Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 (tiếp). Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn…………………………………..Ngày dạy……………..………

TIẾT 50 BÀI 30 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918 (tt)
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học sinh cần trình bày được:
- Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào yêu nước trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất 1914- 1918.
- Những chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.
- Bước đầu hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành: chứng minh được tinh thần quyết chí ra đi tìm đường cứu nước mới, cuộc hành trình và quá trình chuyển biến về tư tưởng.
- Giáo dục học sinh trân
2. Tư tưởng:
trọng sự cố gắng phấn đấu của các sĩ phu yêu nước tiến bộ,họ luôn vươn tới những cái mới, muốn vận động cách mạng đi vào quĩ đạo chung của cách mạng thế giới.
- Giáo dục học sinh lòng biết ơn sâu sắc đến Bác Hồ đã có công lao to lớn tìm đường cứu nước cho dân tộc.
3. Kĩ năng
- Học sinh hình thành kĩ năng so sánh,đối chiếu các sự kiện lịch sử.
- Biết nhận định,đánh giá tư tưởng và hành động của các nhân vật lịch sử.
4- Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác bài học, xem hình ảnh 107 giới thiệu tóm lược thân thế sự nghiệp của Nguyễn Tất Thành.
- Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Gíao án, tranh ảnh trong SGK.
- Các tư liệu về phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX
- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK, sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.
- Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX. Chân dung: Nguyễn Tất Thành.
- Tập thuyết trình trước lớp.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… động não, kĩ thuật mãnh ghép.
2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép…
IV.Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV lịch sử 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập.
- Một số tài liệu văn học, sử học có liên quan với nội dung bài học.
- Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX. Chân dung: Nguyễn Tất Thành.
- Những hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Bác.
V.Tiến trình tổ chức hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ :
Câu 1: Điền những sự kiện lịch sử ( cột B )ứng với thời gian ( cột A ):
THỜI GIAN ( A ) SỰ KIỆN LỊCH SỬ ( B )
1 – 9 – 1858
5 – 6 – 1862
6 – 6 – 1884
5 – 7 – 1885
13 – 7 – 1885
1885 – 1895
5 – 6 – 1911
1897 – 1918
Câu 2: Hoạt động Đông Kinh nghĩa thục có tác dụng như thế nào đối với phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta ?
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK.
h. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Pháp thực hiện chính sách vơ vét bóc lột ở Đông Dương như thế nào?
h. Khi phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục thất nổ ra, còn có những hoạt động yêu nước nào nổ ra?
HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau.
HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi.
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm.
GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới.
Tiếp nối phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX, trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), phong trào yêu nước tiếp tục phát triển và có những đặc điểm riêng biệt. Muốn biết điểm riêng biệt đó là gì ta nghiên cứu tiếp bài 30.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào yêu nước trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất 1914- 1918.
- Những chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.
- Bước đầu hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành: chứng minh được tinh thần quyết chí ra đi tìm đường cứu nước mới, cuộc hành trình và quá trình chuyển biến về tư tưởng.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
?: Hãy nêu những thay đổi trong chính sách kinh tế, xã hội của TD Pháp ở VN trong những năm chiến tranh TG.I. Vì sao có sự thay đổi đó ?

GV kết luận:
Do có mhữmg thay đổi về kinh tế & XH, >< giữa DT Việt Nam với TD Pháp ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh ngày càng quyết liệt hơn. Đặc biệt là sự nổi dậy của binh lính trong quân đội Pháp .
?: Hãy trình bầy nguyên nhân , diễn biến của vụ mưu khởi nghĩa của kinh thành Huế (1916) ?

GV giải thích thêm: Sở dĩ mời vua Duy Tân tham gia là muốn gây thanh thế cho cuộc khởi nghĩa
?: Hãy trình bầy kế hoạch hành động của vụ mưu khởi nghĩa của binh lính Huế (1916) ?

?: Em có suy nghĩ gì về sự thất bại nhanh chóng của cuộc khởi nghĩa ?
?: Hãy trình bầy nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917) ?
GV giải thích thêm về Lương Ngọc Quyến (SGV/224)
?: Hãy nêu diễn biến cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên ?

- Thảo luận nhóm :
?: Hai cuộc khởi nghĩa của binh lính Huế & binh lính Thái Nguyên có những đặc điểm gì về lực lượng tham gia và phương pháp tiến hành ?
GV: Chia nhóm HS
- Kết luận ( SGV/228 )
?: Em biết gì về Nguyễn Tất Thành và hoàn cảnh Người ra đi tìm đường cứu nước ?
?: Hành trình cứu nước của Người diễn ra như thế nào?
GV: Giới thiệu H.107 : Tàu La-tu-sơ-Tơ-rê-vin, con tàu đưa Người sang Pháp tìm đường cứu nước
- Dùng bản đồ hành trình cứu nước của Nguyễn Tất Thành để HS hình dung được con đường gian nan, vất vả của Người
?: Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ?
GV: Hướng dẫn HS trả lời

- Thảo luận nhóm :
?: Theo em con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những người yêu nước trước đó ?
GV: Kết luận ( SGV/231 ) -> Sau khi chiến tranh TG.I bùng nổ, TD Pháp ra sức vơ người vét của Đông Dương dốc vào chiến tranh
- Tăng cường bắt lính
- Nông nghiệp: Trồng lúa chuyển sang trồng cây phục vụ chiến tranh
- Đời sống ND khốn khổ
- Khai thác hàng vạn tấn kim loại quý…

*Nguyên nhân: Pháp ráo riết bắt lính sang châu Âu
- Những người yêu nước đứng đầu là Thái Phiên & Trần Cao Vân đã bí mật vận động binh lính vụ mưu khởi nghĩa, mời vua Duy Tân tham gia .

-> Họ dự kiến rạng sáng 4-5-1916 sẽ nổi dậy tại Huế
- Việc chuẩn bị có nhiều sơ hở nên kế hoạch bị bại lộ -> Pháp đóng cửa trại lính, tước khí giới.
- Cuộc khởi nghĩa bị bóp chết ngay từ trong trứng nước => Thái Phiên & Trần Cao Vân bị xử tử, vua Duy Tân bị đày sang An-giê-ri ( châu Phi )
-> Tổ chức non kém. Kế hoạch bị bại lộ trước lúc khởi nghĩa, Pháp đã kịp thời đối phó .
-> * Nguyên nhân:
- Binh lính Thái Nguyên rất căm phẫn chế độ
- Họ được Lương Ngọc Quyến giác ngộ kết hợp với tù chính trị đứng lên khởi nghĩa .

- Nghĩa quân nổi dậy giết chết tên giám binh người Pháp, phá nhà lao, thả tù chính trị, chiếm tỉnh lỵ TháI Nguyên trong 1 tuần . Nhưng nghĩa quân sai lầm không chiếm trại lính Tây. Do vậy, chúng trực tiếp liên hệ với Hà Nội, thực hiện trong đánh ra, ngoài đánh vào, nghĩa quân buộc phải rút lui khỏi tỉnh lỵ.

- HS thảo luận nhóm
- Sau đó lên trình bầy quan điểm của mình trước lớp.

-> HS nêu một số nét chính trong tiểu sử của Nguyễn Tất Thành .

-> HS trình bầy theo SGK/148

- C/mạng VN bế tắc về đường lối, nhiều chí sĩ ra đi tìm đường cứu nước đều bị thất bại
- Cho nên Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, tìm ra con đường cách mạng chân chính cho dân tộc
-> Người không sang phương Đông tìm đường cứu nước mà Người sang phương Tây bởi muốn tìm hiểu thực chất “ tự do, bình đẳng, bác ái “ của cách mạng Pháp . 1. Chính sách của TD Pháp ở Đông Dương trong thời chiến:
- Ra sức vơ người vét của dốc vào chiến tranh.
- Tăng cường bắt lính
- Nông nghiệp phục vụ chiến tranh
- Đời sống ND cực khổ.

2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) . Khởi nghĩa binh lính & tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)
a. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916):
* Nguyên nhân:
- Pháp ráo riết bắt lính sang châu Âu
- Binh lính căm phẫn, họ quyết tâm đứng lên đấu tranh

- Diễn biến :
( SGK /146 )

b. Khởi nghĩa binh lính & tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)
* Nguyên nhân:
- Binh lính Thái Nguyên rất căm phẫn chế độ.
- Họ quyết tâm đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đội Cấn & Lương Ngọc Quyến
* Diễn biến:
( SGK/ 147 )

3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước :
a. Tiểu sử và hoàn cảnh Người ra đi tìm đường cứu nước:
- Tiểu sử:
- Hoàn cảnh:
( SGK/ 147 )

b. Hành trình đi tìm đường cứu nước của Người:
( SGK/ 148 )
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
* Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( dạng câu hỏi)
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
h. Trình bày đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước trong những năm 1914-1918?
h. Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới?
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo.
- HS nộp sản phẩm cho GV.
- GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi:
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc nổi dậy của nhân dân Trung Kì năm 1908.
- HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè.
- HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp.
- GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có.
Đây là phong trào quần chúng công khai đầu tiên ở Việt Nam được dấy lên bởi tư tưởng dân tộc, dân quyền do các sĩ phu Duy tân đầu thế kỉ XX truyền bá.
Phong trào đã thể hiện rõ tinh thần và năng lực cách mạng của nông dân trong sự ng iệp giải phóng dân tộc, đồng thời cũng cho thấy hạn chế của họ khi chưa có sự lãnh đạo của của một giai cấp tiên tiến.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

4. Hướng dẫn về nhà
- GV giao nhiệm vụ về nhà.
+ Làm bài tập trong sách thực hành.
+ Học bài cũ.
+ Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
- Xem trước các bài 24 đến bài 30 để tiết sau tiến hành Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918.

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 8, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.