Đáp án bài tập trang 49 vbt vật lí 9

1. Bài tập trong SBT

16-17.1. Định luật jun – len – xơ cho biết điện năng biến đổi thành.

A. Cơ năng

B. Năng lượng ánh sáng

C. Hóa năng

D. Nhiệt năng 

16-17.2. Câu phát biểu nào sau đây không đúng ?

Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:

A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua

B. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua

C. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với thời gian dòng điện chạy qua và tỉ lệ nghịch với điện trở dây dẫn

D. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua

16-17.3. Cho hai điện trở R1 và R2. Hãy chứng minh rằng:

Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch gồm R1 và Rmắc nối tiếp thì nhiệt lượng tỏa ra ở mỗi điện trở này tỉ lệ thuận với các điện trở đó: $\frac{Q_{1}}{Q_{2}}=\frac{R_{1}}{R_{2}}$

Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song thì nhiệt lượng tỏa ra ở mỗi điện trở này tỉ lệ nghịch với các điện trở đó: $\frac{Q_{1}}{Q_{2}}=\frac{R_{2}}{R_{1}}$

Bài Làm:

16-17.1. Chọn D. Định luật jun – len – xơ cho biết điện năng biến đổi thành nhiệt năng.

16-17.2. Chọn A. Phát biểu không đúng : Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua

Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỷ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.

Hệ thức: Q = I$^{2}$.R.t (trong đó: I là cường độ dòng điện (A), R là điện trở dây dẫn (Q), t là thời gian dòng điện chạy qua (s), Q là nhiệt ìượng tỏa ra (J)).

Mặt khác $U=I.R\Leftrightarrow R=\frac{U}{I}\Rightarrow Q=I^{2}.R.t=\frac{U^{2}}{R}.t=U.I.t$

16-17.3.

a) Vì R1 và R2 mắc nối tiếp nên chúng có cùng cường độ dòng điện chạy qua. Gọi nhiệt lượng tỏa ra ở các điện trở này tương ứng là Qvà Q2.

Ta có: $\frac{Q_{1}}{Q_{2}}= \frac{I^{2}_{1}.R_{1}.t_{1}}{I^{2}_{2}.R_{2}.t_{2}}$ vì I1 = I2 (R1 nối tiếp với R2) và t1 = t2 suy ra $\frac{Q_{1}}{Q_{2}}=\frac{R_{1}}{R_{2}}$

b) Vì R1 và Rmắc song song với nhau nên hiệu điện thế U giữa hai đầu của chúng là như nhau.

Ta có: $\frac{Q_{1}}{Q_{2}}= \frac{U^{2}_{1}.R_{2}.t_{1}}{U^{2}_{2}.R_{1}.t_{2}}$ vì U1 = U2 (R1 song song với R2 )và t= t2

Suy ra $\frac{Q_{1}}{Q_{2}}=\frac{R_{2}}{R_{1}}$

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải vở BT vật lý 9 bài: Định luật Jun - Lenxo

2. Bài tập bổ sung

16.a. Một dây điện trở nhúng ngập trong 1l nước có nhiệt độ ban đầu là 23°C. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 220V, cường độ dòng điện chạy qua dây là 5A, tính thời gian cần để đun sôi nước. Bỏ qua nhiệt lượng do ấm thu được và nhiệt lượng tỏa vào môi trường xung quanh?

Xem lời giải

Xem thêm các bài VBT vật lý 9, hay khác:

Để học tốt VBT vật lý 9, loạt bài giải bài tập VBT vật lý 9 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

Chương 1: Điện học

Chương 2: Điện từ học

Chương 3: Quang học

Chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.