Trắc nghiệm toán 7 chân trời sáng tạo học kì I

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm toán 7 chân trời học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Số hữu tỉ là số được viết dưới dạng phân số $\frac{a}{b}$ với:

  • A. a = 0; b ≠ 0;
  • B. a, b ∈ ℤ, b ≠ 0;
  • C. a, b ∈ ℕ;
  • D. a, b ∈ ℕ, b ≠ 0.

Câu 2: 64 là lũy thừa của số tự nhiên nào và có số mũ bằng bao nhiêu?

  • A. Lũy thừa của cơ số 3 và số mũ bằng 5. 
  • B. Lũy thừa của cơ số 2 và số mũ bằng 6.
  • C. Lũy thừa của cơ số 3 và số mũ bằng 4
  • D. Lũy thừa của cơ số 2 và số mũ bằng 5.

Câu 3: Câu nào đúng trong các câu sau:

  • A. Số hữu tỉ âm nhỏ hơn số tự nhiên
  • B. Số 0 là số hữu tỉ dương
  • C. Số nguyên âm không phải là số hữu tỉ âm
  • D. Tập hợp Q gốm các số hữu tỉ âm và các số hữu tỉ dương

Câu 4: Hai góc kề bù khi:

  • A. Hai góc có chung một cạnh chung và không có điểm chung;
  • B. Hai góc có tổng số đo bằng 180°;
  • C. Hai góc có chung một đỉnh và chung một cạnh;
  • D. Hai góc vừa kề nhau vừa bù nhau;

Câu 5: Khẳng định nào trong các khẳng định sau là đúng?

  • A. Số 0 không phải là số hữu tỉ;
  • B. Số 0 là số hữu tỉ nhưng không phải là số hữu tỉ dương cũng không phải là số hữu tỉ âm;
  • C. Số 0 là số hữu tỉ âm;
  • D. Số 0 là số hữu tỉ dương.

Câu 6: Tia phân giác của một góc là:

  • A. Tia nằm giữa hai cạnh của góc;
  • B. Tia tạo với hai cạnh của góc hai góc bằng nhau;
  • C. Tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau;
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Cho $\widehat{ABC}$=56°. Vẽ $\widehat{ABC'}$ kề bù với $\widehat{ABC};\widehat{C'BA'}$ kề bù với $\widehat{ABC'}$. Tính số đo $\widehat{C'BA'}$

  • A. 124°
  • B. 142°
  • C. 65°
  • D. 56°

Câu 8: Cho hình lập phương ABCD. A’B’C’D’. Các góc ở đỉnh C là:

  • A. góc BCC’, góc B’C’D’, góc C’CD;
  • B. góc BB’C’, góc BCC’, góc C’CD;
  • C. góc BCD, góc BCC’, góc C’CD;
  • D. góc CBD, góc CBC’, góc C’DC.

Câu 9: Công thức Sxq=2ah, trong đó a là nửa chu vi đáy, h là chiều cao là công thức tính diện tích xung quanh của hình nào sau đây?

  • A. Hình lăng trụ đứng tam giác;
  • B. Hình hộp chữ nhật;
  • C. Hình lăng trụ đứng tứ giác;
  • D. Cả 3 câu đều đúng.

Câu 10: Có 21292 người ở lễ hội ẩm thực. Hỏi lễ hội có khoảng bao nhiêu nghìn người?

  • A. 22000 người
  • B. 21000 người
  • C. 21900 người
  • D. 21200 người

Câu 11: Giá trị của biểu thức (− 1997 + 32) – (273 – 97 + 115) bằng:

  • A. 2256 
  • B. – 2256
  • C. 2022
  • D. 2257

Câu 12: Hai góc kề bù với nhau tạo với nhau:

  • A. Góc bẹt;
  • B. Góc tù;
  • C. Góc vuông;
  • D. Góc nhọn.

Câu 13: Thực hiện phép tính (4.375 + 5.2) - (6.452 - 3.55) rồi làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai, ta được kết quả là

  • A. 6.674
  • B. 6.68
  • C. 6.63
  • D. 6.67

Câu 14: Cho hai hình lập phương. Hình 1 có cạnh là 9 cm, hình 2 có cạnh là 3 cm. Kết luận nào dưới đây là đúng?

  • A. Thể tích hình lập phương 1 gấp 3 lần thể tích hình lập phương 2;
  • B. Thể tích hình lập phương 1 gấp 9 lần thể tích hình lập phương 2;
  • C. Thể tích hình lập phương 1 gấp 12 lần thể tích hình lập phương 2;
  • D. Thể tích hình lập phương 1 gấp 27 lần thể tích hình lập phương 2.

Câu 15: Chọn chữ số thích hợp điền vào chỗ chấm: −9,08 < 9,…1

  • A. 0; 1; 2; …; 9;
  • B. 1; 2; …; 9;
  • C. 0;
  • D. 1.

Câu 16: Cho biểu thức $\frac{-2}{9}+\frac{-3}{4}+\frac{3}{5}+\frac{1}{15}+\frac{1}{57}+\frac{1}{3}+\frac{-1}{36}$. Giá trị của biểu thức A là:

  • A. $\frac{1}{-57}$
  • B. $\frac{1}{57}$
  • C. $\frac{-1}{36}$
  • D. 0

Câu 17: Hai góc xOt và tOy là hai góc kề bù. Biết $\widehat{xOt}$ = 80°, góc tOy có số đo là :

  • A. 10°;
  • B. 50°;
  • C. 80°;
  • D. 100°.

Câu 18: Chiều cao hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A’B’C’D’ có đáy là hình vuông cạnh 5 cm, thể tích là 160 cm$^{3}$ là:

  • A. 32 cm;
  • B. 8 cm;
  • C. 6,4 cm;
  • D. 10 cm.

Câu 19: Làm tròn số 183,(1) đến hàng đơn vị được số:

  • A. 183,1;
  • B. 183,11;
  • C. 183;
  • D. 184.

Câu 20: Điền vào chỗ chấm: Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong … thì a // b.

  • A. bù nhau;
  • B. kề bù;
  • C. phụ nhau;
  • D. bằng nhau.

Câu 21: Trong các mảnh bìa dưới đây có mấy mảnh bìa có thể gấp thành một hình lập phương?

Trong các mảnh bìa dưới đây có mấy mảnh bìa có thể gấp thành một hình lập phương?

  • A. 2;
  • B. 3;
  • C. 4;
  • D. 1.

Câu 22: Giá trị của biểu thức $(7-\frac{2}{3}-\frac{1}{4})-(\frac{4}{3}-\frac{10}{4})-(\frac{5}{4}-\frac{1}{3})$ bằng:

  • A. $1\frac{1}{3}$
  • B. $6\frac{1}{3}$
  • C. $8\frac{1}{3}$
  • D. $10\frac{1}{3}$

Câu 23: Cho hình lăng trụ đứng ABCD. A'B'C'D' có đáy ABCD là hình thang vuông $(\hat{A}=\hat{B}=90^{\circ})$. Có bao nhiêu cạnh song song với mặt phẳng (BCC'B')

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 5

Câu 24: Sắp xếp các số thực $-\frac{2}{3};\sqrt{2};0,2(14);\frac{4}{7};0,123$ theo thứ tự từ lớn đến bé

  • A. $-\frac{2}{3};0,123;0,2(14);\frac{4}{7};\sqrt{2}$
  • B. $-\frac{2}{3};\frac{4}{7};0,123;0,2(14);\sqrt{2}$
  • C. $\sqrt{2};\frac{4}{7};0,123;0,22(14);-\frac{2}{3}$
  • D. $\sqrt{2};\frac{4}{7};0,2(14);0,123;-\frac{2}{3}$

Câu 25: Khẳng định nào sau đây sai?

  • A. $\sqrt{0,36}=0.6$
  • B. $\sqrt{(-0,6)^{2}}=6$
  • C. $\sqrt{150}=\sqrt{100}+\sqrt{50}$
  • D. $\sqrt{\frac{81}{225}}=\frac{3}{5}$

Câu 26: Chọn câu đúng. Cho hình lăng trụ đứng tứ giác NCKM.N’C’K’M’ sau:

Chọn câu đúng. Cho hình lăng trụ đứng tứ giác NCKM.N’C’K’M’ sau:

  • A. Các mặt đáy là hình chữ nhật;
  • B. Các mặt bên là hình chữ nhật ;
  • C. Các cạnh bên NN’, CC’, KK’, MM’ không song song với nhau;
  • D. Các mặt CKK’C’ và NCKM là hình chữ nhật.

Câu 27: Cho phân số $\frac{x}{6}$. Sau khi quy đồng mẫu của $\frac{x}{6}$ và $\frac{1}{15}$ thì $\frac{x}{6}$ trở thành một phân số mới. Trừ tử số của phân số mới cho 15 ta được một phân số bằng $\frac{x}{3}$. Hỏi phân số đã cho là phân số nào?

  • A. $\frac{-5}{6}$
  • B. $\frac{5}{6}$
  • C. $\frac{1}{3}$
  • D. $\frac{1}{6}$

Câu 28: Khi chứng minh một định lí, người ta cần:

  • A. Chứng minh định lí đó đúng trong một trường hợp cụ thể của giả thiết;
  • B. Chứng minh định lí đó đúng trong hai trường hợp cụ thể của giả thiết;
  • C. Chứng minh định lí đó đúng trong mọi trường có thể xảy ra của giả thiết;
  • D. Chứng minh định lí đó đúng trong vài trường hợp cụ thể của giả thiết.

Câu 29: Cho $A= 1+3+3^{2}+3^{3}+...+3^{2020}$. Kết quả biểu thức A là:

  • A. 1
  • B. $3^{2021}-1$
  • C. $\frac{3^{2021}-1}{2}$
  • D. $3^{0+1+2+3+...+2020}$

Câu 30: Cho tam giác ADC có $widehat{ACD}$= 30°. Trên AC lấy điểm B. Từ B kẻ đường thẳng song song với CD và cắt AD tại E. Tính $widehat{ABE}$

  • A. 135°;
  • B. 45°;
  • C. 30°;
  • D. 90°.

Câu 31: Một vòi nước chảy vào một bể thì trong 8 giờ đầy bể. Vòi thứ hai chảy 12 giờ thì đầy bể. Hỏi nếu vòi thứ nhất chảy trong 3 giờ và vòi thứ hai chảy trong 5 giờ thì được bao nhiêu phần của bể ?

  • A. $\frac{3}{8}$
  • B. $\frac{5}{12}$
  • C. $\frac{17}{24}$
  • D. $\frac{19}{24}$

Câu 32: Một chiếc máy tính có đường chéo dài 16 inch. Độ dài đường chéo của máy tính này theo đơn vị cm với độ chính xác d = 0,04 (cho biết 1 inch ≈ 2,54 cm) là:

  • A. 40 cm;
  • B. 40,7 cm;
  • C. 40,65 cm;
  • D. 40,6 cm.

Câu 33: Bác Long cần lát nền 1 căn phòng có diện tích là 64 m2. Mỗi viên gạch bác định dùng để lát phòng có dạng hình vuông cạnh 40 cm. Biết mỗi viên gạch có giá 13000 đồng. Tính số tiền bác cần dùng để mua gạch lát phòng?

  • A. 5.2 triệu đồng
  • B. 52 triệu đồng
  • C. 1.3312 triệu đồng
  • D. 3.328 triệu đồng

Câu 34: Phát biểu bằng lời định lí sau:

GT

a // b; c ⊥ a.

KL

c ⊥ b .

  • A. Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó vuông góc với đường thẳng kia
  • B.Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó song song với đường thẳng kia
  • C. Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó tạo với đường thẳng một góc 60∘
  • D. không có đáp án đúng

Câu 35: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 10 m, chiều rộng 7,5 m. Người ta đào một cái ao hình tròn có bán kính 2 m, phần còn lại dùng để trồng rau. Tính diện tích dùng để trồng rau và làm tròn đến hàng phần trăm.

  • A. 75 m$^{2}$;
  • B. 44 m$^{2}$;
  • C. 62,43 m$^{2}$;
  • D. 87, 57 m$^{2}$.

Câu 36: Một thùng bánh có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 30 cm, chiều rộng 20 cm và chiều cao 15 cm. Người ta đựng những hộp bánh có dạng hình lập phương có cạnh 10 cm vào trong thùng đó. Hỏi thùng đó đựng được bao nhiêu hộp bánh:

  • A. 9 hộp;
  • B. 7 hộp;
  • C. 10 hộp;
  • D. 11 hộp.

Câu 37: Một chiếc bánh kem có dạng hình lập phương có cạnh 30 cm. Người ta cắt đi một miếng có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 7 cm, chiều rộng 4 cm và chiều cao 6 cm. Thể tích phần còn lại của chiếc bánh kem là:

  • A. 168 cm$^{3}$;
  • B. 27 000 cm$^{3}$;
  • C. 26 832 cm$^{3}$;
  • D. 27 168 cm$^{3}$.

Câu 38: Một người thuê sơn mặt trong và mặt ngoài 4 mặt bên của 1 cái thùng sắt dạng hình lập phương có cạnh 0,8 m. Biết giá tiền mỗi mét vuông là 15 000 đồng. Hỏi người ấy phải trả bao nhiêu tiền?

  • A. 76 800 đồng;
  • B. 9 600 đồng;
  • C. 86 700 đồng;
  • D. 78 600 đồng.

Câu 39: Hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’ có độ dài đường cao AA’ = 8,5 cm. Đáy là tam giác ABC có độ dài các cạnh AB = 7,5 cm; AC = 5,4 cm; BC = 8,5 cm. Diện tích toàn phần của lăng trụ đứng (làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) là:

  • A. 181, 9 cm$^{2}$;
  • B. 181, 9 cm$^{3}$;
  • C. 182 cm$^{2}$;
  • D. 182 cm$^{3}$.

Câu 40: Hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại O tạo thành $\widehat{AOC}$=100°. Gọi OM là phân giác $\widehat{AOC}$ và ON là tia đối của tia OM. Tính $\widehat{BON}$ và $\widehat{DON}$

  • A. $\widehat{BON}=\widehat{DON}=25^{\circ}$
  • B. $\widehat{BON}=\widehat{DON}=50^{\circ}$
  • C. $\widehat{BON}=\widehat{DON}=60^{\circ}$
  • D. $\widehat{BON}=\widehat{BON}=40^{\circ}$

Xem thêm các bài Trắc nghiệm toán 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm toán 7 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.