A. Hoạt động khởi động
2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
a. Em viết số thích hợp vào ô trống dưới bảng đây:
Số | Các ước của a |
6 |
|
7 | |
10 | |
13 |
b. Em chỉ ra các số có nhiều hơn hai ước
c. Em đố bạn chọn được các số chỉ có hai ước
Xem lời giải
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. b Trong các số tự nhiên nhỏ hơn 10, số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số?
Xem lời giải
2. b Các số được giữ lại trong bảng trên là số nguyên tố hay hợp số? Hãy liệt kê tất cả các số đó
Xem lời giải
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1:Trang 57 toán VNEN 6 tập 1
Mỗi số sau là số nguyên tố hay hợp số:
312; 13; 435; 41; 3737; 189
Xem lời giải
Câu 2 :Trang 57 toán VNEN 6 tập 1
Gọi P là tập hợp các số nguyên tố. Điền kí hiệu $\epsilon $ ; $\not\epsilon $; hoặc $\subset$ thích hợp vào chỗ chấm (...)
43...P 93...P 15...N P....N
Xem lời giải
Câu 3 :Trang 55 toán VNEN 6 tập 1
Dùng bảng số nguyên tố ( ở cuối sách) tìm các số nguyên tố trong các số sau:
117; 131; 313; 469; 647.
Xem lời giải
Câu 4 Trang 55 toán VNEN 6 tập 1
Điền một chữ số thích hợp vào chỗ chấm (...) để được hợp số
1...; 3...
Xem lời giải
D.E Hoạt động vận dụng và tìm tồi, mở rộng
Đọc và trả lời câu hỏi:
Ngày 7-6-1742 nhà toán học Đức Gôn-bách viết thư cho nhà toán học Ơ-le và đưa ra bài toán : “Mọi số tự nhiên lớn hơn 5 đều viết được dưới dạng tổng của ba số nguyên tố”.
Ngày 30-6 năm đó, trong thư trả lời Gôn-bách, Ơ-le nói rằng theo ông: “Số chẵn bất kì tính từ số 4 trở đi đều là tổng của hai số nguyên tố, tuy nhiên tôi chưa chứng minh được, mặc dù tôi không nghi ngờ gì về điều đó, tôi cho rằng giả thuyết hoàn toàn chính xác”.
Nhiều nhà toán học đã thử chứng minh giả thuyết Gôn-bách – Ơ-le nhưng cho đến nay vẫn chưa có lời giải trọn vẹn. Vì vậy có nhà toán học đã nói độ khó của giả thuyết Gôn-bách – Ơ-le không thua bât kì bài toán khó nào của Toán học còn chưa có lời giải.
Trả lời câu hỏi:
a) Hãy viết các số 6, 7,8 dưới dạng tổng của ba số nguyên tố.
b) Hãy viết các số 30, 32 dưới dạng tổng của hai số nguyên tố.