Đề bài: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống nhằm thể hiện thái độ sống tích cực, có trách nhiệm và thuyết phục người nghe đồng ý với ý kiến của mình.
Bài tham khảo 1:
Nếp sống văn hóa văn minh là nếp sống theo các giá trị chuẩn mực của văn hóa dân tộc và đáp ứng yêu cầu tổ chức cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng trong môi trường sinh hoạt , công nghiệp phát triển. Xu hướng và tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng vì thế việc xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh – sạch đẹp – an toàn là cần thiết đối với người xã Vĩnh Hưng chúng ta.
Là miền quê có lịch sử văn hóa lâu đời và giàu truyền thống yêu nước. Những tên làng như Làng Còng, Cù Đông, Nhân Sơn, Bái Thôn, Mỹ Chí ... đã in đậm dấu ấn lịch sử của con người, thể hiện rõ phong cách, lối sống của nhân dân ở mỗi làng quê.
Với truyền thống cần cù,siêng năng, sáng tạo trong lao động sản xuất, nhân dân trong xã đã vượt qua khó khăn vươn lên xây dựng cuộc sống ngày càng ổn định, phát triển. Chung tay xây dựng nông thôn mới. Được sự hỗ trợ của nhà nước cà đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ và nhân dân trong xã, đã có nhiều công trình như trụ sở, nhà văn hóa, trường học được xây dựng. Nổi bật hơn là đã có nhiều nhà cao tầng, nhiều đường làng ngõ xóm được bê tông hóa. Đã tạo sự tiến bộ rõ nét của vung quê sống chung với lũ.
Cùng với phát triển kinh tế, nhiệm vụ phát triển văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống xây dựng nếp sông văn minh trong mỗi làng, mỗi gia đình, trong từng con người là rất quan trọng. Văn hóa là sự thể hiện trình độ, khả năng nhận thức được biểu hiện qua lời nói, cách sống và làm việc của mỗi con người trong thực tiễn hàng ngày và bằng những việc làm cụ thể như: Đóng góp ủng hộ. Bảo vệ môi trường. Chấp hành luật an toàn giao thông, ; tuyệt đối không lấn chiếm lòng, lề đường, các công trình công cộng để sinh hoạt, kinh doanh.v v.
Thực hiện mục tiêu xây dựng xã đat chuẩn nông thôn mới vào năm 2019. Với nội dung xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn làng xã sạch đẹp, đảm bảo cuộc sống an toàn, hạnh phúc . ban văn hóa xã kêu gọi toàn thể cán bộ , đảng viên và nhân dân trong xã thực hiện tốt một số nội dung như sau.
I. THỰC HIỆN TỐT NẾP SỐNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH
1. Đối với các thành viên trong gia đình
- Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương và quy ước cộng đồng.
- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ: “kính trên, nhường dưới”; “lá lành đùm lá rách”; “ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”...
- Hòa thuận, thương yêu, tôn trọng, quan tâm giúp đỡ nhau.
- Không có bạo lực gia đình dưới mọi hình thức.
- Không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại.
- Phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
2. Đối với vợ chồng
- Bình đẳng, tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
- Thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Chấp hành đúng quy định về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
3. Đối với cha, mẹ
- Thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con.
- Chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
- Không phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con.
4. Đối với con, cháu
- Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo của ông, bà, cha, mẹ; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Chăm sóc, phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ, người cao tuổi.
- Không ngược đãi, hành hạ, xúc phạm ông, bà, cha, mẹ.
II. NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH NƠI CÔNG CỘNG, KHU DÂN CƯ
1. Giao tiếp, ứng xử nơi công cộng
- Thực hiện nghiêm các quy định khi sử dụng các dịch vụ hoặc tham gia các hoạt động tại nơi công cộng.
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện và các phong trào ở địa phương.
- Tôn trọng, giúp đỡ và ưu tiên người lớn tuổi, người tàn tật, trẻ em, phụ nữ.
- Mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp khi ra đường, nơi công cộng.
- Có thái độ thân thiện, niềm nở, lịch sự, tôn trọng mọi người,
- Nói lời xin lỗi, cảm ơn đúng lúc, nhiệt tình giúp đỡ người gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Lắng nghe, chia sẻ, tiếp thu ý kiến của mọi người.
- Không có lời nói, cử chỉ, hành vi phản cảm, thiếu văn hóa nơi công cộng.
2. Trật tự đô thị
- Bán hàng trong nhà; sắp xếp phương tiện giao thông (xe đạp, xe máy) theo phân định. Không bày, bán hàng, căng bạt, che ô, để biển quảng cáo, xe máy, xe đạp lấn chiếm, lòng lề đường và nơi công cộng.
- Tập kết vật liệu xây dựng, đổ phế thải xây dựng đúng nơi quy định.
- Thi công xây dựng công trình khi đã được cấp có thẩm quyền cho phép; và tự giác tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm
- Bảo vệ, giữ gìn tài sản công cộng, các công trình văn hóa, kiến trúc, di tích lịch sử.
- Không lấn chiếm, xâm hại công trình hạ tầng đô thị,
- Không lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích.
- Không hát rong, quảng cáo, rao bán hàng hóa bằng loa, đài lưu động, trong khu dân cư, nơi công cộng.
- Không mở thiết bị âm thanh gây ảnh hưởng đến các hộ gia đình khác.
3. Trật tự an toàn giao thông
3.1. Đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao.
- Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
- Ứng xử văn minh, không sách nhiễu, tiêu cực khi thi hành công vụ.
3.2. Đối với người tham gia giao thông
- Hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông kể cả khi không có lực lượng tuần tra, kiểm soát trên đường.
- Khi tham gia giao thông có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng.
- Có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông, chấp hành qui định về xử lý khi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
- Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
- Đi đúng làn đường, phần đường, tuân thủ quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn, dừng đỗ xe đúng quy định, đội mũ bảo hiểm theo quy định.
- Điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp, phương tiện bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường
- Không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
- Không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định; không đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
- Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất trật tự an toàn giao thông;
3.3. Đối với người dân sinh sống ven đường giao thông
- Tự giác chấp hành và tích cực tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán; không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
- Thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng về tình hình trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với các lực lượng chức năng trong quá trình xử lý các sự cố về trât tự, an toàn giao thông.
- Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.
- Phê phán, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
4. Trật tự vệ sinh môi trường
- Hàng tuần tổ chức tổng vệ sinh cơ quan, đường làng, ngõ xóm và khu dân cư với mục tiêu “sạch đường, sạch nhà, sạch công sở”.
- Mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị có thùng đựng rác thải; thực hiện đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định và đóng phí vệ sinh đầy đủ.
- Tham gia trồng và bảo vệ cây trên đường và các nơi công cộng.
- Không xả chất độc hại, nước thải chưa qua xử lý vào môi trường; không khai thác, đốt rừng trái phép.
- Không đổ rác thải, nước thải sinh hoạt ra đường, ngõ, xóm. Nới công công,
- Không chăn nuôi, kinh doanh gia súc, gia cầm trong khu dân cư; không thả rông động vật nuôi nơi công cộng.
III. NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG, LỄ HỘI
1. Việc cưới
- Thực hiện đăng ký kết hôn theo quy định.
- Tổ chức tiệc cưới trong một ngày, số lượng khách mời theo quy định.
- Khuyến khích hình thức báo hỷ thay cho lời mời dự lễ cưới; …
- Không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự công cộng.
- Không để xảy ta tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Không hát, mở nhạc to làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ gia đình xung quanh.
2. Việc tang
- Thực hiện thủ tục khai tử theo quy định.
- Không sử dụng loa nén, chỉ sử dụng loa thùng với công suất vừa đủ trong khu vực tổ chức lễ tang.
- Không cử nhạc tang trước 6 giờ sáng và quá 22 giờ đêm.
- Không rắc tiền, vàng trên đường đưa tang.
- Không làm cơm mời khách đến thăm, viếng.
- Khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng.
IV. NẾP SỐNG VĂN HÓA CÔNG SỞ
1. Những việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải thực hiện
- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và kỷ luật, kỷ cương hành chính cơ quan, đơn vị.
- Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đoàn kết, trách nhiệm, trung thực, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ.
- Trang phục đúng quy định, gọn gàng, lịch sự phù hợp với môi trường công tác. Cán bộ, công chức, viên chức ở những đơn vị có trang phục riêng thì thực hiện theo đúng quy định.
- Trong giao tiếp phải có thái độ lịch sự, ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
- Đối với đồng chí, đồng nghiệp: Tôn trọng, trung thực, rõ ràng, dân chủ, nhiệt tình, hợp tác, đóng góp ý kiến.
- Đối với nhân dân: Tôn trọng, lịch sự, hòa nhã, lắng nghe, giải thích, hướng dẫn tận tình, chu đáo.
- Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải đeo thẻ công chức; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.
- Việc sắp xếp, bố trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý.
2. Những việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được làm
- Quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà với công dân.
- Vụ lợi trong hoạt động cưới hỏi, tang ma, mừng thọ, tân gia, thăng chức.
- Sử dụng tài sản, phương tiện công vì mục đích cá nhân.
- Hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn trước, trong giờ hành chính, giờ nghỉ trưa ngày làm việc.
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, gây bè phái mất đoàn kết.
- Tham gia cờ bạc dưới mọi hình thức; chơi trò chơi điện tử, truy cập các website không lành mạnh và không phục vụ công việc trong giờ làm việc.
V. NẾP SỐNG VĂN MINH THƯƠNG MẠI
1. Đối với người kinh doanh
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng, đo lường, tem nhãn và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Cung cấp thông tin, tài liệu hướng dẫn kịp thời, trung thực và chính xác cho người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ do mình cung cấp.
- Công khai niêm yết giá các loại hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh và bán theo đúng giá niêm yết.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp, hướng dẫn sử dụng các thông tin về thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành.
- Bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
- Hợp tác với cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát.
-Không sản xuất, kinh doanh, hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, hàng hóa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Không quảng cáo, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm gây nhầm lẫn, làm thiệt hại cho người tiêu dùng.
- Không đổ rác bừa bãi khu vực bán hàng và môi trường xung quanh.
2. Đối với người tiêu dùng
- Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện nếp sống văn hóa, giao tiếp văn minh trong việc mua, bán, lựa chọn hàng hóa, sản phẩm.
- Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
- Nói không đối với những sản phẩm kém chất lượng, những nhà cung cấp không có uy tín.
- Báo cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp , không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.
Bài tham khảo 2:
Trong cuộc sống, người Việt Nam luôn quan tâm, coi trọng vấn đề giao tiếp, coi đây là thước đo nhận biết và đánh giá bản chất, tri thức và tầm văn hóa của một con người. Nhìn chung, cách ứng xử của người Việt Nam thiên về tình cảm, lấy tình cảm làm nguyên tắc, nên luôn đề cao vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ sao cho vui vẻ, hài hòa, tránh hành xử khiếm nhã, gây mất hòa khí: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”; “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”; “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”,…
Hầu hết các cộng đồng, tộc người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam đều có chung một “hệ quy chiếu” trong xác định phép tắc ứng xử thông qua “lời ăn tiếng nói”. Theo đó, lời nói có thể mang lại niềm vui, tình thân thiện, nhưng có khi cũng gây nên những tiêu cực, thậm chí là bi kịch, hận thù. Vì thế, cổ nhân đã từng răn dạy, cảnh báo: “Vạ từ miệng mà ra, họa từ miệng mà vào”, “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”, “Rắn cắn còn có thuốc chữa, người cắn không có thuốc chữa” (Ngạn ngữ H'Mông). Người có văn hóa là phải biết sử dụng “nhã ngữ” - nói năng nhã nhặn, ôn tồn, “thấu lý đạt tình” thay cho cách nói năng thô lỗ, khó nghe: “Nói ngọt lọt đến xương”, “Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu”; đặc biệt là phải biết lấy “Tâm”, lấy “Nhẫn” khi nói hoặc bàn về chính sự hoặc những việc trọng đại…
Truyền thống của người Việt Nam vốn trân trọng nghĩa tình, đề cao danh dự; khi khó khăn, lúc có việc thì đến với nhau, giúp đỡ nhau bằng tấm lòng chân thành, xuất phát từ cái tâm trong sáng, chứ không phải vì “miếng ăn” hay mưu cầu vụ lợi. Vậy nên trong văn hóa ứng xử, người Việt rất coi trọng tinh thần, đặt tinh thần lên hàng đầu, lấy nụ cười để “hóa giải” những xung đột, mâu thuẫn không đáng có trong cuộc sống thường nhật; coi nụ cười là một “phép bảo đảm” cho sự hiếu khách, hòa thuận, thành tâm. Vì được coi là “sứ giả” đầu tiên trong giao tiếp, là yếu tố hàng đầu gây thiện cảm, cho nên “lời ăn, tiếng nói, nụ cười” được xác định là một phần quan trọng trong ứng xử truyền thống của người Việt Nam...
Truyền thống văn hóa ứng xử của người Việt Nam còn được biểu hiện trong nhiều khía cạnh khác của cuộc sống, được tiền nhân tích lũy thành kiến thức, kinh nghiệm qua hàng ngàn năm lịch sử. Đó là lòng nhân ái: “Thương người như thể thương thân”. Đó là lòng vị tha: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Đó là tinh thần gắn bó, cố kết cộng đồng, tương thân tương ái, đoàn kết, trọng tình - trọng nghĩa - trọng đạo: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống những chung một giàn”, “Lá lành đùm lá rách. Lá rách ít đùm lá rách nhiều”, “Kính trên nhường dưới”, “Tôn sư trọng đạo”. Đó còn là những điều răn dạy không chỉ mang ý nghĩa đạo đức trong góc độ gia đình, mà sâu xa hơn chính là văn hóa ứng xử trong xã hội: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”…
Nhìn chung, những giá trị truyền thống tiêu biểu trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam bên cạnh tính dân tộc còn mang tinh thần nhân loại, vì đó cũng là một phần quan trọng của giá trị chân - thiện - mỹ mà con người luôn hướng đến.
Bài tham khảo 3:
Ngày nay, việc giao tiếp, ứng xử của con người Việt Nam đã ngày càng mở rộng ra ngoài phạm vi địa phương, cộng đồng, quốc gia; là sự giao thoa nhuần nhuyễn giữa văn hóa phương Đông và phương Tây, giữa cái mới và cái cổ điển. Đặc biệt, trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta đã luôn chú trọng cách ứng xử có văn hóa trong các quan hệ quốc tế nhằm phát huy tối đa “sức mạnh mềm” của quốc gia - dân tộc.
Dù ở thời kỳ nào cũng vậy, văn hóa ứng xử của người Việt Nam luôn lấy chữ “Tâm”, chữ “Nhẫn” làm nền tảng giao tiếp, biểu hiện ở sự cảm thông, chia sẻ, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, luôn khiêm tốn, nhẫn nại, suy nghĩ thấu đáo, chủ động nhường nhịn để mối quan hệ được hòa thuận, êm đẹp, nhưng cũng rất kiên quyết đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, khẳng định tư duy, trí tuệ, khí phách của một dân tộc không chịu khuất phục, không chịu làm chư hầu, lệ thuộc, bảo đảm “trong ấm, ngoài êm”, giữ vững độc lập, tự chủ, ngăn chặn họa xâm lăng, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.
Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 190 quốc gia và vùng lãnh thổ; có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 500 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Việt Nam đã đàm phán, ký kết và thực thi 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các Hiệp định tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và UKFTA. Đặc biệt, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đi đầu khu vực trong việc hình thành các khuôn khổ hợp tác kinh tế đa phương. “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(2). Những thành tựu to lớn đó có sự đóng góp quan trọng và thành công của văn hóa ứng xử - đối ngoại Việt Nam trong những năm qua.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa ứng xử và cũng không phải tất cả mọi người đều biết cách ứng xử có văn hóa, biết cách phát huy những giá trị văn hóa ứng xử tốt đẹp mà ông cha để lại. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, dưới tác động của toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, đã và đang đặt ra những thách thức lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh những ưu thế của không gian mạng và các phương tiện truyền thông hiện đại trong việc tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa được mở rộng trên phạm vi toàn cầu, thì mặt trái của nó là sự du nhập và tác động, ảnh hưởng tiêu cực từ các sản phẩm, lối sống “lai căng” bên ngoài; chứa đựng nhiều nguy cơ phá vỡ hoặc làm băng hoại những giá trị văn hóa truyền thống. Thực tiễn cho thấy, bên cạnh nhiều nét đẹp vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta với những con người luôn biết cống hiến, đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ người khác, thì cũng có không ít người dân, nhất là giới trẻ đang bị ảnh hưởng bởi lối sống ngoại lai, buông thả, có dấu hiệu quay lưng với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Sự nhầm lẫn giữa cá tính và sự lập dị khiến cho họ luôn muốn thể hiện một cách cực đoan và kỳ quái bản thân mình. Mặt khác, cuộc sống dư giả về vật chất khiến một bộ phận giới trẻ có lối sống hưởng thụ, ích kỷ, đặt cái riêng trên cái chung, đặt lợi ích cá nhân trước lợi ích tập thể, chối bỏ trách nhiệm với cộng đồng, sống không có lý tưởng. Các giá trị đạo đức truyền thống, đạo đức trong mỗi gia đình, cũng như văn hóa ứng xử trong xã hội đang có biểu hiện xuống cấp trầm trọng và dường như, cách ứng xử thiếu văn hóa đang dần trở thành một căn bệnh có sức lây lan nhanh trong xã hội. Không khó để chúng ta bắt gặp những hành vi lệch chuẩn trong ứng xử, nhất là ở nơi công cộng thời gian qua.
Trong thời đại số, nhiều người coi mạng xã hội là nơi thể hiện sự tự do, là thế giới riêng, khó kiểm soát, nên mặc sức thể hiện quan điểm cá nhân một cách cực đoan, thái quá; lợi dụng mạng xã hội để có những hành vi thiếu văn hóa, không đúng chuẩn mực đạo đức xã hội, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, thậm chí bị các thế lực xấu lợi dụng để kích động, nhằm gây bất ổn chính trị, xã hội,… Trong khi đó, với một lượng lớn những người trẻ tuổi tham gia tương tác trên mạng xã hội khi tâm sinh lý vẫn chưa ổn định, chưa đủ kiến thức xã hội và bản lĩnh vững vàng thì việc không có chính kiến, thậm chí là bị ảnh hưởng tiêu cực là khó tránh khỏi. Nhiều người vô cớ bị nói xấu, lăng mạ trên không gian mạng đã rơi vào tình trạng trầm cảm, hoảng loạn; không ít các vụ việc đau lòng đã xảy ra liên quan đến cách ứng xử phản văn hóa trên không gian mạng; một số trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp... Đó là những mảng màu u ám đã và đang làm ảnh hưởng đến bức tranh văn hóa toàn cảnh trong sáng của đất nước; gióng lên những hồi chuông cảnh báo về cách ứng xử của con người trong đời sống xã hội hiện nay.
Bài tham khảo 4:
Để khắc phục những hiện tượng lệch chuẩn về cách ứng xử của con người trong bối cảnh hiện nay, chắc chắn sẽ cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhằm củng cố, xây dựng và phát triển môi trường văn hóa lành mạnh; trong đó, cần bắt đầu từ chính môi trường gia đình - nơi đầu tiên đặt nền móng cho cách ứng xử có văn hóa của mỗi cá nhân.
Đảng ta đã khẳng định: “Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta”(3). Môi trường văn hóa gia đình lành mạnh là “vaccine” quan trọng nhất giúp tăng khả năng “miễn dịch” trước những tiêu cực và hệ lụy từ sự “xâm lăng văn hóa” - mặt trái của toàn cầu hóa và thời đại số.
Việc đón nhận cái mới từ bên ngoài một cách thiếu chọn lọc, không chỉ làm suy thoái lối sống và đạo đức xã hội, mà còn tạo ra một nền văn hóa lai căng, thiếu bản sắc. Vì vậy, thời gian tới, chúng ta cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đã được chỉ ra trong các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về lĩnh vực văn hóa, con người, trong đó tập trung vào một số giải pháp căn bản sau:
Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của văn hóa ứng xử, vì chỉ có thay đổi nhận thức, con người mới có thể thay đổi hành vi để ứng xử đạt chuẩn mực văn hóa.
Thứ hai, đẩy mạnh xây dựng môi trường và đời sống văn hóa lành mạnh, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phát huy những giá trị tích cực về thuần phong mỹ tục của gia đình và xã hội; nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết; trọng tình nghĩa, trọng công lý và đạo lý xã hội. Tăng cường giáo dục thẩm mỹ, gắn với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng xã hội cho nhân dân, đặc biệt là giới trẻ. Có cơ chế phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa gia đình, nhà trường và xã hội; đề cao vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên, cùng với nhà trường giáo dục, hình thành nhân cách, đạo đức và kỹ năng ứng xử văn minh. Tiếp tục phát huy hiệu quả việc thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hoà thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau”; đồng thời cần tiếp tục nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc và vận dụng những truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình của người Việt Nam xưa, như ông cha ta trước đây từng nói “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tập trung nghiên cứu, xây dựng và triển khai có hiệu quả các quy tắc ứng xử văn minh trong các cơ quan công quyền, trong cộng đồng, nhất là trong không gian mạng, trong giới văn nghệ sĩ,… Thực hiện nghiêm các quy định về nêu gương đối với cán bộ, đảng viên, nhất là với cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ những người làm công tác giáo dục, văn nghệ sĩ và cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, lãnh đạo doanh nghiệp và những người có tầm ảnh hưởng quan trọng trong cộng đồng và xã hội, góp phần lan tỏa những hành vi, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp theo phương châm “nhân cái đẹp, dẹp cái xấu”, để định hướng hành vi, thái độ đúng đắn cho công chúng, nhân dân.
Thứ tư, coi trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng và trong bộ máy Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 các khoá XI, XII và đặc biệt là các kết luận, quyết định của Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII của Đảng mới đây về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực; chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa “xây” và “chống”, trong đó, “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên.
Thứ năm, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật với những điều khoản, quy định chặt chẽ về cách ứng xử của mỗi cá nhân; có chế tài xử lý nghiêm những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy tắc xã hội, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để vừa có tính giáo dục, vừa có tính răn đe, giúp mỗi cá nhân biết tự điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của mình. Mặt khác, cần phát huy hơn nữa vai trò của báo chí, các phương tiện truyền thông hiện đại, góp phần tuyên truyền, cổ động các cuộc vận động xây dựng văn hóa ứng xử; phát hiện, cổ vũ cách làm hay, những gương người tốt, việc tốt điển hình; đồng thời phản ánh những thói hư, tật xấu, phê phán những biểu hiện lệch chuẩn về cách ứng xử của con người, góp phần xây dựng môi trường văn hóa thực sự lành mạnh, văn minh./.