hạ chiếu cần vương kêu gọi các văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
7.1885
11.1888 Giai đoạn I: Phong trào phát triển hầu khắp các tỉnh Bắc,Trung Kì
11.1888
12.1895 Giai đoạn II: Điển hình là các cuộc khởi nghĩa
+ Khởi nghĩa Hương Khê 1885-1895
Bài tập thực hành
- Sử dụng bài tập lịch sử, bài tập làm vào bảng phụ.
- Treo bảng đồ 3 cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương cho học sinh tường thuật.
3. Hoạt động luyện tập:
* Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( dạng bài tập)
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
Bài tập: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương theo các mục sau:
Khởi nghĩa thời gian Người lãnh đạo Địa bàn hoạt động Nguyên nhân thất bại Ý nghĩa lịch sử
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo.
- HS nộp sản phẩm cho GV.
- GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:
* Hoạt động cá nhân.
- GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi:
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1896.
- HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè.
- HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp.
- GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có.
Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân cả nước ra rầm rộ kháp nơi, được nhân dân cả nước ủng hộ rất nhiều.
5/ Hoạt động nối tiếp.
- GV giao nhiệm vụ về nhà.
+ Học bài theo câu hỏi SGK
+ Làm bài tập trong sách thực hành
- Soạn bài 28 “ Các trào lưu Duy Tân vào Việt Nam”
+ Tình hình Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
+ Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nử cuối thế kỉ XIX.
+ Kết cục của các đề nghị cải cách.