Lý thuyết trọng tâm toán 10 cánh diều bài 3: Dấu của tam thức bậc hai

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 10 cánh diều bài 3: Dấu của tam thức bậc hai. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. DẤU CỦA TAM THỨC BẬC HAI 

HĐ1:

a. 

Hinh 1

Từ hình 17 ta thấy parabol nằm hoàn toàn phía trên trục hoành nên tam thức bậc hai $f(x) = x^2 – 2x + 2 > 0$ với mọi $x \in R$.

b. 

Hinh 2

Từ hình ta thấy parabol nằm hoàn toàn phía dưới trục hoành nên tam thức bậc hai $f(x) = -x^2 + 4x – 5 < 0$ với mọi $x \in R$.  

c. Nếu $∆ < 0$ thì f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi $x \in R$.

Nhận xét: 

Nếu $∆ < 0$ thì f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi $x \in R$.

HĐ2:

a.

Hinh 3

Từ đồ thị ta thấy $x^2 + 2x + 1 > 0 ; \forall x \in R \setminus \begin{Bmatrix}-1\end{Bmatrix}$

b. 

Hinh 4

Từ đồ thị ta thấy $–x^2 + 4x – 4 < 0  \forall x \in R \setminus \begin{Bmatrix}
2
\end{Bmatrix}$

c. Nếu $∆ = 0$ thì f(x) cùng dấu với hệ số a với $\forall x \in R \setminus \begin{Bmatrix}
\frac{-b}{2a}
\end{Bmatrix}$

Nhận xét: Nếu $∆ = 0$ thì f(x) cùng dấu với hệ số a với $\forall x \in R \setminus \begin{Bmatrix}
\frac{-b}{2a}
\end{Bmatrix}$

HĐ3:

a. 

Hinh 5

Ta thấy: 

+ Trên các khoảng $(-\infty;2)$ và $(-1;+\infty)$ phần parabol nằm hoàn toàn phía trên trục hoành nên tam thức bậc hai $f(x) = x^2 +3x + 2 > 0$ 

+ Trên khoảng (-2;-1) phần parabol nằm hoàn toàn phía dưới trục hoành nên tam thức bậc hai $f(x) = x^2 +3x + 2 < 0$ 

b. 

Hinh 6

Ta thấy: 

+ Trên các khoảng $(-\infty;1)$ và $(3;+\infty)$ phần parabol nằm hoàn toàn phía dưới trục hoành nên tam thức bậc hai $f(x) = x^2 + 4x – 3 < 0$ 

+ Trên khoảng $(1;3)$ phần parabol nằm hoàn toàn phía trên trục hoành nên tam thức bậc hai $f(x) = x^2 + 4x – 3 > 0$

c. Nếu $∆ > 0$ thì f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi x thuộc các khoảng $(-\infty;x_1)$ và $(x_2;+\infty)$; $f(x)$ trái dấu với hệ số a với mọi x thuộc khoảng $(x_1; x_2)$, trong đó $x_1, x_2$ là hai nghiệm của $f(x)$ và $x_1 < x_2$. 

Nhận xét: 

Nếu $∆ > 0$ thì f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi x thuộc các khoảng $(-\infty;x_1)$ và $(x_2;+\infty)$; f(x) trái dấu với hệ số a với mọi x thuộc khoảng $(x_1;x_2)$, trong đó $x_1, x_2$ là hai nghiệm của $f(x)$ và $x_1 < x_2$. 

Kết luận: 

Cho tam thức bậc hai $f(x) = ax^2 + bx + c (a \neq 0), ∆ = b^2 – 4ac$.

+ Nếu $∆ < 0$ thì f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi $x \in R$. 

+ Nếu $∆ = 0$ thì f(x) cùng dấu với hệ số a $\forall x \in R \setminus \begin{Bmatrix}
\frac{-b}{2a}
\end{Bmatrix}$

+ Nếu $∆ > 0$ thì f(x) có hai nghiệm $x_1, x_2 (x_1 < x_2)$. Khi đó: 

f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi x thuộc các khoảng $(-\infty;x_1)$ và $(x_2;+\infty)$; f(x) trái dấu với hệ số a với mọi x thuộc khoảng $(x_1;x_2)$.

Nhận xét: 

Trong định lí, có thể thay biệt thức $∆ = b^2 – 4ac$ bằng biệt thức thu gọn $∆’ = (b’)^2 – ac$ với $b = 2b’$

II. VÍ DỤ

Ví dụ 1 (SGK – tr46) 

Luyện tập 1:

a. $f(x) = -2x^2 + 4x -5$.

Ta có: $∆ = -24 < 0, a = -2 < 0$ nên $f(x) < 0$ với $\forall x \in R$.

b. $f(x) = -x^2 + 6x – 9$.

Ta có: $∆ = 0, a = -1 < 0$ nên $f(x) < 0$ với $ \forall x \in R \setminus \begin{Bmatrix}
3
\end{Bmatrix}$

Ví dụ 2 (SGK – tr46)

Luyện tập 2: 

Xét tam thức bậc hai $f(x) = - x^2 – 2x + 8$ có hai nghiệm phân biệt $x_1 = -4, x_2 = 2$ và hệ số $a = -1 < 0$. 

Ta có bảng xét dấu: 

Hinh 7

 

Xem thêm các bài Giải Toán 10 tập 1 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Toán 10 tập 1 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập