A. Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức
1.Thực hiện các hoạt động sau để hiểu về nửa mặt phẳng
a) Quan sát hình vẽ và nêu nhận xét (sgk trang 69)
b) Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 69)
c) Luyện tập, ghi vào vở
Trên hình 18, (I) là nửa mặt phẳng có bờ m, chứa hai điểm H, K; (I) là nửa mặt phẳng đối của (II). Hai điểm H và P nằm khác phía đối với đường thẳng m.
Nối H với P, H với K.
- Đoạn thẳng HK có cắt đường thẳng m không?
- Đoạn thẳng HP có cắt đường thẳng m không?
Trả lời:
c)
Nhìn hình vẽ ta thấy:
- Đoạn thẳng HK không cắt đường thẳnng m.
- Đoạn thẳng HP có cắt đường thẳng m.
2. Thực hiện các hoạt động sau
a) Quan sát hình vẽ (sgk trang 70)
b) Đọc kĩ nội dung sau (sgk tràn 70)
c) Đọc và làm theo hướng dẫn
Ở hình 21 có các góc xOy, xOz, yOz, chúng đều có đỉnh O và chúng đều không phải góc bẹt.
Góc xOy còn được gọi là góc O1 và kí hiệu là $\widehat{O_1}$.
Vẽ vào vở một vài góc rồi đặt tên cho các góc đó (chẳng hạn: góc aOb, hay góc ABC, ...). Viết tên các góc, nêu tên đỉnh, tên các cạnh của từng góc đó.
Trả lời:
c)
Các em thực hiện vẽ góc vào vở. Dưới đây là một ví dụ.
Ở hình trên, có các góc xAy, yAz, zAt, xAz, xAt, yAt, chúng đều có đỉnh là A.
- Góc xAy có hai cạnh là các tia Ax, Ay ,
- Góc yAz có hai cạnh là các tia Ay, Az,
- Góc zAt có hai cạnh là các tia Az, At,
- Góc xAz có hai cạnh là các tia Ax, Az,
- Góc xAt có hai cạnh là các tia Ax, At,
- Góc yAt có hai cạnh là các tia Ay, At.
3. Thực hiện các hoạt động sau để hiểu về tia nằm giữa hai tia, điểm nằm bên trong góc.
a) Đọc và làm theo hướng dẫn
Vẽ 3 tia chung gốc Ox, Oy, Oz.
Trên tia Ox lấy điểm M bất kì, trên tia Oy lấy điểm N bất kì (cả M và N đều không trùng với điểm O. Nối M với N.
Tia Oz có cắt đoạn thằng MN hay không?
b) Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 71)
c) Luyện tập, ghi vào vở
Xem hình 24. Em nói và ghi nhớ: Ở hình 24a) tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy vì Oz cắt đoạn thằng MN tại điểm nằm giữa hai điểm M,N
- Ở hình 24b) tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy không? Vì sao?
- Ở hình 24c) tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy không? Vi sao?
Trả lời:
a)
Các em vẽ chia hai trường hợp như trên.
- Ở hình 1: Tia Oz không cắt đoạn MN.
- Ở hình 2: Tia Oz có cắt đoạn MN.
c)
- Ở hình 24b) tia Oz có nằm giữa hai tia Ox và Oy vì Oz cắt MN tại một điểm nằm giữa M và N.
- Ở hình 24c) tia Oz không nằm giữa hai tia Ox và Oy vì tia Oz không cắt MN tại một điểm nằm giữa M và N.
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Trang 72 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các phát biểu sau
- Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy là ........................ và điểm O được gọi là ......................., còn hai tia Ox, Oy là ...................
- Góc RST có đỉnh là .........................., có các cạnh là ..........................
- Góc bẹt là góc có ............................ đối nhau.
Xem lời giải
Câu 2: Trang 72 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Quan sát hình 25 rồi viết kết quả vào chỗ trống để hoàn thành bảng sau
Hình | Tên góc (Cách viết thông thường) | Tên đỉnh | Tên cạnh | Tên góc (cách viết theo kí hiệu) |
25a) | Góc yCx, góc xCy, góc C | C | Cy, Cx | $\widehat{yCx},\;\widehat{xCy},\;\widehat{C}$ |
25b) | ||||
25c) |
Xem lời giải
D. E Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng
Câu 1: Trang 72 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Quan sát, tìm hiểu
a) Tìm trên thực tế các hình ảnh về góc, như: Tư thế ngồi đúng của học sinh, tư thế chuẩn bị xuất phát của vận động viên khi chạy (h26).
b) Tìm xung quanh em hai nửa mặt phẳng có bờ chung.
Xem lời giải
Câu 2: Trang 73 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Luyện tập, ghi vào vở
- Ở hình 27, có tất cả bao nhiêu góc?
- Đọc và viết tên các góc đó.
Xem lời giải
Câu 3: Trang 73 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Đố bạn
Em hãy nghĩ ra một bài toán liên quan đến góc để đố bạn.
Ví dụ: Khi cắm hoa trang trí trong nhà bằng vật liệu đơn giản là các cành thủy trúc như hình 28. Em hãy nói cách mà em gập các cành thủy trúc tạo các góc khác nhau mà bố trí đối lập sao cho đẹp mắt.