A. Hoạt động khởi động
1. Gọi A là tập hợp gồm các bạn trong tổ em, gọi B là tập hợp gồm các bạn nữ trong lớp. Hai tập hợp này có phần tử nào chung không? Nếu có hãy kể tên các phần tử chung của hai tập hợp.
Trả lời:
Ví dụ mẫu:
- Tổ em có 5 bạn: Mai, Hoa, Linh, Tuấn Anh, Hoàng.
- Lớp em có 7 bạn nữ: Mai, Hoa, Linh, Hằng, Huyền, Loan, Vy
Như vậy, hai tập hợp trên có 3 phần tử chung gồm các bạn: Mai, Hoa, Linh.
2. Em hãy viết các tập hợp: Ư(18), Ư(45). Liệt kê các phần tử chung của các tập hợp này.
Trả lời:
- Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}
- Ư(45) = {1; 3; 5; 9; 15; 45}
Các phần tử chung của hai tập hợp này là: 1; 3; 9
3. Em hãy viết các tập hợp: B(2), B(3). Kể tên ba phần tử chung của hai tập hợp này.
Trả lời:
- B(2) = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14...)
- B(3) = {0; 6; 9; 12; 15; 18; 21...)
Ba phần tử chung của hai tập hợp này là: 0; 6; 12
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc kĩ nội dung sau
1.1 Giao của hai tập hợp
Tìm Ư(6); Ư(9). Tìm Ư(6) $\cap $ Ư(9)
Trả lời:
- Ư(6) = {1; 3; 6}
- Ư(9) = {1; 3; 9}
=> Ư(6) $\cap $ Ư(9) = {1; 3}
1.2 Ước chung
Tìm ƯC(15; 10).
Trả lời:
- Ư(15) = {1; 3; 5; 15}
- Ư(10) = {1; 2; 5; 10}
Ư(15) $\cap $ Ư(10) = {1; 5}. Em nói ƯC(15; 10) = {1; 5}.
1.3 Bội chung
2. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm (...):
- 5 là ..................... của 20 và 35.
- 0 là .................... của 47 và 13.
- 36 là .................... của 72 và 108 đồng thời là .................... của 9 và 12.
Trả lời:
- 5 là .....ước chung.... của 20 và 35.
- 0 là .....bội chung..... của 47 và 13.
- 36 là ....ước chung.... của 72 và 108 đồng thời là ......bội chung..... của 9 và 12.
3. Em hãy viết các tập hợp sau:
a) Ư(36), Ư(45), ƯC(36; 45).
b) B(8), B(7), BC(8; 7).
Trả lời:
a) Ư(36) = {1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 36}
- Ư(45) = {1; 3; 5; 9; 15; 45}
- ƯC(36; 45) = {1; 3; 9}
b) B(8) = {0; 8; 16; 24; 32; 40; 48; 56...}
- B(7) ={0;7; 14; 21; 28; 35; 42; 48; 56...}
- BC(8; 7) = {0; 56...}
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1 trang 62 sách VNEN 6
Điền Đ (đúng), S (sai) vào các ô vuông cho các kết luận sau:
a) ƯC(12, 24) = {1; 2; 3; 4; 6; 9; 12};
b) BC(2, 3, 5) = {0; 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21; 24};
c) ƯC(36, 12, 48) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
Xem lời giải
Câu 2 trang 62 sách VNEN 6
a) Tìm hai ước và hai bội của 33, 54.
b) Tìm hai ước chung và hai bội chung của 33, 54.
Xem lời giải
Câu 3 trang 62 sách VNEN 6
Tìm giao của hai tập hợp A và B, biết rằng:
a) A là tập hợp các học sinh giỏi môn Văn của một lớp, B là tập hợp các học sinh giỏi môn Toán của lớp đó.
b) A là tập hợp các số chia hết cho 5, B là tập hợp các số chia hết cho 2.
Xem lời giải
Câu 4 trang 62 sách VNEN 6
a) Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 6.
b) Viết tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 9.
c) Viết tập hợp M là giao của hai tập hợp A và B.
Xem lời giải
Câu 5 trang 62 sách VNEN 6
Một lớp có 18 học sinh nữ, 24 học sinh nam. Theo em thì có thể chia lớp thành mấy tổ để số học sinh nam và nữ ở mỗi tổ bằng nhau?
Xem lời giải
Câu 6 trang 62 sách VNEN lớp 6
Bác Thành có 120 cây bắp cải giống, 276 cây su hào giống. Bác dự định trồng lẫn bắp cải và su hào trong một mảnh vườn. Em hãy giúp bác cách trồng rau sao cho mỗi hàng có số lượng su hào và bắp cải bằng nhau.
Xem lời giải
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Trong truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký", có đoạn tả Dế Mèn đếm số kiến đang hành quân trên đường là một số tự nhiên nhỏ hơn 200. Số kiến này sắp hàng 3, hàng 5, hàng 7 thì vừa hết. Em đoán xem, số kiến này có bao nhiêu con.