Trắc nghiệm ôn tập KTPL 11 chân trời sáng tạo giữa học kì 1 ( Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 11 giữa học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1:  Nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây để khắc phục tình trạng lạm phát do cầu kéo?

  • A. Tăng chi tiêu ngân sách.
  • B. Thu hút vốn đầu tư.
  • C. Tăng thuế.
  • D. Giảm thuế.

Câu 2: Nhận định nào dưới đây là sai khi bàn về vấn đề: cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?

  • A. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
  • B. Trong nền kinh tế, cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là điều tất yếu.
  • C. Trong nền kinh tế, cạnh tranh chỉ diễn ra giữa các chủ thể sản xuất.
  • D. Cần lên án và ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Câu 3: Trong trường hợp dưới đây, nhân tố nào đã ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa trên thị trường?

Trường hợp. Các công ty thuỷ sản ở tỉnh P đã ứng dụng công nghệ trong sản xuất và cung ứng nhiều loại con giống có giá trị kinh tế cao, phục vụ sản xuất trên địa bàn như: cá bống, cá lăng chấm, cá nheo, cá tầm,... Từ đó, đã góp phần nâng cao năng suất và thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá thuỷ sản tập trung, quy mô lớn.

  • A. Chính sách của nhà nước.
  • B. Trình độ công nghệ sản xuất.
  • C. Sự kỳ vọng của chủ thể sản xuất.
  • D. Số lượng người tham gia cung ứng.

Câu 4: Tình trạng lạm phát không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

  • A. Chi phí sản xuất tăng cao.
  • B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng.
  • C. Giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
  • D. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.

Câu 5:  Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh?

  • A. Quảng cáo sai sự thật về sản phẩm.
  • B. Nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa.
  • C. Đầu tư, cải tiến trang thiết bị, máy móc.
  • D. Đãi ngộ tốt với lao động có tay nghề cao.

Câu 6: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……. là sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định”.

  • A. Tăng trưởng.
  • B. Lạm phát.
  • C. Khủng hoảng.
  • D. Suy thoái.

Câu 7: Cạnh tranh tạo điều kiện để người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa

  • A. đơn điệu về mẫu mã; chủng loại, chất lượng kém; giá thành cao.
  • B. chất lượng tốt; phong phú về mẫu mã, chủng loại; giá cả hợp lý.
  • C. giá thành cao; đơn điệu về mẫu mã, chủng loại; chất lượng tốt.
  • D. chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại; giá thành cao.

Câu 8: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau: “….. là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định”.

  • A. cung.
  • B. cầu.
  • C. giá trị.
  • D. giá cả.

Câu 9: Xác định nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong trường hợp sau:

Trường hợp. Gia đình anh A là hộ chăn nuôi lợn thịt, trước đây, việc nuôi lợn thịt mang lại thu nhập ổn định. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, do giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục nên gia đình anh A đang đối mặt với thua lỗ.

  • A. Chi phí sản xuất tăng cao.
  • B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng.
  • C. Giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
  • D. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.

Câu 10: Khi cung nhỏ hơn cầu, người tiêu dùng có xu hướng

  • A. mua nhiều hàng hóa, dịch vụ.
  • B. hạn chế mua hàng hóa, dịch vụ.
  • C. tuyệt đối không mua bán hàng hóa.
  • D. chuyển sang tự cung tự cấp hoàn toàn.

Câu 11: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%) được gọi là tình trạng

  • A. lạm phát vừa phải.
  • B. lạm phát kinh niên.
  • C. siêu lạm phát.
  • D. lạm phát nghiêm trọng

Câu 12: Nội dung nào sau đây sai khi bàn về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh?

  • A. Là những hành vi trái với quy định của pháp luật.
  • B. Gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp khác.
  • C. Phù hợp với nguyên tắc thiện chí, trung thực trong kinh doanh.
  • D. Tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến xã hội.

Câu 13: Nhà sản xuất, kinh doanh có thể bị thua lỗ, khi

  • A. cung lớn hơn cầu.
  • B. cung nhỏ hơn cầu.
  • C. cung bằng cầu.
  • D. không cung ứng sản phẩm.

Câu 14: Để khắc phục tình trạng lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, nhà nước cần

  • A. giảm thuế.
  • B. giảm mức cung tiền.
  • C. giảm lãi suất tiền gửi.
  • D. tăng chi tiêu ngân sách

Câu 15: Khi cung lớn hơn cầu, người tiêu dùng có xu hướng

  • A. mua nhiều hàng hóa, dịch vụ.
  • B. hạn chế mua hàng hóa, dịch vụ.
  • C. tuyệt đối không mua bán hàng hóa.
  • D. chuyển sang tự cung tự cấp hoàn toàn.

Câu 16: Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin. Năm 1985, Việt Nam tiến hành đổi tiền theo Quyết định số 01/HĐBT-TĐ ngày 13/9/1985. Sau cuộc đổi tiền, nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát tăng cao: CPI năm 1986 tăng lên 114,7%, năm 1987 là 323,1% , năm 1988 là 393%.

Câu hỏi: Xác định tình trạng lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 - 1988.

  • A. Lạm phát vừa phải.
  • B. Lạm phát phi mã.
  • C. Siêu lạm phát.
  • D. Lạm phát nghiêm trọng

Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?

  • A. Không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội.
  • B. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
  • C. Người tiêu dùng được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt.
  • D. Cạnh tranh trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Câu 18: Chủ thể sản xuất, kinh doanh có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất, khi

  • A. cung lớn hơn cầu.
  • B. cung nhỏ hơn cầu.
  • C. cung bằng cầu.
  • D. giá cả hàng hóa tăng.

Câu 19: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?

  • A. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.
  • B. Trong thời kỳ lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
  • C. Tình trạng lạm phát luôn tác động tiêu cực đến nền kinh tế đất nước.
  • D. Tình trạng lạm phát không ảnh hưởng gì đến đời sống của người dân.

Câu 20: Quan hệ cung - cầu có vai trò như thế nào đối với chủ thể sản xuất kinh doanh?

  • A. Là cơ sở để đưa ra các biện pháp góp phần bình ổn thị trường.
  • B. Là căn cứ để quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất.
  • C. Là căn cứ giúp người dân lựa chọn việc mua hàng hóa phù hợp.
  • D. Là cơ sở để lập kế hoạch nhằm đầu cơ, tích trữ hàng hóa thiết yếu.

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.