Đáp án bài tập trang 51 vbt vật lí 9

1. Bài tập trong SBT

16-17.4. Một đoạn mạch gồm hai dây dẫn mắc nối tiếp, một dây bằng nikêlin dài 1m có tiết diện 1mm$^{2}$ và dây kia bằng sắt dài 2m có tiết diện 0,5mm$^{2}$ Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này trong cùng nột thời gian thì dây nào tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn.? Vì sao? Biết điện trở suất của Nikêlin là 0,40.10$^{-6}$Ωm và điện trở suất của sắt là 12,0.10$^{-8}$Ωm.

16-17.5. Một dây dẫn có điện trở 176Ω được mắc vào hiệu điện thế 220V. Tính nhiệt lượng do dây tỏa ra trong 30 phút theo đơn vị jun và đơn vị calo.

16-17.6. Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ 3A. Dùng bếp này thì đun sôi được 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 20°C trong thời gian 20 phút. Tính hiệu suất của bếp điện, biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/Kg.K

Bài Làm:

16-17.4. Tóm tắt:

Dây 1: S1 = 1mm$^{2}$ = 1.10$^{-6}$m$^{2}$; l1 = 1m; ρ1 = 0,40.10$^{-6}$Ω.m

Dây 2: S2 = 0,5mm$^{2}$ = 0,5.10$^{-6}$m$^{2}$; l2 = 2m; ρ2 = 12.10$^{-8}$Ω.m

Hai dây nối tiếp; So sánh Q1 và Q2?

Lời giải:

Điện trở của dây nikelin là:

$R_{1}=\rho _{1}.\frac{l_{1}}{S_{1}}=0,4.10^{-6}.\frac{1}{1.10^{-6}}=0,4Ω$

Điện trở của dây sắt là:

$R_{2}=\rho _{2}.\frac{l_{2}}{S_{2}}=0,4.10^{-8}.\frac{1}{0,5.10^{-6}}=0,48Ω$

và R2 > R1 nên ta có Q2 > Q1. Vậy dây sắt tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn.

16-17.5. Nhiệt lượng do dây tỏa trong 30 phút là:

Q =(U$^{2}$ t) / R =(220$^{2}$.30.60) / 176 = 495000J = 118800cal.

16-17.6. Tóm tắt:

U = 220V; I = 3A; V = 2 lít nước ↔ m = 2kg;

T0 = 20°C; t = 20 phút = 1200s; c = 4200J/kg.K, nước sôi T = 100°C;

Hiệu suất H = ?

Lời giải:

Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 20 phút là:

Qtp = U.I.t = 220.3.20.60 = 792000J

Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước này là:

Qi = m.c.(T - T0) = 2.4200.(100 – 20) = 672000J.

Hiệu suất của bếp là:

H = Qi / Qtp = 672000 / 792000.100 = 84,8%.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải vở BT vật lý 9 bài: Bài tập vận dụng định luật Jun - Lenxo

2. Bài tập bổ sung

17.a. Hai điện trở R= 24 Ω và R2 = 8 Ω được mắc vào hai điểm A, B có hiệu điện thế 12 V theo hai cách nối tiếp và song song.

a) Tính điện trở tương đương của mạch điện theo mỗi cách mắc đó

b) Tính nhiệt lượng tỏa ra trên đoạn mạch AB trong 10 phút theo mỗi các mắc đó

Xem lời giải

Xem thêm các bài VBT vật lý 9, hay khác:

Để học tốt VBT vật lý 9, loạt bài giải bài tập VBT vật lý 9 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

Chương 1: Điện học

Chương 2: Điện từ học

Chương 3: Quang học

Chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.