Bài tập về tính diện tích xung quanh, thể tích của một hình hỗn hợp gồm nhiều hình

4. Từ một khúc gỗ hình trụ có bán kính đáy là 6cm và chiều cao 14cm người ta tiện thành một hình nón có chiều cao bằng chiều cao của hình trụ và bán kính đáy là 6cm. Hỏi thể tích phần gỗ tiện bỏ đi là bao nhiêu?

5. Cho hình thang vuông ABCD ($\widehat{A}=\widehat{D}=90^{\circ}$) có AB = AD = a; CD = 2a. Quay hình thang vuông một vòng quanh cạnh AD ta được một hình có thể tích V1. Quay hình thang vuông một vòng quanh cạnh CD, ta được một hình có thể tích V2. Tính tỉ số V1 : V2

6. Cho hình bình hành ABCD với AB = 2; AD = x (x > 0) và $\widehat{BAD}=60^{\circ}$

a) Tính diện tích toàn phần S của hình tạo thành khi quay hình bình hành ABCD đúng một vòng quanh cạnh AB và diện tích toàn phần S1 của hình tạo thành khi quay quanh cạnh AD.

b) Xác định giá trị x khi S = S1.

Bài Làm:

4.

 

Vì Vtrụ = $\pi R^{2}h$; Vnón = $\frac{1}{3}\pi R^{2}h$

Nên phần gỗ tiện bỏ đi là:

V = Vtrụ - Vnón = $\frac{2}{3}\pi R^{2}h=\frac{2}{3}\pi 6^{2}.14=336\pi (cm^{3})$

5. 

- Khi quay hình thang vuông ABCD một vòng quay cạnh AD ta được một hình nón cụt có R1 = a, R2 = 2a và chiều cao h = a nên:

V1 = $\frac{\pi }{3}a(a^{2}+4a^{2}+2a^{2})=\frac{7\pi a^{3}}{3}$

-Khi quay hình thang vuông ABCD một vòng quanh cạnh CD ta được một hình gồm một hình nón và một hình trụ có chung bán kính đáy R = a và chiều cao bằng nhau h = a.

Nên có thể tích bằng tổng hai thể tích của hình trụ và hình nón:

V2 = $\frac{1}{3}\pi a^{2}.a+\pi a^{2}.a=\frac{4\pi a^{3}}{3}$

Vậy ta có tỉ số :

$\frac{V_{1}}{V_{2}}=\frac{7\pi a^{3}}{3}:\frac{4\pi a^{3}}{3}=\frac{7}{4}$

6. 

a) Khi quay hình bình hành ABCD một vòng quay cạnh AB thu được một hình gồm một hình trụ do hình chữ nhật DHKC tạo ra, hai hình nón bằng nhau do hai tam giác vuông AHD và BKC bằng nhau tạo ra, nên:

S = Sxqtrụ + 2Sxqnón = $2\pi .DH.DC+2\pi .DH.DA=2\pi DH(DC+DA)$

DA = x. Vì $\Delta $ADH vuông tại H có $\widehat{DAH}=60^{\circ}$ nên:

DH = $\frac{\sqrt{3}}{2}DA=\frac{\sqrt{3}x}{2}$

Vậy S = $2\pi \frac{\sqrt{3}}{2}x(2+x)=x\pi \sqrt{3}(x+2)$

Tương tự như vậy ta cũng tính được S1 = $2\pi \sqrt{3}(x+2)$

b) Ta thấy S = S1 $\Leftrightarrow x\pi \sqrt{3}(x+2)=2\pi \sqrt{3}(x+2)$

$\Leftrightarrow x(x+2)=2(x+2)$

$\Leftrightarrow (x-2)(x+2)=0$

$\Leftrightarrow x=2$ (vì x+2 > 0)

Vậy x = 2

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Cách giải bài toán dạng: Tính diện tích xung quanh và thể tích hình nón, hình nón cụt

1. Một hình nón có bán kính đáy bằng 5cm và diện tích xung quanh là 65$\pi cm^{2}$. Tính thể tích của hình nón đó.

2. Một hình nón có đường sinh dài 17cm và diện tích xung quanh là 136$\pi cm^{2}$.

a) Tính chiều cao của hình nón đó.

b) Tính diện tích toàn phần và thể tích của hình nón.

3. Một chiếc xô hình nón cụt làm bằng tôn để đựng nước có các bán kính đáy là 14cm và 9cm, chiều cao là 23cm.

a) Tính dung tích của xô.

b) Tính diện tích tôn để làm xô (coi như diện tích các mép gấp không đáng kể)

Xem lời giải

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 9, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 9, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 9 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.