Ngày soạn:
Ngày giảng:
Điều chỉnh:
BÀI 9- TIẾT 28, 29, 30:
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917. NƯỚC NGA – LIÊN XÔ TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1941)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Qua bài học học sinh đạt được.
1. Kiến thức:
-Phân tích được hoàn cảnh lịch sử bùng nổ hai cuộc cách mạng ở Nga trong năm 1917: cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười.
-Nêu được nhiệm vụ, tính chất, diện biến chính, kết quả và ý nghĩa của hai cuộc cách mạng ở Nga trong năm 1917.
-Thông kê được những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội 1925- 1941.
2. Kỹ năng:
-Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thông tin, tranh luận, giải quyết vấn đề khai thác sử dụng kênh hình, hợp tác theo nhóm rút ra bài học lịch sử.
3. Thái độ:
-Khâm phục tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân lao động Nga, chống lại các luận điệu xuyên tạc lịch sử, tự bồi dưỡng ý thức học tập.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
-Xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
-Nội dung:
+ Tình hình nước Nga trước hai cuộc cách mạng.
+ Hai cuộc cách mạng ở nước Nga năm 1917.
+ Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười.
+ Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế của nước Nga- Liên Xô (1921 - 1925).
+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô( 1925 - 1941).
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
-Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Bản đồ nước Nga.
2. Học sinh: Tìm hiểu trước bài.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
- Khởi động:
+ GV tổ chức HS hoạt động cá nhân.
+ HS trả lời GV nhận xét và kết luận.
Giới thiệu bài: Tình hình nước Nga trước cách Mạng vẫn là nước quân chủ chuyên chế đời sống nhân dân cực khổ. Năm 1917 ở nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng vào tháng Hai và tháng Mười. Cuộc cách mạng tháng Mười Nga mở ra thời kỳ phát triền mới trong lịch sử nhân loại. Bài học hôm nay thầy trò cùng tìm hiểu...
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước Nga trước hai cuộc cách mạng.
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung SGK.
? Sau cuộc cách mạng 1905-1907 tình hình nước Nga như thế nào?
GV: dùng bản đồ nước Nga năm 1914 giới thiệu tình hình nước Nga
? Tại sao năm 1914 Nga Hoàng đẩy nước Nga vào chiến tranh với Nhật?
HS: Vì Nga Hoàng hi vọng được chia sẻ thị trường cùng các đế quốc Anh, Pháp.
? Hậu quả như thế nào?
HS: Nền kinh tế suy sụp,
? Đời sống nhân dân ra sao?
HS: Đời sống nhân dân cơ cực.
? Thái độ nhân dân thế nào?
HS: Phong trào phản đối chiến tranh lên cao mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt.
GV: yêu cầu HS quan sát tranh hình 9,10,11, 12 mô tả những nông dân, binh lính Nga thế kỷ XX giới thiệu.
? Trước tình hình đó Đảng Bôn sê vích đã làm gì?
GV: chuyển ý. 1. Tình hình nước Nga trước hai cuộc cách mạng.
- Nước Nga là nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga Hoàng Ni-cô-lai II
- Nga Hoàng đẩy nước Nga vào chiến tranh đế quốc gây hậu quả nghiêm trọng.
- Nền kinh tế suy sụp, thua trận, mất đất. Đời sống nhân dân cơ cực.
- Phong trào phản đối chiến tranh lên cao mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt đòi lật đổ chế độ Nga hoàng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hai cuộc cách mạng ở nước Nga năm 1917
Bước 1: Cách mạng tháng Hai năm 1917.
GV: yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK
? Mục tiêu của phong trào đấu tranh ở Nga đầu thế kỷ XX?
HS: Lật đổ chế độ Nga hoàng.
? Hình thức đấu tranh?
GV dùng tranh: Cuộc tổng bãi công ở Pê-tơ-rô-grát.
? Mở đầu cuộc cách mạng tháng 2-1917 là khởi nghĩa ở đâu?
HS: ở Pê-tơ-rô-grát.
? Lực lượng?
HS: 9 vạn công nhân
? Hình thức đấu tranh?
HS: cuộc biểu tình
GV: yêu cầu học sinh quan sát hình 13,14, 15, 16 mô tả
? Kết quả cuộc khởi nghĩa?
? Khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grát có ý nghĩa như thế nào?
HS: suy nghĩ.
? Nêu rõ tình hình nước Nga sau cách mạng tháng 2 năm 1917?
HS: suy nghĩ.
? Nhận xét về cách mạng tháng 2-1917 ở Nga?
HS: suy nghĩ.
*Thảo luận nhóm:
? Vì sao cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 được coi là cuộc cách mạng dân chủ kiểu mới?
HS: đại diện nhóm báo cáo.
GV: kết luận. được coi là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của đảng Bôn sê vích đóng vai trò là lực lượng chủ yếu quyết định thắng lợi của cách mạng.
GV: kết luận.
GV: chuyển ý.
Bước 2: Cách mạng tháng mười năm 1917
? Cách mạng tháng Hai đã lật đổ chế độ Nga hoàng, song cục diện chính trị ở Nga lại diễn ra như thế nào?
- 2 chính quyền song song tồn tại.
? Trước tình hình đó Lê-nin & Đảng Bôn-sê-vích đã làm gì?
? Trong lúc đó chính phủ lâm thời có thái độ như thế nào?
- Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng nhân dân, chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản lại xem cuộc cách mạng đã thành công tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc.
GV: Cho HS quan sát hình 17, 18, 19.
? Cuộc cách mạng tháng Mười diễn ra như thế nào?
? Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có 2 cuộc cách mạng?
- Vì:
+ Cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ vào tháng 2/ 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng dẫn đến tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại -> Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
+ Cuộc cách mạng thứ 2 do Lê-nin & Đảng Bôn-sê-vích Nga vạch ra kế hoạch & lãnh đạo thực hiện thắng lợi, lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô viết -> Đó là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
GV: chuyển ý
GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu sgk
2. Hai cuộc cách mạng ở nước Nga năm 1917.
a. Cách mạng tháng Hai năm 1917.
* Diễn biến.
- Mở đầu là cuộc biểu tình 23-2-1917 khởi nghĩa của 9 vạn công nhân ở Pê-tơ-rô-grát.
- Ba ngày sau bãi công bao trùm khắp thành phố biến thành khởi nghĩa vũ trang
- Quân khởi nghĩa chiếm công sở - chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ nước Nga trở thành nước cộng hòa.
- Phong trào cách mạng diễn ra trong cả nước đại biểu công nhân nông dân, binh lính được thành lập
- Cùng lúc đó giai cấp tư sản thành lập Chính phủ lâm thời nhằm giành lại chính quyền từ tay Xô Viết.
- Hai chính quyền song song tồn tại.
b. Cách mạng tháng mười năm 1917
* Nguyên nhân
- Lê-nin & Đảng Bôn-sê-vích tiếp tục làm cách mạng, thu hút công nhân & nông dân tham gia, dùng bạo lực lật đổ chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại.
- Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng nhân dân chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản vẫn tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc.
* Diễn biến:
- Đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm khắp cả nước.
- 7/10, Lê-nin từ Phần Lan về Pê-tơ-grát để trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
- 24/10, cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân cách mạng làm chủ toàn thành phố.
- Đêm 25/10, Cung điện Mùa Đông bị chiếm, chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn.
- Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va & đến đầu 1918 cách mạng XHCN tháng Mười đã thắng lợi.
Hoạt động 3: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười là gì?
? Cách mạng tháng Mười có ý nghĩa như thế nào đối với nước Nga và trên thế giới?
GV: Liên hệ đến cách mạng Việt Nam.
- Cuộc cách mạng tháng mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ & thúc đẩy cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của đất nước ta phát triển. Đây là cuộc cách mạng XHCN đầu tiên thắng lợi trên thế giới, mặc dù đến nay chế độ XHCN đã sụp đổ ở Liên Xô nhưng Đảng & nhân dân ta vẫn rất coi trọng vị trí & ý nghĩa của cách mạng tháng Mười.
?Quan sát hình 20 Vì sao Giôn Rít lại đặt tên cuốn sách của mình là “ Mười ngày rung chuyển thế giới” hãy giải thích?
GV: kết luận.
GV: chuyển ý 3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười
* Đối với nước Nga
- Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở nước Nga.
- Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền.
- Xây dựng chế độ mới – chế độ XHCN trên 1 đất nước rộng lớn.
* Đối với thế giới
- Làm thay đổi thế giới: 1 nước XHCN ra đời.
- Để lại nhiều bài học quý giá, cổ vũ mạnh mẽ & tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản & các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế của nước Nga-Liên Xô
GV: yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK
- Đọc “từ đầu => xấp xỉ trước chiến tranh”.
- Sau chiến thắng ngoại xâm và nội phản, năm 1921 nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước.
? Vậy nước Nga khi bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trong hoàn cảnh như thế nào?
GV: đưa ra Bảng ghi chính sách cộng sản thời chiến (ở bài trước).
? Em có nhận xét gì về chính sách này trong thời kì đất nước đã hòa bình?
- Không phù hợp, lạc hậu.
GV: chính sách này rất phù hợp với thời chiến, đã giúp nhân dân Xô viết vượt qua cơn hiểm nghèo, đánh tan được giặc ngoại xâm và nội phản, song trong thời kì hòa bình xây dựng đất nước thì chính sách này không còn phù hợp nữa.
GV: đưa tranh hình SGK
? Bức áp phích hình trên nói lên điều gì?
- HS: quan sát.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Đây là bức tranh của 1 họa sĩ vô danh được phổ biến rộng rãi ở Nga năm 1921. Phía bên phải ghi lại hình ảnh kiệt quệ của nước Nga sau chiến tranh: đói rét, bệnh tật, nhà máy, công xưởng bị tàn phá, bạo loạn ở nhiều nơi... phía bên trái là hình ảnh của những người công nhân, nông dân, chiến sĩ tay búa, tay rìu quan tâm tuyên chiến với hậu quả chiến tranh, xây dựng lại đất nước, ...
? Đứng trước tình hình hết sức khó khăn trên đòi hỏi nước Nga phải làm gì?
- Vậy chính sách này có nội dung như thế nào…
? Chính sách kinh tế mới có những nội dung như thế nào?
(Phần nội dung này có thể ghi bảng phụ để so sánh với chính sách cộng sản thời chiến)
? So với chính sách cộng sản thời chiến, em có nhận xét gì về chính sách kinh tế mới?
- Chính sách kinh tế mới là chuyển nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát.
- Chính sách là sự chuyển đổi kịp thời, đầy sáng tạo của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích.
- Phù hợp với hoàn cảnh đất nước và nguyện vọng của nhân dân.
? Chính sách kinh tế mới đề ra có tác động như thế nào đến tình hình nước Nga?
- Khuyến khích nền kinh tế phát triển.
? Chính sách kinh tế mới có ý nghĩa như thế nào?
- Là bài học đối với công cuộc xây dựng CNXH ở 1 số nước trên thế giới
(ĐCSVN đã chú ý vận dụng những kinh nghiệm đó trong quá trình đổi mới)
- Chú ý: công cuộc=> hết
? Trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước đòi hỏi nhân dân Xô viết phải làm gì?
=> Nhằm tăng cương sức mạnh về mọi mặt.
? Trước yêu cầu đó, sự kiện gì đã xảy ra?
GV: đưa ra Lược đồ Liên Xô 1940 chỉ cho học sinh thấy rõ được các nước tham gia vào liên bang.
- Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) được thành lập trên cơ sở tự nguyện của 4 nước cộng hòa xô viết đầu tiên là nga, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na và Ngoại Cáp-ca-dơ. Đến năm 1922=> 1940, có thêm 11 nước cộng hòa gia nhạp Liên Xô, nâng tổng số lên 15 nước.
? Việc thành lập liên bang cộng hoà XHCN Xô viết có ý nghĩa gì?
- CNXH hình thành, đánh dấu CNTB không còn là hệ thống thế giới.
GV: mặc dù có sự phát triển chênh lệch về nhiều mặt giữa các nước cộng hòa, nhưng tư tưởng chỉ đạo trong việc thành lập liên bang là: bình đẳng về mọi mặt, quyền dân tộc tự quyết, thủ tiêu bất bình đẳng dân tộc và xây dựng cộng đồng anh em=> tư tưởng chỉ đạo đó đã chỉ ra con đường giải quyết đúng đắn về dân tộc trên đất nước Xô viết.
GV: Chuyển ý 4. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế của nước Nga- Liên Xô (1921 - 1925)
* Chính sách kinh tế mới
- Hoàn cảnh
+ Chiến tranh và nội chiến đã tàn phá nặng nề hầu hết mọi lĩnh vực của kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại.
+ Bệnh dịch và nạn đối trầm trọng.
+ Sự chống phá điên cuồng của các thế lực phản cách mạng.
+ Chính sách công sản thời chiến lạc hậu.
=> 3/1921 nước Nga thực hiện “Chính sách kinh tế mới” do Lê-nin khởi xướng.
- Nội dung:
+ Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực.
+ Thực hiện tự do buôn bán, mở lại chợ.
+ Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ, khuyến khích các nước tư bản đầu tư, kinh doanh.
=> Kinh tế phục hồi & phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.
* Công cuộc khôi phục kinh tế
- Phải liên minh khăng khiết và giúp đỡ nhau về mọi mặt
=> 12/1922, Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết thành lập.
Hoạt động 5: Tìm hiểu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941)
GV: yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK
? Sau khi phục hồi kinh tế, tình hình của Liên Xô như thế nào?
- Liên Xô vẫn là 1 nước nông nghiệp lạc hậu với các nước tư bản phương Tây…nước ngoài.
? Để xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, nhân dân Liên Xô đã làm gì?
- Thực hiện công nghiệp hoá XHCN
- CNH: Là quá trình diễn ra dưới sự lãnh đạo của chính đảng vô sản nhằm cải tạo sản xuất, phát triển công nghiệp, xây dựng nền kinh tế quốc dân, nâng cao đời sống nhân dân.
? Mục đích của công nghiệp hoá XHCN là gì?
- Đưa Liên xô trở thành nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt.
? Để đạt được mục đích đó nhân dân Liên Xô đã đề ra những biện pháp gì?
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, mà trọng tâm là công nghiệp chế tạo máy móc và công nghiệp năng lượng.
GV: Xuất phát điểm là 1 nền nông nghiệp lạc hậu, lại nằm trong vòng vây thù địch của CNTB và luôn bị đe dọa trước sự tấn công của các thế lực thù địch, muốn xây dựng CNXH trước tiên Liên Xô phải có khả năng độc lập về kinh tế, phải tự trang bị máy móc, thiết bị cần thiết cho nền kinh tế và củng cố quốc phòng. Vì vậy CNH XHCN là nhiệm vụ mở đầu cho công cuộc xây dựng CNXH.
? Cùng với nhiệm vụ công nghiệp hóa, còn có nhiệm vụ nào khác?
- Tập thể hóa nông nghiệp
- Thu hút đông đảo nông dân tham gia các nông trang tập thể - đây là 1 trong những biện pháp mà Liên Xô đã thực hiện trong thời kì đầu xây dựng CNXH.
? Để thực hiện được những nhiệm vụ trên, Liên Xô đã thực hiện bằng các kế hoạch nào?
- Thực hiện qua các kế hoạch 5 năm: kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 - 1932) & lần thứ hai (1933 - 1937)
- Các kế hoạch đề ra có mục têu kinh tế - xã hội cụ thể, đánh dấu từng bước đi lên CNXH của nhân dân Liên Xô và đều hoàn thành trước thời hạn.
? Trong thời kì đầu xây dựng CNXH, Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì?
- Nhân dân Liên Xô đã xây dựng được 1 nền nông nghiệp tập thể hóa, cơ giới hóa có quy mô sản xuất lớn.
? Em có nhận xét gì về những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô thời kì này?
- Thành tựu đạt được rất to lớn…
GV: yêu cầu học sinh quan sát hình 21,22,23 mô tả.
? Về văn hoá giáo dục ở Liên xô đạt được những thành tựu gì?
? Tình hình xã hội ở Liên Xô lúc này như thế nào?
- Từ tháng 6-1941, trước cuộc tấn công xâm lược của phát xít Đức, nhân dân Liên Xô phải ngừng việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 3 để tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.
? Em có nhận xét gì về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô?
- Đã hoàn thành.
? Vì sao qua 2 kế hoạch 5 năm, trong vòng 10 năm (1928-1937) nhân dân Liên Xô đã xây dựng thắng lợi CNXH?
- Có mục tiêu cụ thể rõ ràng, phù hợp…
GV: mặc dù còn 1 vài sai lầm, thiếu sót của những người lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô trong thời gian này (thiếu dân chủ dẫn đến việc xử oan cho nhiều người, có tư tưởng nóng vội trong việc xây dựng CNXH…) Song công cuộc xây dưng CNXH ở Liên Xô (1925-1941) đạt được nhiều thành tựu to lớn, tạo nên những biến đổi nhiều mặt, có lợi cho nhân dân, xây dựng lại lực lượng vũ trang hùng mạnh, giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.
- Ngày nay mặc dù Liên Xô đã sụp đổ song công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1925-1941) có ý nghĩa to lớn.
GV: kết luận. 5. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô( 1925 - 1941).
- 1936 đứng đầu châu Âu về sản lượng công nghiệp. Hoàn thành tập thể hoá nông nghiệp.
- Văn hoá giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, nền khoa học đạt nhiều thành tựu.
- Xã hội: các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại 2 giai cấp công nhân, nông dân & tầng lớp trí thức XHCN.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.
+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung
+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận
+ Bài tập luyện tập:
Bài tập 1: Nêu những nét chính về tình hình nước Nga trước cách mạng?
Bài tập 2: Cách mạng dân chủ tháng Hai đã làm được những việc gì?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu
4. Hướng dẫn về nhà.
-Học bài cũ.
-Trả lời câu hỏi SGK.
-Chuẩn bị bài mới Bài 10: chiến tranh thế giới thứ hai 1939- 1945.
Giáo án VNEN bài Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nước Nga- Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941
Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nước Nga- Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 8, hay khác:
Bộ Giáo án lịch sử 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.
- Giáo án lịch sử 8: Bài Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- Giáo án lịch sử 8: Bài Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên (tiếp)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1794)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) tiếp
- Giáo án lịch sử 8: Bài Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi toàn thế giới
- Giáo án lịch sử 8: Bài Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi toàn thế giới (tiếp)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác (tiếp)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Công xã Pa ri 1871
- Giáo án lịch sử 8: Bài Các nước Anh - Pháp - Đức - Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Các nước Anh - Pháp - Đức - Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (tiếp)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (tiếp)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Cách mạng tháng Mười Nga 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Cách mạng tháng Mười Nga 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) tiếp
- Giáo án lịch sử 8: Bài Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939) tiếp
- Giáo án lịch sử 8: Bài Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Sự phát triển của văn hoá, khoa học kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XIX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Kiểm tra học kì 1
- Giáo án lịch sử 8: Bài Cuộc kháng chiến từ 1858 đến 1873
- Giáo án lịch sử 8: Bài Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884) tiếp theo
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (tiếp)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Làm bài tập lịch sử
- Giáo án lịch sử 8: Bài Các trào lưu Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Giáo án lịch sử 8: Bài Kiểm tra 1 tiết học kì 2
- Giáo án lịch sử 8: Bài Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam
- Giáo án lịch sử 8: Bài Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam (tiếp)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 (tiếp)
- Giáo án lịch sử 8: Bài Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918
- Hướng dẫn tải giáo án Lịch sử 8 (Có xem trước)
- Giáo án VNEN lịch sử 8
- Giáo án VNEN bài Các cuộc cách mạng tư sản Âu- Mĩ thế kỉ XVII- XVIII
- Giáo án VNEN bài Các mạng công nghiệp
- Giáo án VNEN bài Các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- Giáo án VNEN bài Các nước châu Á trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây
- Giáo án VNEN bài Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914- 1918
- Giáo án VNEN bài Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939
- Giáo án VNEN bài Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939.
- Giáo án VNEN bài Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nước Nga- Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941
- Giáo án VNEN bài chiến tranh thế giới thứ hai 1939- 1945.
- Giáo án VNEN bài Làm bài tập lịch sử
- Giáo án VNEN bài Ôn tập học kì I
- Giáo án VNEN bài Sự phát triển của khoa học- kĩ thuật và văn hóa thế giới thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XX
- Giáo án VNEN bài Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858- đến năm 1884.
- Giáo án VNEN bài Phong trào kháng chiến chống pháp từ năm 1884 đến năm 1896
- Giáo án VNEN bài Chính sách khai thác thuộc địa và những chuyển biến về kinh tế xã hội (từ năm 1897 đến năm 1918)
- Giáo án VNEN bài Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Giáo án VNEN bài Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918
- Giáo án VNEN bài Kiểm tra học kì II
- Hướng dẫn tải giáo án VNEN Lịch sử 8 (Có xem trước)
- Giáo án VNEN bài Khí hậu Việt Nam
- Tải giáo án Lịch sử 8 theo công văn 5512 (có xem trước)
- Tải giáo án sử 8 hướng PTNL với 4 hoạt động
- Tải giáo án lịch sử 8 kì 1 theo công văn 5512 (xem trước mẫu)
- Tải giáo án lịch sử 8 kì 2 theo công văn 5512 (xem trước mẫu)
Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8
Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.
Giải sách giáo khoa lớp 8
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 8 tập 1 giản lược
- Soạn văn 8 tập 2 giản lược
- Toán 8 tập 1
- Toán 8 tập 2
- Giải sgk hoá học 8
- Giải sgk vật lí 8
- Giải vở BT vật lí 8
- Giải sgk sinh học 8
- Giải sgk tiếng Anh 8
- Giải sgk lịch sử 8
- Giải sgk địa lí 8
- Giải sgk GDCD 8