Câu 2: Trang 66 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
a) Phát biểu ba bài toán cơ bản về phân số. Cho ví dụ minh họa.
b) Phát biểu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
Những số như thế nào thì chia hết cho cả 2 và 5? Cho ví dụ.
Những số như thế nào thì chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9? Cho ví dụ.
c) Trong định nghĩa số nguyên tố và hợp số, có điểm nào giống nhau, điểm nào khác nhau? Tích của hai số nguyên tố là một số nguyên tố hay hợp số?
Bài Làm:
a) Ba bài toán cơ bản của phân số là:
- Bài toán 1: Tìm giá trị phân số của một số cho trước: Muốn tìm $\frac{m}{n}$ của số a cho trước, ta tìm $a\times \frac{m}{n}$ ($m, n \in N, n \neq 0$).
Ví dụ: Tìm $\frac{7}{10}$ của 20: $\frac{7}{10}\times 20 = 14$.
- Bài toán 2: Tìm một số khi biết giá trị của một phân số của nó: Muốn tìm một số khi biết $\frac{m}{n} = a$ ta tính $a : \frac{m}{n}$ ($m, n \in N, n \neq 0$).
Ví dụ: Tìm x biết $\frac{2x}{5} = 10$: $x = 10 : \frac{2}{5} = 25$
- Bài toán 3: Tìm tỉ số phần trăm của hai số: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số a và b, ta nhân a với 100 rồi chia cho b và viết kí hiệu % vào kết quả.
Ví dụ: Tìm tỉ số phần trăm của hai số 3 và 4: (3 : 4) x 100% = 75%
b)
- Dấu hiệu chia hết cho 2: Các số có chữ số tận cùng chia hết cho 2 (Hoặc các chữ số tận cùng là số chẵn: 0, 2, 4, 6, 8).
- Dấu hiệu chia hết cho 3: Tổng các chữ số chia hết cho 3.
- Dấu hiệu chia hết cho 5: Có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.
- Dấu hiệu chia hết cho 9: Tổng các chữ số chia hết cho 9.
- Dấu hiệu chia hết cho 2 và 5: Các số có tận cùng là 0 thì chia hết cho cả 2 và 5. Ví dụ: 30 chia hết cho cả 2 và 5.
- Dấu hiệu chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9: Các số có tận cùng là 0 mà tổng các chữ số chia hết cho 9 thì nó chia hết cho cả 2, 3, 5, 9. Ví dụ: 90 chia hết cho cả 2, 3, 5, 9.
c) Điểm giống và khác nhau trong định nghĩa số nguyên tố và hợp số là:
Giống nhau: Số nguyên tố và hợp số đều là số nguyên.
Khác nhau:
- Số nguyên tố: chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.
- Hợp số: là các số có nhiều hơn 2 ước.
Tích của hai số nguyên tố là hợp số, vì tích đó có nhiều hơn 2 ước.