Giải vở BT vật lý 9 bài: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

Hướng dẫn giải vở BT vật lí lớp 9 bài: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. ConKec sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.

A. HỌC THEO SGK

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ

1.Thí nghiệm

a) Đặt vật ngoài khoảng tiêu cự

C1. Từ thí nghiệm ta thấy: Ảnh thật ngược chiều so với vật.

C2. Dịch vật vào gần thấu kính hơn ta không còn thu được ảnh thật ngược chiều với vật trên man nữa, mà ta sẽ quan sát thấy một ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.

b) Đặt vật vào trong khoảng tiêu cự

C3. Đặt vật trong khoảng tiêu cự, màn ở sát thấu kính. Từ từ dịch chuyến màn ra xa thấu kính, không hứng được ảnh ở trên màn. Đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló, ta quan sát thấy ảnh cùng chiều, lớn hơn vật. Đó là ảnh ảo và không hứng được trên màn.

2. Hãy ghi các nhận xét ở trên vào bảng 1

BẢNG 1

Chú ý:

- Một điểm sáng nằm ngay trên trục chính ở rất xa thấu kính cho ảnh tại tiêu điểm của thấu kính.

- Vật đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh cùng vuông góc với trục chính.

II. CÁCH DỰNG ẢNH

1. Dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính hội tụ

Chú ý: Ảnh của một điểm sáng là một điểm sáng.

C4. Ảnh S’ của điếm sáng S được vẽ trên hình 43.1

+ Tia tới SI là tia đi song song với trục chính nên cho tia ló đi qua tiêu điểm F’

+ Tia tới SO là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng

Hai tia ló trên giao nhau tại S’, ta thu được ảnh thật S’ của S qua thấu kính.

2. Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ

C5. Dựng ảnh:

- Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 36cm (hình 43.2a).

- Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 8cm (hình 43.2b).

III. VẬN DỤNG

C6.

Ta đặt: OA = d; OA’ = d’; OF = OF’ = f

+) Vật AB cách thấu kính d = 36 cm, vật ngoài khoảng OF.

 

Trên hình 43.4a, xét hai cặp tam giác đồng dạng:

ΔABO và ΔA’B’O; ΔA’B’F’ và ΔOIF’.

Từ hệ thức đồng dạng được:

$\frac{AB}{A'B'}=\frac{AO}{A'O} (*); \frac{OI}{A'B'}=\frac{OF'}{F'A'}=\frac{OF'}{OA'-OF'}$

Vì AB = OI (tứ giác BIOA là hình chữ nhật)

$\frac{AO}{A'O}=\frac{OF'}{OA'-OF'}\Leftrightarrow \frac{d}{d'}=\frac{f}{d'-f}\Leftrightarrow d.d'-d.f=d'.f$ (1)

Chia cả hai vế của (1) cho tích d.d’.f ta được:

$\frac{d.d'-d.f}{d.d'.f}=\frac{d'.f}{d.d'.f}\Leftrightarrow \frac{1}{f}-\frac{1}{d'}=\frac{1}{d}\Leftrightarrow \frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}$

(đây được gọi là công thức thấu kính cho trường hợp ảnh thật)

Thay d = 36 cm, f = 12 cm ta tính được: OA’ = d’ = 18 cm

Thay vào (*) ta được:

$A'B'=AB.\frac{A'O}{AO}=h.\frac{d'}{d}=1.\frac{18}{36}=0,5cm$

+) Vật AB cách thấu kính d = 8 cm, vật nằm trong khoảng OF

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 43 trang 116-117-118 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

Trên hình 43.4b, xét hai cặp tam giác đồng dạng:

ΔA’B’F’ và ΔOIF’; ΔOAB và ΔOA’B’.

Từ hệ thức đồng dạng ta có:

$\frac{OI}{A'B'}=\frac{OF'}{A'F'}=\frac{OF'}{A'O+OF'}; \frac{AB}{A'B'}=\frac{OA}{OA'}$ (**)

Vì AB = OI (tứ giác BIOA là hình chữ nhật)

$\Rightarrow \frac{AO}{A'O}=\frac{OF'}{A'O+OF'}\Leftrightarrow \frac{d}{d'}=\frac{f}{d'+f}\Leftrightarrow d.d'+d.f=d'.f$ (2)

Chia cả hai vế của (2) cho tích d.d’.f ta được:

$\frac{d.d'+d.f}{d.d'.f}=\frac{d'.f}{d.d'.f}\Leftrightarrow \frac{1}{f}+\frac{1}{d'}=\frac{1}{d}\Leftrightarrow \frac{1}{f}=\frac{1}{d}-\frac{1}{d'}$

(đây được gọi là công thức thấu kính cho trường hợp ảnh ảo)

Thay d = 8 cm, f = 12 cm ta tính được: OA’ = d’ = 24 cm

Thay vào (**) ta được:

$A'B'=AB.\frac{A'O}{AO}=h.\frac{d'}{d}=1.\frac{24}{8}=3cm$

C7.

Dịch chuyển thấu kính hội tụ ra xa trang sách, ảnh của dòng chữ quan sát qua thấu kính cùng chiều và to hơn dòng chữ quan sát trực tiếp. Đó là ảnh ảo của dòng chữ tạo bởi thấu kính hội tụ khi dòng chữ nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

Đến một vị trí nào đó, ảnh của dòng chữ ngược chiều với vật. Đó là ảnh thật của dòng chữ tạo bởi thấu kính hội tụ, khi dòng chữ nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính, và ảnh thật đó nằm ở trước mắt.

B. Bài tập & Lời giải

1. Bài tập trong SBT

42-43.1. Đặt một điểm sáng S trước một thấu kính hội tụ và nằm trong khoảng tiêu cự (hình 42-43.1 SBT). Dựng ảnh S’ của điểm S qua thâu kính đã cho. S’ là ảnh thật hay ảnh ảo?

42-43.2. Hình 42 – 43.2 SBT cho biết Δ là trục chính của một thấu kính, S là điểm sáng, S’ là ảnh của S tạo bởi thấu kính đó.

a) S’ là ảnh thật hay ảnh ảo.

b) Vì sao em biết thấu kính đó là hội tụ? Bằng cách vẽ hãy xác định quang tâm O, hai tiêu điểm F, F’ của thấu kính đã cho.

42-43.3. Trên hình 42 – 43.3 SBT có vẽ trục chính Δ, quang tâm O, hai tiêu điểm F, F’ của một thấu kính, hai tia ló 1, 2 cho ảnh S’ của điểm sáng S.

a. Vì sao em biết thấu kính đã cho là hội tụ?

b. Bằng cách vẽ, hãy xác định điểm sáng S.

42-43.4. Trên hình 42 – 43.4 SBT cho biết Δ là trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng, A'B' là ảnh của AB.

a) A'B' là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao?

b) Vì sao em biết thấu kính đã cho là hội tụ?

c) Bằng cách vẽ, hãy xác định quang tâm O và tiêu điểm F, F' của thấu kính trên

42-43.5. Vật AB có độ cao h được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ tiêu cự f như hình 42-43.5 SBT. Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính một khoảng d = 2f.

a) Dựng ảnh A'B' của AB tạo bởi thấu kính đã cho.

b) Vận dụng kiến thức hình học, tính chiều cao h' của ảnh theo h và tính khoảng cách từ d' từ ảnh đến thấu kính theo d.

Xem lời giải

2. Bài tập bổ sung

43.a. Hãy ghép mỗi nội dung ở bên trái với nội dung ở cột bên phải để thành một câu đúng

Đối với thấu kính hội tụ:

1. Vật đặt ngoài khoảng tiêu cựa) cho ảnh ảo lớn hơn vật và cùng chiều với vật.
2. Vật đặt rất xa thấu kínhb) cho ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
3. Vật đặt trong khoảng tiêu cực) cho ảnh thật ngược chiều với vật.
 d) cho ảnh ảo nhỏ hơn vật và cùng chiều với vật.

43.b. Hình 43.8 cho biết Δ là trục chính của một thấu kính S là điểm sáng, S’là ảnh của S tạo bởi thấu kính đó.

a) S’ là ảnh thật hay ảnh ảo?

b) Vì sao em biết thấu kính đã cho là hội tụ ? Bằng cách vẽ hãy xác định quang tâm O hai tiêu điểm F và F’ của thấu kính đã cho ?

Xem lời giải

Xem thêm các bài VBT vật lý 9, hay khác:

Để học tốt VBT vật lý 9, loạt bài giải bài tập VBT vật lý 9 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

Chương 1: Điện học

Chương 2: Điện từ học

Chương 3: Quang học

Chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.