Giáo án lịch sử 8: Bài Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn…………………………………..Ngày dạy……………..………

CHƯƠNG II
XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ ( 1897-1918)
TIẾT 47 BÀI 29 CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Trình bày được chính sách khai thác bóc lột lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, văn hoá, GD.
- Phân tích được mục đích, kế hoạch, nội dung, phương pháp cách tiến hành khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
- Lí giải được những chuyển biến về kinh tế: xuất hiện đồn điền, mỏ, cơ sở sản xuất công nghiệp nhẹ, đường sắt.
2. Tư tưởng:
- Thấy được âm mưu, dã tâm xâm lược của thực dân Pháp.
3. Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ, lược đồ, sơ đồ để khai thác các sự kiện.
4- Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác bài học, xem hình ảnh 98, đưa ra nhận xét về chính sách khai thác bóc lột lần thứ nhất của thực dân Pháp.
- Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Gíao án, tranh ảnh trong SGK.
- Các tư liệu về cuộc khai thác bóc lột lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914).
- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK, sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.
- Sưu tầm tài liệu có liên quan đến cuộc khai thác bóc lột lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914).
- Tập thuyết trình trước lớp.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… động não, kĩ thuật mãnh ghép.
2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép…
IV.Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV lịch sử 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập.
- Một số tài liệu văn học, sử học có liên quan với nội dung bài học.
- Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương.
V.Tiến trình tổ chức hoạt động:
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ.
* Đánh dấu X vào nội dung mà em cho là đúng về nguyên nhân làm cho những cải cách không được thực hiện :
- Những nội dung cải cách không phù hợp với điều kiện nước ta .
- Nước ta đang bị TD Pháp xâm lược.
- Triều đình PK bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi sự thau đổi ;
* Mặc dù không thực hiện được, song những đề nghị cải cách lúc đó vẫn có ý nghĩa nhất định. Em hãy nêu ý nghĩa của những cải cách đó ?
3. Dạy bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK.
h. Sau khi chiếm được hoàn toàn đất nước ta thực dân Pháp đã làm gì?
h. Pháp đã tiến hành trên các lĩnh vực nào? Các chính sách của Pháp nhằm mục đích gì?
HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau.
HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi.
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm.
GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới.
Sau khi hoàn thành cuộc bình định về quân sự thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa Việt Nam trên qui mô lớn. Để hiểu được âm mưu thâm độc của Pháp như thế nào ta vào bài mới “ Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế , chính trị, xã hội Việt Nam”
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
GV: Dùng bản đồ Liên bang Đông Dương thuộc Pháp giới thiệu địa giới thành phần của Liên bang
?: TDP tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta với nội dung là gì?
?: Em cho biết về tổ chức bộ máy nhà nước có gì khác trước ?
?: Tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam như thế nào ?
?: Bộ máy nhà nước ở Việt Nam: từ cấp xã xuống làng xã được thiết lập ntn ? - Sau khi căn bản hoàn thành bình định bằng quân sự, TD Pháp bắt tay khai thác thuộc địa, với chương trình này chúng tấn công một cách toàn diện vào nước ta
- TD Pháp thành lập Liên bamg Đông Dương gồm 5 xứ: Bắc Kỳ,Trung Kỳ,Nam
Kỳ, Căm-pu-chia Lào; đứng đầu là toàn quyền Đông Dương
- Việt Nam bị chia làm 3 xứ để trị với 3 chế độ khác nhau 1. Tổ chức bộ máy nhà nước :
- Năm 1897 thành lập Liên bang Đông Dương gồm 5 xứ do toàn quyền Đông Dương ( Người Pháp đứng đầu )
- Việt Nam bị chia ra làm 3 xứ :
+ Bắc Kỳ : Bảo hộ ;
+Trung Kỳ: Nửa bảo hộ
+ Nam Kỳ : Thuộc địa

- Bộ máy chính quyền từ trung ương xuống cơ sở do Pháp chi phối
Sơ đồ bộ máy cai trị của TD Pháp ở Đông Dương :

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỦA PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG

TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG

BẮC KÌ TRUNG KÌ NAM KÌ L AO CAM PU CHIA
(Thống sứ) (Khâm sứ) (Thống đốc) (Khâm sứ) (Khâm sứ)

BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP KÌ

BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH,HUYỆN (PHÁP + BẢN XỨ)

BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ THÔN (BẢN XỨ)

Hoạt động của thầy Họat động của trò Nội dung cần đạt
?: Nhìn vào sơ đồ bộ máy nhà nước em có n/xét gì ?

?: TD Pháp thực hiện chính sách kinh tế nông nghiệp ở nước ta thời kỳ này như thế nào ?

?: Bọn điền chủ người Pháp thực hiện phương pháp bóc lột gì ?
?: Tại sao TD Pháp thực hiện phương pháp bóc lột phát canh thu tô ?
?: Trong công nghiệp TDP đã thực hiện những chính sách gì ?
?: Trong giao thông vận tải chúng thực hiện những chính sách gì ?

?: Trong thương nghiệp, TD Pháp thực hiện những chính sách gì ?
?: Các ch/sách thuế nặng nề của TD Pháp nhằm mục đích gì ?
GV giới thiệu cho HS xem H.98 ( Hà Nội 1900 )
?: Chính sách văn hoá giáo dục của TD Pháp thời kỳ này như thế nào ?
?: Hệ thống GD thòi kỳ TD Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta như thế nào ?
• THẢO LUẬN NHÓM :
? Theo em, mục đích của chính sách văn hoá giáo dục của TD Pháp ở Việt Nam là “khai phá văn minh" cho người Việt Nam có đúng không ? - Bộ máy nhà nước được thiết lập chặt chẽ từ trung ương đến địa phương đều do người Pháp chi phối )
- Chúng đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất:
+ Bắc kỳ ( 1902 ) : Pháp chiếm 182000 ha
+ Nam kỳ ; Giáo hội chiếm 1/4 diện tích
- Phát canh thu tô

-Thu lợi nhuận tối đa , người dân phụ thuộc chủ
- Chúng tập trung khai thác mỏ than và kim loại
- Trình bầy theo SGK /138

- Xây dựng hệ thống đường xá để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào kh/ chiến của nhân dân
- Trình bầy theo SGK/138

- Nhằm bóc lột tối đa và độc chiếm thị trường Việt Nam

- Chúng vẫn duy trì văn hoá giáo dục thời PK , trong đó kỳ thi có một số môn tiếng Pháp )
- Trình bầy theo SGK/139

- Mục đích của chính sách này là nô dịch và ngu dân .
2. Chính sách kinh tế :
* Nông nghiệp :
+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất
+ Phương thức bóc lột: phát canh thu tô để thu lợi nhuận tối đa
* Công nghiệp :
+ Tập trung khai thác mỏ than, kim loại .
+ Sản xuất xi măng, gạch,ngói, điện , nước …

* Giao thông vận tải :
+ Tăng cường xây dựng hệ thống đường giao thông .
* Thương nghiệp :
+ Độc chiếm thị trường
+ Đánh thuế nặng vào các mặt hàng

3. Chính sách văn hoá giáo dục :
- Vân duy trì văn hoá giáo dục PK, sau đó có thêm môn tiếng Pháp .
- Hệ thống GD chia làm 3 bậc :
+ Ấu học
+ Tiểu học .
+ Trung học .

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
* Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( dạng câu hỏi)
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
h. Nêu những chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục mà Pháp thi hành đầu TK XIX?
h. Ảnh hưởng của chính sách đó đến kinh tế, văn hoá của nước ta?
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo.
- HS nộp sản phẩm cho GV.
- GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi:
Câu hỏi: Tác hại của chính sách khai thác của thực dân Phápđối với kinh tế Việt Nam như thế nào?
- HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè.
- HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp.
- GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có.
Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
Nông nghiệp dậm chân tại chỗ.
Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
Nền kinh tế Việt Nam cơ bản là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
Đời sống nhân dân đặc biệt là công nhân, nông dân cực khổ vì bị bần cùng hóa.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
+ Về nhà vẽ sơ đồ bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương và học thuộc bài.
- Xem trước phần còn lại của bài 29 để tiết sau học.
- Những chuyển biến của xã hội Viết Nam.
+ Các vùng nông thôn.
+ Vùng đô thị, các tầng lớp mới xuất hiện.
+ Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 8, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.