1. PHÉP TRỪ SỐ NGUYÊN
Hoạt động 1:
7 – 2 = 5
7 + (- 2) = 5
Vậy: 7 – 2 = 7 + (- 2) = 5
Kết luận:
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b:
a – b = a + (-b)
Lưu ý:
Phép trừ trong N không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn phép trừ trong Z luôn thực hiện được.
Luyện tập 1:
Nhiệt độ lúc 21 giờ là: 5 – 6 = -1°C
2. QUY TẮC DẤU NGOẶC
Hoạt động 2:
a) 5 + (8 + 3) = 5 + 11 = 16
5 + 8 + 3 = 13 + 3 = 16
Vậy 5 + (8 + 3) = 5 + 8 + 3
b) 8 + (10 – 5) = 8 + 5 = 13
8 + 10 – 5 = 18 – 5 = 13
Vậy 8 + (10 – 5) = 8 + 10 – 5
c) 12 – (2 + 16) = 12 - 2 - 16 = - 6
12 – 2 - 16 = 10 - 16 = -6
Vậy 12 – (2 + 16) = 12 – 2 - 16
d) 18 – (5 – 15) = 18 - 5 + 15 = 18 + 10 = 28
18 – 5 + 15 = 13 + 15 = 28
Vậy 18 – (5 – 15) = 18 – 5 + 15
Kết luận:
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì giữu nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.
a + ( b + c) = a + b + c
a + ( b - c) = a + b – c
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta phải đổi dấu của các số hạng trong ngoặc: dấu “+” thành dấu “-” và dấu “-” thành dấu “+”.
a - ( b + c ) = a - b - c
a - ( b - c) = a - b + c
Luyện tập 2:
a) (- 215) + 63 + 37 = - 215 + (63 + 37) = - 215 + 100 = - 115
b) (- 147) - (13 - 47) = (- 147) - 13 + 47 = [(- 147) + 47] - 13 = -100 -13= -113