A. B Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức
1. Thực hiện các hoạt động sau để hiểu cách vẽ một góc có số đo góc cho trước
a) Đọc và làm theo hướng dẫn (sgk trang 79)
b) Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 79)
c) Luyện tập, ghi vào vở
Vẽ một góc $45^{\circ}$.
Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa tia Ox, vẽ góc $\widehat{xOz} = 60^\circ$ (h.40)
Theo em tia Oy có nằm giữa hai tia Ox và Oz không?
d) Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 80)
e) Luyện tập, ghi vào vở
- Em nói: Trên nửa mặt phẳng với bờ là đường thẳng chứa tia Om (h.41), có $\widehat{mOn} = 30^\circ,\;\widehat{mOp} = 70^\circ$ nên tia On nằm giữa hai tia Om và Op.
- Vẽ góc $\widehat{mOn} = 35^{\circ}$. Vẽ góc nOp kề phụ với góc mOn. Vẽ một góc nOt kề bù với góc mOn. Khi đó hãy cho biết: Tia On nằm giữa hai tia nào? Tia Op nằm giữa hai tia nào?
Trả lời:
c)
Các em dùng thước đo góc vẽ góc $45^{circ}$ vào vở. Vẽ tia Oz như yêu cầu bài toán (hình 40).
Theo em, tia Oy có nằm giữa hai tia Ox và Oz vì $\widehat{xOy} = 45^\circ < \widehat{xOz} = 60^\circ$.
e)
- Tia On nằm giữa hai tia Om và Op vì $\widehat{mOn} = 35^\circ < \widehat{mOp} = 90^\circ$.
- Tia Op nằm giữa hai tia On và Ot vì $\widehat{nOp} = 55^\circ < \widehat{nOt} = 145^\circ$
2. Thực hiện các hoạt động sau để hiểu về tia phân giác của một góc
a) Đọc và làm theo hướng dẫn
Xem hình 42 về cân thăng bằng.
Nhận xét về hai góc AOC và BOC (chúng có bằng nhau không?)
Cắt giấy để có một góc, kí hiệu $\widehat{xOy}$.
Gập giấy sao cho hai tia Ox và Oy trùng nhau, kí hiệu nếp gấp là Oz.
Trải phẳng tờ giấy đó ra rồi đo mỗi góc xOz và yOz.
So sánh các góc xOz và yOz.
b) Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 81)
c) Luyện tập, ghi vào vở
Vẽ góc $\widehat{mOn} = 120^\circ$.
Vẽ tia phân giác Ot của góc mOn (h.44)
Trả lời:
a)
- $\widehat{AOC} = \widehat{BOC}$.
- $\widehat{zOx} = \widehat{yOz}$.
c)
Các em vẽ lại hình 44 vào vở.
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Trang 81 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Mỗi câu sau đây đúng hay sai? (Chứng tỏ câu sai bằng một ví dụ).
a) Ot là tia phân giác của góc xOy nếu $\widehat{xOt} = \widehat{tOy}$.
b) Ot là tia phân giác của góc xOy nếu $\widehat{xOt} + \widehat{tOy} = \widehat{xOy}$.
c) Ot là tia phân giác của góc xOy nếu $\widehat{xOt} + \widehat{tOy} = \widehat{xOy}$ và $\widehat{xOt} = \widehat{tOy}$.
d) Ot là tia phân giác của góc xOy nếu $\widehat{xOt} = \widehat{tOy} = \frac{1}{2}\widehat{xOy}$.
Xem lời giải
Câu 2: Trang 82 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Dựa vào các thông tin có ở hình 45, cho biết:
- Oz có phải là tia phân giác của góc xOy không? Vì sao?
- Ob có phải là tia phân giác của góc aOc không? Vì sao?
- Ot có phải là tia phân giác của góc mOn không? Vì sao?
Xem lời giải
Câu 3: Trang 82 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Luyện tập, ghi vào vở
Vẽ góc $\widehat{xOy} = 60^\circ$
Vẽ góc yOz kề bù với góc xOy.
Vẽ On là tia phân giác của góc yOz.
Tính và cho biết: $\widehat{xOn} = .....;\; \widehat{mOn} = ....;\;\widehat{mOz} = ....$.