Giải VNEN toán đại 6 bài 11: Phép chia phân số - Luyện tập

Giải bài 11: Phép chia phân số - Luyện tập - Sách hướng dẫn học toán 6 tập 2 trang 35. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học.

A. B Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức

1. a. Thực hiện các phép tính sau (sgk trang 35)

b. Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 36)

c. Thực hiện các hoạt động sau

  • Viết vào vở (sgk trang 36)
  • Tìm số nghịch đảo của: $\frac{4}{5};\;-3;\;\frac{-4}{7};\;\frac{2}{-5};\;123$

Trả lời:

Số nghịch đảo của: $\frac{4}{5};\;-3;\;\frac{-4}{7};\;\frac{2}{-5};\;123$ lần lượt là: $\frac{5}{4};\;\frac{1}{-3};\;\frac{-7}{4};\;\frac{-5}{2};\;\frac{1}{123}$.

2. a. Ta có: $\frac{2}{7}\;:\;\frac{1}{3}\;=\;\frac{2}{7}\;\times \;\frac{3}{1}$; $5\;:\;\frac{7}{3}\;=\;5\times \frac{7}{3}$.

Viết tiếp vào chỗ trống (...) để hoàn thành các nhận xét:

Có $\frac{3}{1}$ là số nghịch đảo của $\frac{1}{3}$; Có $\frac{3}{7}$ là ..... của $\frac{7}{3}$.

Thương của $\frac{2}{7}$ chia cho $\frac{1}{3}$ bằng tích của $\frac{2}{7}$ và số nghịch đảo của $\frac{1}{3}$.

Thương của 5 chia cho $\frac{7}{3}$ bằng tích của 5 và ..... của $\frac{7}{3}$.

Tương tự ta có: Thương của $\frac{-2}{9}$ chia cho $\frac{5}{11}$ bằng tích của $\frac{-2}{9}$ và số nghịch đảo của $\frac{5}{11}$, tức là $\frac{-2}{9}\;:\;\frac{5}{11}\;=\;\frac{-2}{9}\times \frac{11}{5}\;=\;\frac{-22}{45}$.

b. Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 36)

c. Thực hiện các phép tính sau:

$\frac{4}{5}\;:\;\frac{-3}{4}$; $-3\;:\;\frac{4}{7}$; $\frac{-4}{5}\;:\;\frac{3}{7}$; $\frac{-2}{5}\;:\;\frac{-4}{15}$; $-7\;:\;\frac{6}{11}$; $\frac{-2}{9}\;:\;6$;

Trả lời:

a. Có $\frac{3}{1}$ là số nghịch đảo của $\frac{1}{3}$; Có $\frac{3}{7}$ là số nghịch đảo của $\frac{7}{3}$.

Thương của $\frac{2}{7}$ chia cho $\frac{1}{3}$ bằng tích của $\frac{2}{7}$ và số nghịch đảo của $\frac{1}{3}$.

Thương của 5 chia cho $\frac{7}{3}$ bằng tích của 5 và số nghịch đảo của $\frac{7}{3}$.

c.

  • $\frac{4}{5}\;:\;\frac{-3}{4} = \frac{4}{5}\times \frac{4}{-3} = \frac{4\times 4}{5\times (-3)} = \frac{16}{-15} = \frac{-16}{15}$;
  • $-3\;:\;\frac{4}{7} = -3\times \frac{7}{4} = \frac{-3\times 7}{4} = \frac{-21}{4}$;
  • $\frac{-4}{5}\;:\;\frac{3}{7} = \frac{-4}{5}\times \frac{7}{3} = \frac{-4\times 7}{5\times 3}$;
  • $\frac{-2}{5}\;:\;\frac{-4}{15} = \frac{-2}{5}\times \frac{-15}{4} = \frac{-2\times (-15)}{5\times 4} = \frac{3}{2}$;
  • $-7\;:\;\frac{6}{11} = -7 \times \frac{11}{6} = \frac{-7\times 11}{6} = \frac{-77}{6}$;
  • $\frac{-2}{9}\;:\;6 = \frac{-2}{9}\times \frac{1}{6} = \frac{-2\times 1}{9\times 6} = \frac{-1}{27}$;

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1: Trang 37 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

a) $\frac{-5}{6}\;:\;\frac{2}{7}$

b) $\frac{-7}{8}\;:\;\frac{-1}{4}$

c) $12\;:\;\frac{6}{7}$

d) $\frac{1}{15}\;:\;\frac{-3}{5}$

e) $0\;:\;\frac{-5}{36}$

f) $\frac{7}{9}\;:\;(-7)$

Xem lời giải

Câu 2: Trang 37 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

a) Tính giá trị của mỗi biểu thức sau: $\frac{3}{7}:1;\;\;\frac{3}{7}:\frac{2}{5};\;\;\frac{3}{7};\frac{5}{4}$.

b) So sánh số chia với 1 trong mỗi trường hợp trên.

c) So sánh giá trị tìm được với số bị chia trong mỗi trường hợp trên rồi rút ra kết luận.

Xem lời giải

Câu 3: Trang 37 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Tìm x, biết:

a) $\frac{4}{9}\times x = \frac{1}{9}$.

b) $x:\frac{-1}{12} = \frac{7}{12}$;

c) $\frac{-5}{14}:x = \frac{-3}{10}$.

d) $\frac{7}{18}\times x - \frac{2}{3} = \frac{5}{18}$;

e) $\frac{4}{9} - \frac{7}{8}\times x = \frac{-2}{3}$.

f) $\frac{1}{6}+\frac{5}{7}:x = \frac{-7}{18}$.

Xem lời giải

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1: Trang 37 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Sử dụng máy tính cầm tay để tính toán với phân số (sgk trang 37)

i) $\frac{-4}{7}:(\frac{-2}{7}\times \frac{6}{11})$;

ii) $\frac{-6}{7} + \frac{-3}{8}:3 - \frac{5}{14}$.

Xem lời giải

Câu 2: Trang 39 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Có các chai loại $\frac{1}{3}$ lít, $\frac{1}{2}$ lít, $\frac{3}{4}$ lít. Người ta đóng 2400 lít nước khoáng vào các chai. Hỏi nếu chỉ dùng một loại chai, với lượng nước khoáng trên thì đóng được tất cả bao nhiêu chai nước khoáng?

Xem lời giải

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Câu 1: Trang 39 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Một ca nô xuôi dòng một khúc sông từ A đến B mất 6 giờ, ngược dòng khúc sông từ B về A mất 7 giờ 30 phút. Hỏi khi đó, một cụm bèo trôi từ A đến B mất bao lâu?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 39 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Hai vòi nước A và B cùng chảy vào 1 bể không có nước. Sau 10 phút người ta đóng vòi B. Hỏi vòi A phải chảy thêm trong bao lâu nữa thì bể đầy nước? Biết rằng một mình vòi A chảy đầy bể trong 45 phút, một mình vòi B chảy đầy bể trong 30 phút?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 66 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

a) Phát biểu ba bài toán cơ bản về phân số. Cho ví dụ minh họa.

b) Phát biểu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

Những số như thế nào thì chia hết cho cả 2 và 5? Cho ví dụ.

Những số như thế nào thì chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9? Cho ví dụ.

c) Trong định nghĩa số nguyên tố và hợp số, có điểm nào giống nhau, điểm nào khác nhau? Tích của hai số nguyên tố là một số nguyên tố hay hợp số?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Toán VNEN lớp 6, hay khác:

Để học tốt Toán VNEN lớp 6, loạt bài giải bài tập Toán VNEN lớp 6 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Phần số học

Chương I. Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

Chương II. Số nguyên

Phần hình học

Chương I. Điểm. Đường thẳng. Đoạn thẳng. Tia

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ