A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Thực hiện các hoạt động sau
Ví dụ 1: Cho hàm số y = x + 1
a) Vẽ đồ thị hàm số trên.
b) Tìm tọa độ giao điểm M của đường thẳng y = x + 1 với trục Ox và tọa độ giao điểm N của đường thẳng y = x + 1 với trục Oy.
c) Góc tạo bởi tia Mx và MN bằng bao nhiêu độ
Trả lời:
a) Cho x = 0 thì y = 1, ta được điểm A (0; 1)
Cho y = 0 thì x = - 1, ta được điểm B(-1; 0)
b) Đường thẳng y = x + 1 cắt Ox tại M(- 1; 0)
Đường thẳng y = x + 1 cắt Oy tại N(1; 0)
c) Tam giác OMN có OM = ON = 1 và OM vuông góc ON suy ra tam giác OMN là tam giác vuông cân
Vậy MN tạo với Mx một góc $45^{\circ}$
Ví dụ 2: Cho hàm số y = - x + 1
a) Vẽ đồ thị hàm số trên.
b) Tìm tọa độ giao điểm P của đường thẳng y = - x + 1 với trục Ox và tọa độ giao điểm Q của đường thẳng y = - x + 1 với trục Oy.
c) Góc tạo bởi tia Px và PQ bằng bao nhiêu độ.
Trả lời:
a) Cho x = 0 thì y = 1, ta được điểm A (0; 1)
Cho y = 0 thì x = 1, ta được điểm B(1; 0)
b) Đường thẳng y = - x + 1 cắt Ox tại P(1; 0)
Đường thẳng y = - x + 1 cắt Oy tại Q(1; 0)
c) Tam giác OPQ có OP = OQ = 1 và OMP vuông góc OQ suy ra tam giác OPQ là tam giác vuông cân
Suy ra $\widehat{OPQ}$ = $45^{\circ}$ $\Rightarrow $ $\widehat{QPx}$ = $135^{\circ}$
Vậy PQ tạo với Px một góc $135^{\circ}$
Đọc kĩ nội dung sau
- Trong một mặt phẳng tạo độ Oxy, đường thẳng y = ax + b tạo với trục Ox một góc $\alpha $, ta hiểu là góc tạo bởi tia Mx và tia MN, ở đó M là giao điểm của đường thẳng y = ax + b với trục Ox, N là điểm thuộc đường thẳng y = ax + b và có tung độ dương (h.4).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1.b) Thực hiện các hoạt động sau:
- Xác định hệ số a, b trong các hàm số đã cho rồi viết vào bảng sau:
- Nhận xét về liên hệ giữa hệ số a với góc tạo bởi mỗi đường thẳng trên với trục Ox.
Gợi ý: Khi hệ số a thay đổi thì độ lớn của góc $\alpha $ và $\beta $ thay đổi như thế nào?
|
a |
b |
y = 0,5x + 2 |
|
|
y = x + 2 |
|
|
y =2x + 2 |
|
|
y = -x + 2 |
|
|
y = -2x + 2 |
|
|
y = -0,5x + 2 |
|
|
Trả lời:
|
a |
b |
y = 0,5x + 2 |
0,5 |
2 |
y =x + 2 |
1 |
2 |
y =2x + 2 |
2 |
2 |
y = -x + 2 |
-1 |
2 |
y = -2x + 2 |
-2 |
2 |
y = -0,5x + 2 |
-0,5 |
2 |
- Khi hệ số a dương (a > 0) thì góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc nhọn.
Khi hệ số a âm (a < 0) thì góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc tù.
c) Đọc kĩ nội dung sau
- Hệ số a gọi là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (hay là hệ số góc của đồ thị hàm số y = ax + b).
- Chú ý: Khi b = 0, hàm số có dạng y = ax. Trong trường hợp này ta cũng nói rằng a là hệ số góc của đường thẳng y = ax.
2. Ví dụ
Ví dụ 1: Xác định hệ số góc của mỗi đường thẳng sau:
f(x) = x - 3 ; y = 5 - x ; h(x) = $\frac{1}{\sqrt{3}}$x + $\sqrt{3}$
Trả lời:
Hệ số góc của đường thẳng f(x) = x - 3 là 1
Hệ số góc của đường thẳng y = 5 - x là - 1
Hệ số góc của đường thẳng h(x) = $\frac{1}{\sqrt{3}}$x + $\sqrt{3}$ là $\frac{1}{\sqrt{3}}$.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Trang 43 sách VNEN 9 tập 1
Xác định hệ số góc của các đường thẳng sau:
f(x) = -3x + 2; y = 4x + 17 ; f(x) = $\frac{17}{18}$x - $\frac{7}{8}$ ; g(x) = -0,4x - 0,05.
Xem lời giải
Câu 2: Trang 43 sách VNEN 9 tập 1
Cho hàm số bậc nhất y = ax + 1.
a) Xác định hệ số góc a, biết rằng đồ thị hàm số đi qua điểm B(-1; 0,5).
b) Vẽ đồ thị hàm số với giá trị của a tìm được trong câu trên.
Xem lời giải
Câu 3: Trang 43 sách VNEN 9 tập 1
Xác định giá trị của b, biết đồ thị hàm số y = 7x + b đi qua điểm:
a) K(-1; 1); b) L(9; 0) ; c) M(0; 25)
Xem lời giải
Câu 4: Trang 43 sách VNEN 9 tập 1
a) Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ đồ thị của các hàm số:
y = $\frac{1}{2}$x + 2 và y = -x + 2
b) Gọi giao điểm của hai đường thẳng y = $\frac{1}{2}$x + 2 và y = -x + 2 với trục hoành theo thứ tự là A,B và gọi giao điểm của hai đường thẳng đó là C. Tính số đo góc A của tam giác ABC (làm tròn đến ohuts).
c) Tính chu vi và diện tích của tam giác ABC (đơn vị trên các trục tọa độ là xen-ti-mét).
Xem lời giải
Câu 5: Trang 43 sách VNEN 9 tập 1
Xác định hệ số góc của các đường thẳng cho trên hình 7.
Xem lời giải
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Trang 44 sách VNEN 9 tập 1
Với giá trị nào của k, đồ thị hàm số y = kx + 8 đi qua điểm:
a) A(1; 12); b) B(-2; 0); c) C(0; 8).