Giải bài 1 Mệnh đề toán học

Giải bài 1: Mệnh đề toán học - sách cánh diều toán 10 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

I. MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC

LT-VD 1: Nêu hai ví dụ về mệnh đề toán học.

Hướng dẫn giải

  • Ví dụ 1: Tổng các góc của một tứ giác bằng $360^{\circ}$
  • Ví dụ 2: Nếu một thừa số của tích chia hết cho một số thì tích chia hết cho số đó.

LT-VD 2: Nêu ví dụ về một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai.

Hướng dẫn giải: 

Lấy các ví dụ về mệnh đề đúng, mệnh đề sai:

  • Mệnh đề đúng: Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn $0^{\circ}$ và nhỏ hơn  $90^{\circ}$
  • Mệnh đề sai: 0 là hợp số.

II. MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN

LT-VD 3: Nêu ví dụ về mệnh đề chứa biến.

Hướng dẫn giải:

Ví dụ mệnh đề chứa biến: P(n): "2n là một số không âm".

III. PHỦ ĐỊNH CỦA MỘT MỆNH ĐỀ

LT-VD 4: Lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và nhận xét tính đúng sai của mệnh đề phủ định đó.

  • P: "5,15 là một số hữu tỉ";
  • Q: "2023 là số chẵn".

Hướng dẫn giải:

  • $\bar{P}$: "5,15 không phải là một số hữu tỉ" và $\bar{P}$ sai.
  • $\bar{Q}$: "2023 là số lẻ" và $\bar{Q}$ đúng.

IV. MỆNH ĐỀ KÉO THEO

LT-VD 5: Hãy phát biểu một định lí toán học ở dạng mệnh đề kéo theo P $\Rightarrow$ Q

Hướng dẫn giải:

P: "Ba điểm A, B, C cùng thuộc một đường thẳng";

Q: "Ba điểm A, B, C thẳng hàng".

P $\Rightarrow$ Q: "Nếu ba điểm A, B, C cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm A, B, C thẳng hàng". 

V. MỆNH ĐỀ ĐẢO. HAI MỆNH ĐỀ TƯƠNG ĐƯƠNG

LT-VD 6: Cho tam giác ABC. Từ các mệnh đề:

P: "Tam giác ABC đều",

Q: "Tam giác ABC cân và có một góc bằng $60^{\circ}$", hãy phát biểu hai mệnh đề P $\Rightarrow$ Q và Q $\Rightarrow$ P và xác định tính đúng sai của mỗi mệnh đề đó.

Nếu cả hai mệnh đề trên đều đúng, hãy phát biểu mệnh đề tương đương.

Hướng dẫn giải:

P $\Rightarrow$ Q: "Nếu tam giác ABC đều thì tam giác ABC cân và có một góc bằng $60^{\circ}$". Mệnh đề đúng.

Q $\Rightarrow$ P: "Nếu tam giác ABC cân và có một góc bằng $60^{\circ}$ thì tam giác ABC đều". Mệnh đề đúng.

Mệnh đề tương đương: (sử dụng một trong số các cách sau)

  • "Tam giác ABC đều tương đương tam giác ABC cân và có một góc bằng $60^{\circ}$"
  • "Tam giác ABC đều là điều kiện cần và đủ để có ABC cân và có một góc bằng $60^{\circ}$"
  • "Tam giác ABC đều khi và chỉ khi tam giác ABC cân và có một góc bằng $60^{\circ}$"
  • "Tam giác ABC đều nếu và chỉ nếu tam giác ABC cân và có một góc bằng $60^{\circ}$"

VI. KÍ HIỆU $\forall$ VÀ $\exists$ 

LT-VD 7: Phát biểu mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau:

a) Tồn tại số nguyên chia hết cho 3;

b) Mọi số thập phân đều viết được dưới dạng phân số.

Hướng dẫn giải:

a) Phủ định của mệnh đề " $\exists$ $x$ $\in$ $\mathbb{Z}$, $x$ chia hết cho 3" là mệnh đề " $\forall$ $x$ $\in$ $\mathbb{Z}$, $x$ không chia hết cho 3".

b) Phủ định của mệnh đề "Mọi số thập phân đều viết được dưới dạng phân số" là mệnh đề "Tồn tại số thập phân không viết được dưới dạng phân số".

Bài tập & Lời giải

Bài tập 1. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là mệnh đề toán học?

a) Tích hai số thực trái dấu là một số thực âm.

b) Mọi số tự nhiên đều là số dương.

c) Có sự sống ngoài Trái Đất

d) Ngày 1 tháng 5 là ngày Quốc tế Lao động.

Xem lời giải

Bài tập 2. Lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và xét tính đúng sai của mệnh đề phủ định đó:

a) A: " $\frac{5}{1,2}$ là một phân số";

b) B: "Phương trình $x^{2}+3x+2=0$ có nghiệm";

c) C: " $2^{2}+2^{3}=2^{2+3}$";

d) D: "Số 2025 chia hết cho 15".

Xem lời giải

Bài tập 3. Cho n là số tự nhiên. Xét hai mệnh đề:

  • $P$ : "Số tự nhiên n chia hết cho 16 ";
  • $Q$ : "Số tự nhiên n chia hết cho 8”.

a) Với n = 32, phát biểu mệnh đề $P \Rightarrow Q$ và xét tính đúng sai của mệnh đề đó.

b) Với n = 40, phát biểu mệnh đề đảo của mệnh đề $P \Rightarrow Q$ và xét tính đúng sai của mệnh đề đó.

Xem lời giải

Bài tập 4. Cho tam giác $ABC$. Xét các mệnh đề:

P: "Tam giác $ABC$ cân";

Q: "Tam giác $ABC$ có hai đường cao bằng nhau".

Phát biểu mệnh đề $P \Leftrightarrow Q$ bằng bốn cách.

Xem lời giải

Bài tập 5. Dùng kí hiệu " $\forall$" hoặc "$ \exists$" để viết các mệnh đề sau:

a) Có một số nguyên không chia hết cho chính nó;

b) Mọi số thực cộng với 0 đều bằng chính nó.

Xem lời giải

Bài tập 6. Phát biểu các mệnh đề sau:

a) $\forall x \in \mathbb{R}, x^{2} \geq 0$;

b) $\exists x \in \mathbb{R}, \frac{1}{x}>x$.

Xem lời giải

Bài tập 7. Lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và xét tính đúng sai của mỗi mệnh đề phủ định đó:

a) $\forall x \in \mathbb{R}, x^{2} \neq 2 x-2$;

b) $\forall x \in \mathbb{R}, x^{2} \leq 2 x-1$;

c) $\exists x \in \mathbb{R}, x+\frac{1}{x} \geq 2$;

d) $\exists x \in \mathbb{R}, x^{2}-x+1<0$.

Xem lời giải

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập