B. Hoạt động hình thành kiến thức
1.b Phân tích các số 24: 35 ra thừa số nguyên tố theo cách dùng sơ đồ phân tích như trên
Xem lời giải
2.b Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố
16; 60; 56; 84.
Xem lời giải
C.Hoạt động luyện tập
Câu 1 Trang 59 toán VNEN 6 tập 1
Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố
a. 30; 70; 42 b. 16; 48; 36; 81 c. 10; 100; 1000; 10000
Xem lời giải
Câu 2 Trang 59 toán VNEN 6 tập 1
An phân tích các số 24; 84; 40 ra thừa số nguyên tố như sau:
24 = 2. 3. 4 84 = 2. 3. 14 40 = $2^{3}$. 5
An làm như trên có đúng hay không? Hãy sửa lại trong trường hợp An làm không đúng
Xem lời giải
Câu 3 Trang 59 toán VNEN 6 tập 1
Tra bảng các số nguyên tố nhỏ hơn 1000 ( ở cuối sách ) để tìm bốn số nguyên tố nằm giữa 200 và 230
Xem lời giải
Câu 4 Trang 59 toán VNEN 6 tập 1
Phân tích số 221 thành tích của hai thừa số nguyên tố
Xem lời giải
D. Hoạt động vận dụng
Câu 1 Trang 60 toán VNEN 6 tập 1
Qua bài này em đã học được những cách nào để phân tích một số ra thừa số nguyên tố?
Xem lời giải
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Có thể em chưa biết
Để tính số lượng các ước của số m (m >1) ta xét dạng phân tích của số m ra thừa số nguyên tố
Nếu m = $a^{x}$ thì m có x + 1 ước
Nếu m = $a^{x}$. $b^{y}$ thì m có ( x+1)(y +1) ước
Nếu m = $a^{x}$. $b^{y}$.$c^{z}$ thì m có ( x+1)(y +1)(z +1) ước
Ví dụ : số 32 = $2^{5}$ nên số 32 có 5 + 1 = 6 ước
Số 63 = $3^{2}$. 7 nên số 63 có ( 2+1)(1 +1) = 6 ước
Số 60 = $2^{2}$. 3 .5 nên số 60 có (2 +1)(1 +1)(1 +1) = 12 ước
Em hãy thử dùng công thức trên để tính số lượng các ước của 81; 250; 125