ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG – CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Câu 1: Doanh nghiệp H và doanh nghiệp K là đối thủ nhiều năm nay của nhau trên thị trường kinh doanh. Mới đây doanh nghiệp H đã nghiên cứu, phát triển thành công sản phẩm mới và đưa ra thị trường. Ngay lập tức doanh nghiệp K đã tìm cách thăm dò, tìm hiểu về sản phẩm của đối thủ, tìm cách lấy thông tin và nhanh chóng đưa ra thị trường một sản phẩm tương tự. Thậm chí để cạnh tranh nguồn khách hàng với doanh nghiệp H, doanh nghiệp K còn cho chạy các quảng cáo đẩy cao danh tiếng sản phẩm của mình và hạ danh tiếng sản phẩm của doanh nghiệp K. Theo em, hành động của doanh nghiệp K có được coi là cạnh tranh lành mạnh hay không?
- A. Việc cạnh tranh trên thị trường kinh doanh là không thể tránh khỏi được nên hành động của doanh nghiệp K là hết sức bình thường
- B. Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp K là cạnh tranh lành mạnh, với hình thức cạnh tranh này, hai doanh nghiệp có thể cọ xát với nhau về năng lực kinh doanh thực tiễn
-
C. Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp K là cạnh tranh không lành mạnh, các việc làm của doanh nghiệp đang tự làm mất đi đạo đức kinh doanh khi có hành động cho người thăm dò thông tin sản phẩm và quảng cáo nhằm nhấn chìm danh tiếng của doanh nghiệp khác
- D. Hành động của doanh nghiệp K tăng thêm sức cạnh tranh giữa các nguồn sản phẩm trong thị trường
Câu 2: Yếu tố nào dưới đây được ví như “đơn đặt hàng” của thị trường cho cho các nhà sản xuất, cung ứng?
- A. Lượng cung hàng hóa, dịch vụ
-
B. Lượng cầu hàng hóa, dịch vụ
- C. Giá trị của hàng hóa, dịch vụ
- D. Giá cả của hàng hóa, dịch vụ
Câu 3: Cửa hàng ăn vặt tại cổng trường của hộ ông H, những tháng gần đây buôn bán rất tốt do món khoai tây chiên của quán ông bà được rất nhiều các em học sinh thích và đón nhận. Theo em, sắp tới ông H sẽ có dự định gì cho cửa hàng của mình?
- A. Hộ gia đình của ông H sẽ thêm vào một số món ăn khác trong thực đơn của quán
-
B. Hộ gia đình của ông H sẽ nghĩ đến việc mở rộng quy mô kinh doanh của mình
- C. Hộ ông H sẽ thu hẹp lại quy mô kinh doanh của nhà mình
- D. Gia đình ông H sẽ thay đổi món khoai tây chiên trong thực đơn của quán
Câu 4: Vì sao các các chủ thể có cùng một mặt hàng trên thị trường lại có xu thế cạnh tranh quyết liệt hơn?
-
A. Vì họ phải chia sẻ với nhau nguồn nguyên liệu, khách hàng, đầu ra sản phẩm
- B. Vì họ có chung mục tiêu kinh doanh
- C. Vì cùng ngành nên các hình thức cạnh tranh lại vô cùng đa dạng
- D. Vì họ không muốn có các rủi ro trong quá trình kinh doanh
Câu 5: Trong nền kinh tế thị, hoạt động doanh của các chủ thể kinh tế được quy định như thế nào?
-
A. Các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa trên thị trường
- B. Phải xây dựng mô hình kinh doanh của mình theo như các quy ước đã được thiết lập sẵn
- C. Các chủ thể kinh tế chỉ được mua các mặt hàng được cấp phép bởi các hiệp hội kinh doanh
- D. Các hoạt động mua bán phải được cấp phép thực hiện thông qua một bên trung gian
Câu 6: Nêu sự khác nhau giữa việc cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh?
- A. Việc cạnh tranh lành mạnh được khuyến khích để tạo ra môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
- B. Cạnh tranh không lành mạnh nên bị lên án, phê phán
- C. Chúng đều là cạnh tranh không có sự khác nhau nào hết
-
D. Cạnh tranh lành mạnh tạo được ra giá trị tích cực thúc đẩy nhu cầu của xã hội, cạnh tranh không lành mạnh có thể có các ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội
Câu 7: Nhận thấy thị hiếu của người tiêu dùng ngày nay đang hướng tới việc tiêu dùng tiết kiệm nguồn tài nguyên, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Cơ sở sản xuất của anh M đưa ra thị trường các sản phẩm cố đáp ứng được các thị hiếu của người tiêu dùng như việc sử dụng các nguyên liệu tái chế, có gắn mác thân thiện với môi trường. Hoạt động kinh doanh của cơ sở dần dần đi lên do được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Theo em, việc tìm được đường lối kinh doanh đáp ứng được với nhu cầu của đa số người tiêu dùng đã đem lại lợi ích như thế nào?
- A. Việc kinh doanh dựa trên nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp không phải lo lắng về đầu ra của các sản phẩm
-
B. Việc kinh doanh dựa trên thị hiếu của người tiêu dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp có được nguồn khách hàng xác định, tiếp cận dễ dàng hơn với các khách hàng tiềm năng
- C. Việc kinh doanh dựa vào thị hiếu của người tiêu dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp không lo bị thất thoát vốn đầu tư
- D. Việc kinh doanh dựa trên thị hiếu của người tiêu dùng sẽ giúp được doanh nghiệp sẽ có được nhiều vốn đầu tư hơn
Câu 8: Do ngày càng có nhiều dịch bệnh xuất hiện nên người tiêu dùng có xu thế chuyển sang hình thức tiêu thụ các sản phẩm nông sản sạch nhằm hạn chế được các chất hóa học độc hại, vì thế nên dù giá cả của các loại nông sản này có cao hơn vẫn chiếm được thị hiếu của rất nhiều người tiêu dùng. Nắm bắt được nhu cầu này của người tiêu dùng rất nhiều nông trại sản xuất rau hữu cơ ra đời nhằm đáp ứng cho các nhu cầu tiêu dùng. Theo em, người nông dân có nên chuyển đổi hết sang hình thức trồng và kinh doanh rau hữu cơ không?
-
A. Người nông dân nên không nên chuyển đổi hết qua hình thức trồng rau hữu cơ. Thứ nhất là vì khi có nhiều hộ chuyển sang trồng rau hữu cơ thì giá cả không còn được cao như ban đầu, thứ hai việc chăm sóc cho rau hữu cơ rất phức tạp, nông dân cần phải học tập mới có thể thực hiện đúng quy cách
- B. Nông dân không nên chuyển đổi vì làm mất đi cơ cấu canh tác bấy lâu nay
- C. Nông dân nên mạnh dạn chuyển đổi qua hình thức canh tác rau hữu cơ để có được nguồn thu nhập ổn định hơn
- D. Người nông dân nên chuyển hết qua hình thức trồng rau hữu cơ để bán được giá cao hơn, mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế
Câu 9: Nếu một nền kinh tế không cạnh tranh sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
- A. Nền kinh tế phát triển vượt bậc
- B. Nền kinh tế có được động lực mạnh mẽ để phát triển, tăng trưởng nhanh chóng
-
C. Nền kinh tế sẽ không có động lực phát triển, rơi vào trầm lắng, suy thoái
- D. Có được nhiều tác nhân thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Câu 10: Các doanh nghiệp trên thị trường đồng loạt đưa ra các biện pháp nhằm kích thích lượng mua sắm của khách hàng vào dịp cuối năm, công ty X cũng không ngoại lệ, công ty cho thăm dò thị trường và phát triển các phương án kinh doanh hiệu quả nhất đối với công ty của mình. Cùng với đó công ty M chỉ chờ đợi các công ty khác có được phương án và chớp lấy thời cơ lấy đi phương án mà công ty khác đề ra. Theo em, việc làm của công ty M có mang tính chất cạnh tranh lành mạnh hay không?
- A. Cùng với công ty X công ty M đã thực hiện được các chiến lược kích cầu cuối năm rất hiệu quả
-
B. Hành động của công ty M là hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi chỉ đi sao chép ý tưởng của người khác
- C. Công ty M đã áp dụng đúng các chính sách của cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh
- D. Công ty M đã áp dụng rất triệt để cách suy nghĩ của mình để đưa ra các chiến lược cạnh tranh hoàn hảo nhất
Câu 11: Khi một mặt hàng ở mức giá quá cao thì nhà nước sẽ có trách nhiệm gì?
- A. Nhà nước sẽ có trách nhiệm làm cho các giá thành hạ xuống và đẩy cao giá trị của đồng tiền lên để người dân có thể mua được nhiều hàng hóa hơn
- B. Nhà nước sẽ có trách nhiệm để làm hạ giá thành của các sản phẩm trên thị trường xuống
- C. Nhà nước sẽ không can thiệp vào các giá cả của các mặt hàng có trên thị trường
-
D. Nhà nước sẽ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả thị trường
Câu 12: Việc nắm bắt được tình hình của thị trường sẽ đem đến lợi ích gì cho nhà sản xuất?
- A. Sản xuất ra quá nhiều hàng hóa, làm lượng hàng tồn kho quá nhiều
-
B. Có thể duy trì và thay đổi thích hợp để đạt được lợi nhuận tối đa, tránh được các thua lỗ không đáng có
- C. Có được nguồn khách hàng tiềm năng
- D. Tạo ra nguồn hàng ổn định cung ứng ra thị trường
Câu 13: Em hãy cho biết các nhân tố có thể ảnh hưởng tới cầu là gì?
- A. Số vốn mà người chủ đầu tư bỏ ra để kinh doanh
-
B. Sở thích của người tiêu dùng
- C. Giá cả của các yếu tố đầu vào
- D. Sự đa dạng của các loại mặt hàng
Câu 14: Nếu một doanh nghiệp sản xuất quá nhiều hàng hóa mà không tính toán đến lượng cầu của người tiêu dùng có thể dẫn tới điều gì?
- A. Làm mất đi tính ổn định của thị trường
- B. Doanh nghiệp có thể bán hết số hàng hóa với giá cao
- C. Tạo được ra nguồn cầu về mặt hàng đó tăng mạnh
-
D. Có thể không tiêu thụ được hết số hàng hóa mà doanh nghiệp cung ứng ra thị trường
Câu 15: Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng cũng thường xuyên cạnh tranh với nhau để:
- A. Mua được hàng hóa đắt hơn với chất lượng tốt hơn
-
B. Được lợi ích nhiều nhất từ hoạt động trao đổi trên thị trường
- C. Giành giật những điều kiện thuận lợi trong tiêu thụ hàng hóa
- D. Giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất
Câu 16: Theo em, trong trường hợp sau doanh nghiệp đang cạnh tranh theo hình thức nào “Công ty tổ chức cho nhân viên tham gia khóa học, bồi dưỡng nâng cao tay nghề”?
- A. Cạnh tranh giúp nâng cao chất lượng sản phẩm
-
B. Cạnh tranh giúp nâng cao trình độ người lao động
- C. Cạnh tranh giúp phân bổ linh hoạt các nguồn lực của chủ thể kinh tế
- D. Cạnh tranh khiến doanh nghiệp phải bổ sung các trang thiết bị hiện đại để có thể đạt được tiến độ sản xuất
Câu 17: Nhận định nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?
- A. Cạnh tranh là phải sử dụng mọi thủ đoạn để tiêu diệt đối thủ
-
B. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
- C. Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa người sản xuất và người tiêu dùng
- D. Cạnh tranh chỉ diễn ra ở nơi có kinh tế thị trường phát triển
Câu 18: Trong khu phố nhà chị M có rất nhiều các quán hàng bán bánh mỳ vào buổi sáng, vì có nhiều sự lựa chọn nên các quán rất chú tâm vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất, giữ chân được khách hàng vào những lần sau. Theo em, lợi ích của việc cạnh tranh trong trường hợp này là gì?
- A. Người tiêu dùng phải chịu tác động từ việc các cửa hàng cạnh tranh khốc liệt với nhau
-
B. Tạo điều kiện cho người tiêu dùng được tiếp nhận sản phẩm có chất lượng thỏa mãn với nhu cầu của mình
- C. Người tiêu dùng không được hưởng lợi từ sự cạnh tranh của các chủ thể kinh tế
- D. Giúp cho người tiêu dùng được tiếp cận với các nguồn hàng đắt đỏ
Câu 19: Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, ngoại trừ nhân tố:
- A. Số lượng người tham gia cung ứng
- B. Giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất
-
C. Giá cả của những mặt hàng thay thế
- D. Kỳ vọng của chủ thể sản xuất, kinh doanh
Câu 20: Cạnh tranh tạo điều kiện để người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa:
- A. Chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại; giá thành cao
- B. Đơn điệu về mẫu mã; chủng loại, chất lượng kém; giá thành cao
-
C. Chất lượng tốt; phong phú về mẫu mã, chủng loại; giá cả hợp lý
- D. Giá thành cao; đơn điệu về mẫu mã, chủng loại; chất lượng tốt
Câu 21: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “………. Là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa”?
- A. Đấu tranh.
- B. Đối đầu.
- C. Đối kháng.
-
D. Cạnh tranh.
Câu 22: Nhà sản xuất, kinh doanh có thể bị thua lỗ, khi
- A. cung bằng cầu.
- B. không cung ứng sản phẩm.
-
C. cung lớn hơn cầu.
- D. cung nhỏ hơn cầu.
Câu 23: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh kinh tế?
-
A. Nền kinh tế chỉ tồn tại duy nhất một đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
- B. Tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
- C. Các chủ thể kinh tế luôn giành giật những điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận cao nhất.
- D. Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra chất lượng sản phẩm khác nhau.
Câu 24: Lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường không bị ảnh hưởng bởi nhân tố nào sau đây?
-
A. Số lượng người bán hàng hóa, dịch vụ.
- B. Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng.
- C. Dự đoán của người tiêu dùng về thị trường.
- D. Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế.
Câu 25: Chủ thể nào trong các trường hợp dưới đây có hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
- Trường hợp 1. Công ty D tìm mọi cách để mua được thông tin chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Y - đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
- Trường hợp 2. Công ty M luôn quan tâm đến việc tạo sự thân thiện, tin tưởng của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm có chất lượng cao kết hợp với quan tâm, chăm sóc, ưu đãi khách hàng.
- Trường hợp 3. Tổng công ty may V đầu tư mua sắm các thiết bị kĩ thuật may tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
- A. Công ty M (trong trường hợp 2).
- B. Tổng công ty may V (trong trường hợp 3).
- C. Doanh nghiệp A, công ty M và công ty V.
-
D. Công ty D (trong trường hợp 1).