A. B Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức
1. Thực hiện các hoạt động sau để hiểu về hai góc đối đỉnh
a) Đọc và làm theo hướng dẫn (sgk trang 84)
b) Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 84)
c) Luyện tập, ghi vào vở
Em nói: Ở hình 53, với các góc ở các trường hợp a), c) và e) không phải là các góc đối đỉnh, vì tia đối của cạnh góc này không phải là cạnh của góc kia; còn các góc ở các trường hợp b) và d) là các góc đối đỉnh.
d) Đọc và làm theo hướng dẫn (sgk trang 85)
e) Luyện tập, ghi vào vở
Em nói: Nếu góc mTp và góc nTq (h.54) là hai góc đối đỉnh thì và $\widehat{mTp} = 25^\circ$ thì $\widehat{nTq} = 25^\circ$; hơn nữa $\widehat{pTn} = 155^\circ$ vì nó kề bù với góc mTp. Từ đó, $\widehat{mTq} = 155^\circ$ vì nó đối đỉnh với góc pTn.
Vẽ ba đường thẳng xy, mn, pq cùng đi qua điểm Z. Kể tên các cặp góc có cùng đỉnh Z mà chúng bằng nhau.
Trả lời:
Các cặp góc bằng nhau có dùng đỉnh Z là: $\widehat{Z_{1}} = \widehat{Z_{4}}$; $\widehat{Z_{2}} = \widehat{Z_{5}}$; $\widehat{Z_{3}} = \widehat{Z_{6}}$.
2. Thực hiện các hoạt động sau để hiểu về góc so le trong, góc đồng vị, góc trong cùng phía
a) Quan sát hình vẽ và nêu nhận xét (sgk trang 86)
b) Đọc và làm theo (sgk trang 86)
c) Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 86)
d) Luyện tập, ghi vào vở
Xem hình 57 (có $\widehat{A_3} = \widehat{B_1}$)
Em nói: Do $\widehat{A_3} = \widehat{B_1}$ nên $\widehat{A_2} = \widehat{B_4}$.
$\widehat{A_1}$ và $\widehat{B_3}$ có bằng nhau không? Vì sao?
Viết ra tên các cặp góc bù nhau có trên hình đó.
Trả lời:
- $\widehat{A_1} = \widehat{B_3}$ (Vì chúng là các góc đối đỉnh của các góc bằng nhau).
- Các cặp góc bù nhau có trên hình là:
- $\widehat{A_1}$ và $\widehat{A_2}$;
- $\widehat{A_2}$ và $\widehat{A_3}$;
- $\widehat{A_3}$ và $\widehat{A_4}$;
- $\widehat{A_1}$ và $\widehat{A_4}$;
- $\widehat{B_1}$ và $\widehat{B_2}$;
- $\widehat{B_2}$ và $\widehat{B_3}$;
- $\widehat{B_3}$ và $\widehat{B_4}$;
- $\widehat{B_1}$ và $\widehat{B_4}$;
- $\widehat{A_1}$ và $\widehat{B_4}$;
- $\widehat{A_1}$ và $\widehat{B_2}$;
- $\widehat{A_2}$ và $\widehat{B_1}$;
- $\widehat{A_2}$ và $\widehat{B_3}$;
- $\widehat{A_3}$ và $\widehat{B_2}$;
- $\widehat{A_3}$ và $\widehat{B_4}$;
- $\widehat{A_4}$ và $\widehat{B_1}$;
- $\widehat{A_4}$ và $\widehat{B_3}$;
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Trang 87 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Mỗi câu sau đây đúng hay sai? (Chứng tỏ câu sai bằng một ví dụ).
- Hai góc đối đỉnh là hai góc có chung đỉnh.
- Hai góc đối đỉnh là hai góc có một cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.
- Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia
Xem lời giải
Câu 2: Trang 87 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
a) Vẽ góc $\widehat{xOy} = 50^\circ$. Vẽ góc yOz kề bù với góc xOy. Vẽ tia Ot là tia đối của tia Oy.
- Kể tên các cặp góc đối đỉnh có trên hình đó.
- Cho biết số đo các góc: $\widehat{yOz};\; \widehat{zOt}$.
b) Xem hình 58.
Từ đó, đọc tên
+ Các cặp góc so le trong.
+ Các cặp góc đồng vị.
+ Các cặp góc trong cùng phía.
Đo và cho biết các cặp góc đồng vị bằng nhau.
Xem lời giải
D. E Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng
Câu 1: Trang 87 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Quan sát, tìm hiểu
a) Quan sát xung quanh em và chỉ ra các hình ảnh liên quan đến: Các góc đối đỉnh, các góc so le trong, Các góc trong cùng phía.
b) Quan sát xung quanh em và tìm ra những môi hình liên quan góc đối đỉnh, góc tạo bỏ một đường thẳng cắt hai đường thẳng.
Xem lời giải
Câu 2: Trang 88 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Đố: Vẽ trên trang giấy hai đường thẳng cắt nhau, tạo ra các góc đối đỉnh. Đố bạn tìm được cách gấp trang giấy đó để chứng tỏ "hai góc đối đỉnh thì bằng nhau".