Câu 1: Ý nào sau đây không phản ánh đúng mục đích chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam?
- A. Vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.
- B. Là bàn đạp quân sự xâm lược Lào, Cam-pu-chia.
- C. Làm giàu cho kinh tế chính quốc.
-
D. Phát triển kinh tế Việt Nam.
Câu 2: Pôn đu-me là người đã tiến hành:
-
A. chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (Đông Dương).
- B. cuộc chiến tấn công ra Bắc Kì lần thứ 2.
- C. kí Hiệp ước Patơnót với nhà Nguyễn, hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
- D. cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ I.
Câu 3: Vì sao khi tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất Pháp chú trọng đến việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải:
-
A. Phục vụ cho mục đích khai thác và mục đích quân sự.
- B. Phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam.
- C. Phục vụ cho việc phát triển kinh tế nước ta.
- D. Giúp cho nhân dân ta đi lại thuận lợi.
Câu 4: Tác động tiêu cực mà cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến nền kinh tế Việt Nam là gì?
- A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển ở Việt Nam.
- B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam.
-
C. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nên kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
- D. Tính chất nền kinh tê Việt Nam là nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 5: Ý nào sau đây là đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
- A. Khai thác quy mô lớn, toàn diện.
- B. Tốc độ nhanh, quy mô lớn.
-
C. Khai thác toàn diện.
- D. Vốn đầu tư khai thác lớn.
Câu 6: Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ
- A. Tầng lớp tư sản
-
B. Giai cấp nông dân
- C. Tầng lớp tiểu tư sản
- D. Tầng lớp địa chủ nhỏ.
Câu 7: Hệ quả lớn nhất trong chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là
- A. Nền kinh tế phát triển rõ rệt
- B. Công nghiệp phát triển
-
C. Cơ cấu kinh tế ít nhiều có sự biến chuyển, cơ cấu xã hội biến đổi sâu sắc
- D. Phong trào yêu nước phát triển mạnh.
Câu 8: Qua công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào từng bước du nhập vào Việt Nam?
- A. Phương thức sản xuất phong kiến
- B. Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp
- C. Phương thức sản xuất thực dân
-
D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Câu 9: Để tối đa hóa nguồn lợi nhuận, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào?
- A. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa
-
B. Phương thức bóc lột phong kiến
- C. Phương thức bóc lột thực dân
- D. Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa
Câu 10: Đặc điểm mới của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất là:
- A. nền kinh tế phong kiến phát triển.
-
B. nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến.
- C. nền kinh tế thuộc địa hoàn toàn.
- D. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 11. Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành trên cơ sở nào?
- A. Nền kinh tế thuộc địa phát triên.
- B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- C. Nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến.
-
D. Nền công nghiệp thuộc địa mới hình thành.
Câu 12: Mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX là:
- A. đòi quyền lợi kinh tế, chính trị.
-
B. chỉ đòi quyền lợi về kinh tế
- C. chỉ đòi quyền lợi về chính trị
- D. đòi quyền tự do, dân chủ.
Câu 13: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp xã hội mới, đó là
- A. Địa chủ nhỏ và công nhân
-
B. Công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản
- C. Công nhân, nông dân và tư sản dân tộc
- D. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản
Câu 14: Giai cấp nào ra đời trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam và trở thành lực lượng đông đảo của cách mạng?
- A. Tư sản dân tộc
-
B. Công nhân
-
C. Nông dân
- D. Tiểu tư sản
Câu 15: Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài vào Việt Nam đầu thế kỉ XX?
- A. Nông dân
- B. Công nhân
-
C. Sĩ phu yêu nước tiến bộ và các tầng lớp nhân dân đô thị
- D. Sĩ phu yêu nước
Câu 16: Tác động tích cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến nền kinh tế Việt Nam là gì?
-
A. du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam.
- B. phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- C. góp phần xoá bỏ quan hệ sản xuất phong kiến.
- D. thay đổi tính chất nền kinh tế Việt Nam.
Câu 17: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho kinh tế nông nghiệp Việt Nam có chuyển biến như thế nào?
- A. Phát triển phương thức sản xuất phong kiến.
- B. Phá vỡ thế độc canh cây lúa.
-
C. Phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- D. Làm cho kinh tế đồn điền phát triển mạnh.
Câu 18: Tác động tích cực của chính sách khai thác nông nghiệp của Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến ngành kinh tế nông nghiệp hiện nay là gì?
-
A. Các đồn điền cao su, cà phê vẫn ngày càng phát triển mang lại lợi nhuận cao.
- B. Pháp đã đưa các giống cây công nghiệp làm cho nông nghiệp Việt Nam phong phú đa dạng.
- C. Các cây công nghiệp Pháp đưa vào Việt Nam trước đây đã mang lại giá trị kinh tế cao.
- D. Đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 3 trên thế giới.
Câu 19: Những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?
- A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á
-
B. Nhật Bản và Trung Quốc
- C. Anh và Pháp
- D. Ấn Độ và Trung Quốc
Câu 20: Vì sao phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX còn mang tính tự phát?
- A. Vì họ đấu tranh chưa mạnh mẽ, chưa kiên quyết
-
B. Vì họ đấu tranh chỉ đòi quyền lợi về kinh tế
- C. Vì họ chưa quan tâm đến việc đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ
- D. Vì sự đàn áp dã man của thực dân Pháp