NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một trong những cơ sở dẫn đến sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam là
- A. yêu cầu thống nhất các vùng lãnh thổ thành một quốc gia.
-
B. yêu cầu tập trung lực lượng đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
- C. tham vọng xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.
- D. nhu cầu mở rộng giao lưu buôn bán với các nước láng giềng.
Câu 2: Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ khi nào?
-
A. Từ thời Văn Lang - Âu Lạc.
- B. Từ thời Bắc thuộc.
- C. Từ thời Lý - Trần - Hồ.
- D. Từ thời Đàng Trong - Đàng Ngoài.
Câu 3: Một trong những chính sách củng cố khối đại đoàn kết dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam là
-
A. gả công chúa cho thủ lĩnh người dân tộc vùng biên giới.
- B. chia ruộng đất trong cả nước cho mọi tầng lớp nhân dân.
- C. xóa bỏ mọi tô thuế cho các dân tộc thiểu số ở miền núi.
- D. luôn dùng quân sự buộc các tù trưởng miền núi thần phục.
Câu 4: Truyền thuyết nào sau đây có nội dung giải thích về nguồn gốc, tổ tiên của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam?
- A. Sơn Tinh - Thủy Tinh.
- B. Mị Châu - Trọng Thủy.
-
C. Con Rồng cháu Tiên.
- D. Thánh Gióng.
Câu 5: Ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được tập trung trong tổ chức nào sau đây?
- A. Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam.
- B. Mặt trận Liên Việt.
-
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
A. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
- B. Khiến quá trình giao lưu văn hóa trở nên dễ dàng.
- C. Giúp việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên thuận tiện.
- D. Giúp con người làm nhiều công việc bằng hình thức từ xa.
- A. động cơ điện.
-
B. máy tính.
- C. máy hơi nước.
- D. ô tô.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
- A. Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên hóa thạch.
- B. Thách thức về bùng nổ và già hóa dân số.
- C. Nhu cầu về nguồn năng lượng mới, vật liệu mới.
-
D. Nhu cầu về không gian sinh sống mới.
- A. Đưa đến sự phân hóa trong lực lượng lao động trên mọi lĩnh vực.
- B. Giúp con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa.
-
C. Khiến nhiều người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm.
- D. Làm gia tăng sự xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.
-
A. Từ những năm đầu thế kỉ XXI.
- B. Từ những năm đầu thế kỉ XX.
- C. Từ những năm cuối thế kỉ XX.
- D. Từ những năm đầu thế kỉ XIX.
Câu 11: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
-
A. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
- B. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
- C. Là cầu nối giữa vùng Địa Trung Hải và lục địa châu Á.
- D. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Châu Đại Dương.
Câu 12: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
- A. Bị chia cắt bởi nhiều dãy núi.
- B. Hệ thống sông ngòi dày đặc.
- C. Có nhiều vùng đồng bằng rộng lớn.
-
D. Tập trung nhiều đảo và quần đảo.
Câu 13: Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của người Đông Nam Á?
-
A. Tín ngưỡng thờ Phật.
- B. Tín ngưỡng phồn thực.
- C. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
- D. Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất.
Câu 14: Từ cuối thế kỉ XVIII, yếu tố nào sau đây đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực Đông Nam Á?
- A. Sự xâm chiếm và cai trị của người Mãn.
- B. Quá trình giao lưu văn hóa với phương Tây.
- C. Sự giao lưu kinh tế giữa các nước trong khu vực.
-
D. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Câu 15: Hồi giáo được truyền bá vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?
- A. Hoạt động xâm lược của đế quốc A-rập.
-
B. Hoạt động thương mại của thương nhân Ấn Độ.
- C. Hoạt động truyền bá của các giáo sĩ phương Tây.
- D. Hoạt động truyền bá của các nhà sư Ấn Độ.
Câu 16: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc không có tín ngưỡng nào sau đây?
- A. Thờ cúng tổ tiên.
- B. Thờ các vị thần tự nhiên.
- C. Tín ngưỡng phồn thực.
-
D. Tín ngưỡng thờ Phật.
Câu 17: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không được hình thành trên lưu vực của dòng sông nào?
- A. Sông Cả.
- B. Sông Mã.
- C. Sông Hồng.
-
D. Sông Lam.
Câu 18: Địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc tương ứng với khu vực nào sau đây?
- A. Bắc Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
- B. Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
-
C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
- D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
Câu 19: Sự giàu có về khoáng sản là cơ sở cho sự ra đời sớm của ngành kinh tế nào ở các quốc gia Văn Lang - Âu Lạc?
- A. Nông nghiệp.
- B. Thương nghiệp.
-
C. Thủ công nghiệp.
- D. Công nghiệp.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
- A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- B. Giàu có về khoáng sản.
- C. Hệ thống sông ngòi dày đặc.
-
D. Đất đai khô cằn, khó canh tác.
Câu 21: Văn minh Phù Nam có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?
- A. Văn hóa Hòa Bình.
- B. Văn hóa Bàu Tró.
-
C. Văn hóa Óc Eo.
- D. Văn hóa Bắc Sơn.
Câu 22: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam?
- A. Buôn bán đường biển.
- B. Làm nghề thủ công.
- C. Chăn nuôi gia súc.
-
D. Trồng lúa mạch.
Câu 23: Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Phù Nam là
-
A. thuyền.
- B. ngựa.
- C. xe thồ.
- D. trâu.
Câu 24: Một trong những hình thức chôn cất người chết của cư dân Phù Nam là
- A. tháp táng.
-
B. hỏa táng.
- C. vách táng.
- D. mộc táng.
Câu 25: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Chăm-pa?
- A. Có nhiều vịnh, cảng biển tốt.
- B. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi.
-
C. Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng.
- D. Có dải đồng bằng nhỏ, hẹp dọc ven biển.
Câu 26: Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?
-
A. Quân chủ chuyên chế.
- B. Quân chủ lập hiến.
- C. Dân chủ chủ nô.
- D. Dân chủ đại nghị.
Câu 27: Quốc triều hình luật là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?
- A. Lý.
- B. Trần.
-
C. Lê sơ.
- D. Nguyễn.
Câu 28: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam?
- A. Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác.
- B. Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều.
- C. Quy định cấm giết trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
-
D. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.
Câu 29: Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng dân gian của người Việt?
- A. Thờ thần Đồng Cổ.
- B. Thờ Mẫu.
-
C. Thờ Phật.
- D. Thờ Thành hoàng làng.
Câu 30: Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ ở Việt Nam?
- A. Phật giáo.
- B. Đạo giáo.
-
C. Nho giáo.
- D. Công giáo.
Câu 31: Kinh đô của Đại Việt dưới thời Lý - Trần là
- A. Hoa Lư.
- B. Tây Đô.
-
C. Thăng Long.
- D. Phú Xuân.
Câu 32: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
- A. Thể hiện một nền văn hóa rực rỡ, phong phú, toàn diện và độc đáo.
-
B. Chứng tỏ văn hóa ngoại lai hoàn toàn lấn át văn hóa truyền thống.
- C. Khẳng định bản sắc dân tộc của một quốc gia văn hiến, văn minh.
- D. Thể hiện sự kết hợp giữa văn hóa bản địa và văn hóa bên ngoài.
Câu 33: Nho giáo có hạn chế nào sau đây?
- A. Gia tăng tinh thần cố kết cộng đồng giữa con người với nhau.
- B. Tạo ra tâm lí bình quân, cào bằng giữa các thành viên trong xã hội.
-
C. Tạo ra sự bảo thủ, chậm cải cách trước những biến đổi về xã hội.
- D. Góp phần tạo nên một xã hội kỉ cương, khuôn phép và ổn định.
Câu 34: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt?
- A. Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân.
-
B. Chứng tỏ nền văn hóa ngoại lai hoàn toàn lấn át nền văn hóa truyền thống.
- C. Chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực trong các thời kì lịch sử.
- D. Tạo nên sức mạnh dân tộc trong những cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc.
Câu 35: Quốc triều hình luật là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?
- A. Lý.
- B. Trần.
-
C. Lê sơ.
- D. Nguyễn.
Câu 36: Hoạt động kinh tế chính của người Kinh là
- A. buôn bán đường biển.
- B. sản xuất thủ công nghiệp.
-
C. sản xuất nông nghiệp.
- D. buôn bán đường bộ.
Câu 37: Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng về sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?
-
A. Canh tác lúa và các cây lương thực.
- B. Chủ yếu canh tác ở nương rẫy.
- C. Canh tác lúa bằng ruộng bậc thang.
- D. Chủ yếu canh tác ở đồng bằng.
Câu 38: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các nghề thủ công đối với đời sống kinh tế - xã hội của người Việt?
- A. Đáp ứng nhu cầu của người dân.
- B. Tạo ra nguồn hàng hóa xuất khẩu.
- C. Đem lại việc làm cho người dân.
-
D. Là động lực chính phát triển kinh tế.
Câu 39: Bữa ăn truyền thống của người Kinh bao gồm
- A. thịt, cá, rau.
-
B. cơm, rau, cá.
- C. cơm, thịt, hải sản.
- D. ngô, khoai, sắn.
Câu 40: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu vận chuyển đồ bằng
-
A. gùi.
- B. ô tô.
- C. địu.
- D. tàu hỏa.