Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?
- A. Nguyễn Trãi
- B. Nguyễn Du
-
C. Nguyễn Thiếp
- D. Nguyễn Bỉnh Khiêm
Câu 2: Đương thời, ông được nhân dân gọi với tên hiệu nào?
- A. Nam Sơn Phu sĩ
-
B. La Sơn Phu Tử
- C. La Sơn Phu Sĩ
- D. Tuyết Sơn Phu Tử
Câu 3: Văn bản được viết theo thể loại nào?
- A. Hịch
- B. Cáo
- C. Chiếu
-
D. Tấu
Câu 4: Bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung được viết vào năm nào ?
- A. 1789
-
B. 1791
- C. 1790
- D. 1792
Câu 5: Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì ?
- A. Học để làm người có đạo đức
- B. Học để trở thành người có tri thức
- C. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở văn bản Bàn luận về phép học ?
- A. Tự sự
- B. Biểu cảm
-
C. Nghị luận
- D. Thuyết minh
Câu 7: Bài tấu có bàn về "phép học" nào?
- A. Học theo trình tự, từ thấp đến cao để có một cái nền kiến thức rộng.
- B. Học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn tức là phải nắm chắc, hiểu sâu vấn đề.
- C. Học đi đôi với hành, biến lý thuyết trên sách vở thành hành động trong thực tiễn.
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 8: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất ý nghĩa của câu “ Người ta đua nhau lối học hình thức cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” ?
- A. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn.
-
B. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi.
- C. Phê phán lối học thụ động, bắt chước.
- D. Phê phán lối học sai trái, không vì chính nghĩa
Câu 9: Câu nào sau đây trong đoạn trích nêu rõ vai trò của việc học?
- A. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người , kẻ đi học là học điều ấy.
- C. Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền.
-
B. Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo.
- D. Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều đều tùy đâu, tiện đấy mà đi học.
Câu 10: Ý nào nói đúng nhất trình tự lập luận của tác giả đã đưa ra trong văn bản là:
-
A. Mục đích việc học - Thực trạng việc học - Chính sách khuyến khích học - Phương pháp học.
- B. Thực trạng việc học - Mục đích việc học - Chính sách khuyến khích học - Phương pháp học.
- C. Phương pháp học - Thực trạng việc học - Mục đích việc học - Chính sách khuyến khích học.
- D. Mục đích việc học - Thực trạng việc học - Phương pháp học - Chính sách khuyến khích học.