Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời Ôn tập chủ đề 2: Lạm phát, thất nghiệp

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời Ôn tập chủ đề 2: Lạm phát, thất nghiệp - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

(PHẦN 1)

 

Câu 1: Xác định nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong trường hợp sau:

Gia đình anh A là hộ chăn nuôi lợn thịt, trước đây, việc nuôi lợn thịt mang lại thu nhập ổn định. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, do giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục nên gia đình anh A đang đối mặt với thua lỗ.

  • A. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
  • B. Chi phí sản xuất tăng cao.
  • C. Tổng cầu của nền kinh tế tăng.
  • D. Giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.

Câu 2: Khi có sự thay đổi của một trong các chỉ tiêu (tiêu dùng hộ gia đình, chi tiêu chính, xuất khẩu ròng) làm cho mức giá chung trong nền kinh tế tăng thì gây ra?

  • A. Tất cả các đáp án trên đều đúng
  • B. Lạm phát do chi phí đẩy
  • C. Lạm phát do số lượng tiền tệ
  • D. Lạm phát do cầu kéo

Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?

  • A. Người lao động thiếu kĩ năng làm việc.
  • B. Người lao động bị sa thải do vi phạm kỉ luật.
  • C. Tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có.
  • D. Sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.

Câu 4: Đối với các nhân lực bị mất việc làm do chưa có kinh nghiệm làm việc với máy móc ở trình độ cao, nhà nước nên làm như thế nào để hỗ trợ người lao động sớm tìm được việc làm phù hợp với bản thân?

  • A. Tổ chức các khóa đào tạo kĩ năng nghề nghiệp cho nhân viên
  • B. Yêu cầu các doanh nghiệp tuyển thêm nhiều nhân viên
  • C. Hỗ trợ nhân viên tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân mình
  • D. Khuyến khích nhân viên tích cực tìm việc làm

Câu 5: Lạm phát cao mang đến điều gì cho đời sống xã hội?

  • A. Mang đến các tác động tiêu cực đến nền kinh tế và mọi mặt của xã hội
  • B. Mang đến các lợi ích đặc biệt cho nền kinh tế thị trường
  • C. Sự phồn thịnh, phát triển
  • D. Tác động tích cực đến đời sống xã hội

Câu 6: Trường hợp dưới đây đề cập đến loại hình thất nghiệp nào?

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành X đang đổi mới công nghệ sản xuất, ứng dụng tin học trong quản lí, đưa máy móc tự động hoá vào sản xuất. Điều này làm cho nhu cầu lao động của ngành X giảm, nhiều lao động trong ngành X phải nghỉ việc, rơi vào tình trạng thất nghiệp.

  • A. Thất nghiệp tự nguyện
  • B. Thất nghiệp tạm thời.
  • C. Thất nghiệp cơ cấu.
  • D. Thất nghiệp chu kì.

Câu 7: Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Năm 1985, Việt Nam tiến hành đổi tiền theo Quyết định số 01/HĐBT-TĐ ngày 13/9/1985. Sau cuộc đổi tiền, nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát tăng cao: CPI năm 1986 tăng lên 114,7%, năm 1987 là 323,1% , năm 1988 là 393%.

Xác định tình trạng lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 - 1988.

  • A. Siêu lạm phát.
  • B. Lạm phát vừa phải.
  • C. Lạm phát phi mã.
  • D. Lạm phát nghiêm trọng.

Câu 8: Theo em, vai trò của nhà nước đóng vai trò như thế nào trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

  • A. Nhà nước đóng vai trò không mấy quan trọng trong việc kiểm soát thất nghiệp
  • B. Chỉ có người lao động mới giải quyết được tình trạng thất nghiệp cho bản thân
  • C. Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát thất nghiệp
  • D. Nhà nước chỉ là bên trung gian về vấn đề giải quyết được tình trạng thất nghiệp

Câu 9: Tình trạng thất nghiệp xuất hiện do có sự mất cân đối giữa cung - cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành được gọi là:

  • A. Thất nghiệp tạm thời
  • B. Thất nghiệp chu kì
  • C. Thất nghiệp tự nguyện
  • D. Thất nghiệp cơ cấu

Câu 10: Em M tốt nghiệp loại giỏi của khoa kinh tế trường Đại học X, sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm trên thành phố em M về                    quê phụ giúp bố mẹ vận hành xưởng sản xuất thức ăn chăn nuôi cùng bố mẹ. Em cảm thấy tiếc khoảng thời gian mà mình đã bỏ ra để học tập trên giảng đường. Theo em, tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên mới ra trường lại tăng cao là vì sao?

  • A. Việc sinh viên mới ra trường không có việc làm đang rất phổ biến là do sinh viên chưa đáp ứng được với các yêu cầu đề ra của doanh nghiệp, thiếu các kĩ năng mềm cần thiết cho công việc
  • B. Sinh viên mới ra trường mà không có việc làm là do các em không kiên trì tìm việc ở nhiều nơi hơn
  • C. Việc sinh viên ra trường không có được việc làm là do các em không thích làm các công việc nhàm chán
  • D. Việc sinh viên ra trường mà không có việc làm là do các em chưa thật sự có hứng thú với việc đi làm

Câu 11: Những nguyên nhân nào có thể dẫn tới thất nghiệp?

  • A. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp rất đa dạng bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
  • B. Nguyên nhân chính dẫn đến thất nghiệp là do bản thân người lao động không đáp ứng được với các yêu cầu của thị trường lao động
  • C. Chỉ có một nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là đang làm việc bị cho thôi việc
  • D. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là do người lao động không tìm được môi trường phù hợp với bản thân mình

Câu 12: Tình trạng thất nghiệp xảy ra do người lao động không muốn làm việc vì điều kiện làm việc và mức lương chưa phù hợp với họ được gọi là:

  • A. Thất nghiệp không tự nguyện
  • B. Thất nghiệp tạm thời
  • C. Thất nghiệp cơ cấu
  • D. Thất nghiệp tự nguyện

Câu 13: M đang tính hè này sẽ đi làm kiếm thêm tiền tiêu vặt để không cần phải xin bố mẹ quá nhiều. Em vô tình đọc được thông tin giá của một bắp ngô tại Zimbabwe lên tới 2.000.000  ZWL, em mới thoáng nghĩ tới nếu ở Việt Nam mà cũng được giá như vậy thì em chỉ cần đi bán ngô trong 1 tuần là có thể có vô số tiền để tiêu. Theo em, suy nghĩ của M có chín chắn chưa?

  • A. Suy nghĩ của M chưa được chín chắn do nếu giá thành bị đẩy lên cao như vậy chứng tỏ đồng tiền đang bị mất giá nghiêm trọng
  • B. Suy nghĩ của M sẽ tạo tiền đề cho em có được kế hoạch tìm việc làm phù hợp, kiếm thêm được thu nhập
  • C. Suy nghĩ của M  sẽ giúp em kiếm được rất nhiều tiền tiêu vặt
  • D. Suy nghĩ của M là đúng vì với giá bán cao như vậy thì việc kiếm được một số tiền lớn với M là có thể

Câu 14: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%) được gọi là tình trạng:

  • A. Lạm phát vừa phải
  • B. Siêu lạm phát
  • C. Lạm phát kinh niên
  • D. Lạm phát nghiêm trọng

Câu 15: Em hãy cho biết người trong trường hợp sau đây thuộc tình trạng thất nghiệp nào “Người không đi làm do tập trung giải quyết việc gia đình”?

  • A. Thất nghiệp tạm thời
  • B. Thất nghiệp không tự nguyện
  • C. Thất nghiệp tự nhiên
  • D. Thất nghiệp tự nguyện

Câu 16: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……. là sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định”

  • A. Lạm phát
  • B. Suy thoái
  • C. Khủng hoảng
  • D. Tăng trưởng

Câu 17: Vào năm 2018 chúng ta chỉ cần 18.000 đồng để có thể mua được 1 kg gạo nhưng hiện tại để mua được 1kg vào năm 2021 chúng ta cần mất đến 25.000 đồng. Theo em, đây là hiện tượng gì?

  • A. Đây là sự biến đổi giá cả theo thời gian
  • B. Do chất lượng gạo ngày càng được cải tiến nên giá thành phải tăng là điều tất yếu
  • C. Đây là hiện tượng đồng tiền mất giá hay còn gọi là lạm phát
  • D. Đây là sự gia tăng chất lượng của hạt gạo mà người dân vẫn hay sử dụng

Câu 18: Theo em, nhà nước nên giữ cho mức lạm phát như thế nào là phù hợp?

  • A. Lạm phát nên được giữ ở hai con số trở lên hằng năm
  • B. Lạm phát được giữ ở mức trên 10%
  • C. Lạm phát nên được giữ ở mức lớn hơn 1.000%
  • D. Lạm phát được mức một con số hằng năm

Câu 19: Người ta phân chia lạm phát dựa vào điều gì?

  • A. Thời gian xảy ra lạm phát
  • B. Mức giá thành sản phẩm
  • C. Tỉ lệ lạm phát
  • D. Sự nghiêm trọng

Câu 20: Thất nghiệp là tình trạng người lao động:

  • A. Có nhiều cơ hội việc làm nhưng không muốn làm việc
  • B. Muốn tìm công việc yêu thích và và gần với địa bàn cư trú
  • C. Mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm
  • D. Muốn tìm công việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ

Câu 21: Tình trạng siêu lạm phát được xác định khi

  • A. giá cả hàng hóa, dịch vụ thay đổi chậm; nền kinh tế được coi là ổn định.
  • B. mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1000%).
  • C. mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI <10%).
  • D. giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (1000% £ CPI).

Câu 22: Tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm được gọi là

  • A. thất nghiệp tự nguyện.
  • B. thất nghiệp tạm thời.
  • C. thất nghiệp cơ cấu.
  • D. thất nghiệp chu kì.

Câu 23: Để khắc phục tình trạng lạm phát do chi phí đẩy, nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây?

  • A. Giảm mức cung tiền.
  • B. Tăng thuế.
  • C. Thu hút vốn đầu tư, giảm thuế.
  • D. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.

Câu 24: Trong trường hợp dưới đây, nhà nước đã thực hiện chính sách nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

Thất nghiệp gia tăng làm giảm tiêu dùng xã hội, các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất gây lãng phí nguồn lực sản xuất trong nền kinh tế. Với vai trò kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo nhiều việc làm; thu hút lao động qua các chính sách tài khoá; chính sách tiền tệ.

  • A. Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ.
  • B. Trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp/ người lao động đang tạm thời ngưng việc.
  • C. Nghiêm cấm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
  • D. Hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động; khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp.

Câu 25: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?

  • A. Lạm phát tăng cao có tác động xấu đến đời sống kinh tế và xã hội.
  • B. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.
  • C. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
  • D. Tình trạng lạm phát là biểu hiện đồng tiền của quốc gia bị mất giá.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.