Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
- A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
- B. Có nhiều mỏ khoáng sản
- C. Có hệ thống sông ngòi dày đặc
-
D. Đất đai khô cằn, khó canh tác
Câu 2: Nguồn gốc của một số tục lệ ma chay cưới xin và phổ biến của lễ hội trong quốc gia Văn Lang – Âu Lạc là
-
A. Tín ngường thời cúng tổ tiên, biết ơn anh hùng dân tộc
- B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Cham-pa, Phù Nam
- C. Ảnh hưởng của Hinđu giáo và Phật giáo
- D. Sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật
Câu 3: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?
-
A. Văn hóa Phùng Nguyên
- B. Văn hóa Óc Eo
- C. Văn hóa Sa Huỳnh
- D. Văn hóa Hòa Bình
Câu 4: Nhận xét nào sau đây là chính xác về tổ chức bộ máy nhà nước Văng Lang – Âu Lạc?
- A. Hoàn chỉnh, chặt chẽ
-
B. sơ khai, đơn giản
- C. chưa khoa học, chưa phù hợp
- D. phức tạp, rối rắm
Câu 5: Người đứng đầu Nhà nước Văn Lang là
- A. An Dương Vương
-
B. Hùng Vương
- C. lạc tướng
- D. lạc hầu
Câu 6: Kinh đô Cổ Loa của Nhà nước Âu Lạc thuộc địa bàn nào dưới đây?
-
A. Đông Anh (Hà Nội)
- B. Phong Châu (Phú Thọ)
- C. Trà Kiệu (Quảng Nam)
- D. Chà Bàn (Bình Định)
Câu 7: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không được hình thành trên lưu vực của dòng sông nào?
- A. Sông Cả
- B. Sông Mã
- C. Sông Hồng
-
D. Sông Lam
Câu 8: Đặc điểm của bộ máy Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là
- A. Đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu
- B. Khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng
-
C. Đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh
- D. Ra đời sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á
Câu 9: Sự giàu có về khoáng sản là cơ sở cho sự ra đời sớm của ngành kinh tế nào ở các quốc gia Văn Lang - Âu Lạc?
- A. Nông nghiệp
- B. Thương nghiệp
-
C. Thủ công nghiệp
- D. Công nghiệp
Câu 10: Điểm giống nhau trong cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc là do:
-
A. Yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp và làm thủy lợi
- B. Yêu cầu liên minh giữa các bộ lạc với nhau để cùng phát triển kinh tế
- C. Thương nghiệp phát triển cần tập trung để hình thành những đội tàu buôn
- D. Yêu cầu của các gia đình sống chung với nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác
Câu 11: Cư dân bản địa ở đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam thuộc nhóm người nào?
-
A. Nam Á và Thái - Ka-đai
- B. Mường và Mông - Dao
- C. Nam Đảo và Mường
- D. Mông Cổ và Mãn
Câu 12: Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tập quán
- A. Ở nhà sàn, nữ mặc áo, váy; nam đóng khố
- B. Nhuộm răng đen, ăn trầu
- C. Xăm mình, ăn trầu, thích dùng đồ trang sức
-
D. Làm nhà trên sông nước
Câu 13: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không có cội nguồn là nền văn hóa nào sau đây?
-
A. Văn hóa Óc Eo
- B. Văn Hóa Phùng Nguyên
- C. Văn hóa Đồng Đậu
- D. Văn hóa Gò Mun
Câu 14: Nhân tố nào dưới đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
- A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ
-
B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm
- C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc
- D. Kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến rõ nét
Câu 15: Quốc gia nào sau đây là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam?
- A. Phù Nam
- B. Chăm-pa
- C. Âu Lạc
-
D. Văn Lang
Câu 16: Những chuyển biến về mặt xã hội của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc bắt nguồn từ
-
A. Sự chuyển biến về kinh tế
- B. Sự xuất hiện các giai cấp mới
- C. Sự tư hữu hóa trong sản xuất
- D. Sự thay đổi vai trò của đàn ông
Câu 17: Phong tục nào sau đây không phải là phong tục truyền thống của người Việt cổ?
-
A. Thờ Chúa
- B. Ăn trầu
- C. Nhuộm răng
- D. Xăm mình
Câu 18: Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc bao gồm
- A. Vua, quý tộc, dân tự do, nô lệ
-
B. Vua, quý tộc, dân tự do, nô tì
- C. Vua, quý tộc, tư sản, thị dân
- D. Vua, quý tộc, bảo dân, nô lệ
Câu 19: Người Việt cổ không có tín ngưỡng nào sau đây?
- A. Thờ cúng tổ tiên
-
B. Thờ Đức Phật
- C. Sùng bái tự nhiên
- D. Tín ngưỡng phồn thực
Câu 20: Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt đã mang lại hiệu quả nào dưới đây?
- A. Vùng đồng bằng các sông lớn được khai phá
- B. Thúc đẩy sự phát triển của ngành gốm mĩ nghệ
-
C. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp trồng lúa nước
- D. Phổ biến việc dùng cày với sức kéo của trâu bò