A. Hoạt động khởi động
Đố bạn phát biểu được quy tắc nhân hai phân số đã học ở Tiểu học.
Áp dụng tính: a) $\frac{4}{5}\times\frac{1}{3}$; b) $\frac{5}{12}\times\frac{16}{25}$
Trả lời:
Quy tắc nhân hai phân số đã học: Muốn nhân hai phân số với nhau, ta nhân tử số với tử số, mẫu số với mẫu số.
a) $\frac{4}{5}\times\frac{1}{3} = \frac{4\times 1}{5\times 3} = \frac{4}{15}$;
b) $\frac{5}{12}\times\frac{16}{25} = \frac{5\times 16}{12\times 25} = \frac{80}{300} = \frac{4}{15}$.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. a) Đọc các phép tính sau và nhận xét về cách thực hiện các phép tính đó (sgk trang 30)
b) Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 30)
c) Tính:
$\frac{-3}{5}\times\frac{4}{7}$; $\frac{-4}{5}\times\frac{6}{-7}$; $\frac{-6}{35}\times\frac{-49}{60}$;
$\frac{-16}{25}\times\frac{-5}{24}$; $\frac{15}{-17}\times\frac{34}{45}$; $(\frac{-2}{3})^2$.
Trả lời:
a) Nhận xét: Muốn nhân hai phân số, ta nhân tử số với tử số, mẫu số với mẫu số.
c)
$\frac{-3}{5}\times\frac{4}{7} = \frac{(-3)\times 4}{5\times 7} = \frac{-12}{35}$; $\frac{-4}{5}\times\frac{6}{-7} = \frac{(-4)\times 6}{5\times (-7)} = \frac{-24}{-35} = \frac{24}{35}$;
$\frac{-6}{35}\times\frac{-49}{60} = \frac{(-6)\times (-49)}{35\times 60} = \frac{294}{2100} = \frac{98}{700}$; $\frac{-16}{25}\times\frac{-5}{24} = \frac{(-16)\times (-5)}{25\times 24} = \frac{80}{600} = \frac{2}{15}$;
$\frac{15}{-17}\times\frac{34}{45} = \frac{15\times 34}{(-17)\times 45} = \frac{15}{45}\times\frac{34}{-17} = \frac{1}{3}\times\frac{-2}{1} = \frac{1times (-2)}{3\times 1} = \frac{-2}{3}$;
$(\frac{-2}{3})^2 = \frac{-2}{3}\times\frac{-2}{3} = \frac{(-2)\times (-2)}{3\times 3} = \frac{4}{9}$.
2. a) Đọc các phép tính sau và nêu nhận xét về cách thực hiện các phép tính đó (sgk trang 30)
b) Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 31)
c) Tính
$-3\times \frac{-2}{7}$; $\frac{4}{9}\times (-3)$; $\frac{6}{-7}\times 0$
a) Nhận xét: Muốn nhân một số nguyên với một phân số, ta nhân số đó với tử số và giữ nguyên mẫu số.
c)
$-3\times \frac{-2}{7} = \frac{(-3)\times(-2)}{7} = \frac{6}{7}$;
$\frac{4}{9}\times (-3) = \frac{4\times(-3)}{9} = \frac{-12}{9}$;
$\frac{6}{-7}\times 0 = \frac{6\times 0}{-7} = 0$.
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Trang 31 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Nhân các phân số sau (chú ý rút gọn nếu có thể)
a) $\frac{-1}{5}\times \frac{1}{2}$
b) $\frac{-1}{8}\times \frac{8}{-9}$
c) $\frac{-3}{7}\times \frac{14}{15}$
d) $\frac{-7}{5}\times \frac{15}{21}$
e) $(-4)\times \frac{7}{24}$
f) $\frac{-9}{13}\times \frac{5}{18}$.
Xem lời giải
Câu 2: Trang 31 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Tìm x, biết:
a) $x\;-\;\frac{1}{4} = \frac{-3}{8}\times\frac{2}{5}$.
b) $\frac{x}{126} = \frac{-7}{24}\times\frac{-6}{11}$
Xem lời giải
D. Hoạt động vận dụng
Câu 1: Trang 31 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Bạn Minh đã ăn một nửa của $\frac{3}{5}$ chiếc bánh ngọt nhân kem. Hỏi phân số chỉ phần bánh mà bạn Minh đã ăn.
Xem lời giải
Câu 2: Trang 31 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Đố vui
Ngày xưa có một thương gia giàu có. Trước khi mất, ông để lại di chúc chia gia tài cho con cái: "Tôi cho con gái một phần ba của một nửa tài sản của tôi. Tôi cho con trai một nửa của một phần ba tài sản của tôi". Hỏi trong hai người con, ai nhận phần tài sản lớn hơn của thương gia?
Xem lời giải
Câu 2: Trang 31 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Đố vui
Ngày xưa có một thương gia giàu có. Trước khi mất, ông để lại di chúc chia gia tài cho con cái: "Tôi cho con gái một phần ba của một nửa tài sản của tôi. Tôi cho con trai một nửa của một phần ba tài sản của tôi". Hỏi trong hai người con, ai nhận phần tài sản lớn hơn của thương gia?
Xem lời giải
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Câu 1: Trang 32 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Có những cặp phân số mà khi ta nhân chúng với nhau hoặc cộng chúng với nhau đều được cùng một kết quả.
Chẳng hạn: Cặp số $\frac{7}{3}$ và $\frac{7}{4}$ có:
$\frac{7}{3}\times \frac{7}{4} = \frac{7\times 7}{3\times 4} = \frac{49}{12}$;
$\frac{7}{3}\;+\;\frac{7}{4} = \frac{7\times 4\;+\;7\times 3}{12} = \frac{49}{12}$;
Đố em tìm được một cặp phân số khác cũng có tính chất ấy.
Xem lời giải
Câu 2: Trang 32 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Cho hai phân số $\frac{1}{n}$ và $\frac{1}{n\;+\;1}$ ($n\in Z$, n > 0). Chứng tỏ rằng tích của hai phân số này bằng hiệu của chúng.
Áp dụng kết quả trên để tính giá trị các biểu thức sau:
$A = \frac{1}{2}\times\frac{1}{3}\;+\; \frac{1}{3}\times\frac{1}{4}\;+\; \frac{1}{4}\times\frac{1}{5}\;+\; \frac{1}{5}\times\frac{1}{6}\;+\; \frac{1}{6}\times\frac{1}{7}\;+\; \frac{2}{7}\times\frac{1}{8}\;+\; \frac{1}{8}\times\frac{1}{9}$
$B = \frac{1}{20} + \frac{1}{30} + \frac{1}{42} + \frac{1}{56} + \frac{1}{72} + \frac{1}{90} + \frac{1}{110}$.