TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “………. Là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa”?
-
A. Cạnh tranh.
- B. Đấu tranh.
- C. Đối đầu.
- D. Đối kháng.
Câu 2: Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng cũng thường xuyên cạnh tranh với nhau để
- A. giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất.
- B. mua được hàng hóa đắt hơn với chất lượng tốt hơn.
-
C. được lợi ích nhiều nhất từ hoạt động trao đổi trên thị trường.
- D. giành giật những điều kiện thuận lợi trong tiêu thụ hàng hóa.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh kinh tế?
- A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
-
B. Nền kinh tế chỉ tồn tại duy nhất một đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
- C. Các chủ thể kinh tế luôn giành giật những điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận cao nhất.
- D. Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra chất lượng sản phẩm khác nhau.
Câu 4: Nhận định nào dưới đây là sai khi bàn về vấn đề: cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?
- A. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
- B. Trong nền kinh tế, cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là điều tất yếu.
-
C. Trong nền kinh tế, cạnh tranh chỉ diễn ra giữa các chủ thể sản xuất.
- D. Cần lên án và ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 5: Cạnh tranh tạo điều kiện để người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa
- A. đơn điệu về mẫu mã; chủng loại, chất lượng kém; giá thành cao.
-
B. chất lượng tốt; phong phú về mẫu mã, chủng loại; giá cả hợp lý.
- C. giá thành cao; đơn điệu về mẫu mã, chủng loại; chất lượng tốt.
- D. chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại; giá thành cao.
Câu 6: Chủ thể nào trong các trường hợp dưới đây có hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
- Trường hợp 1: Công ty D tìm mọi cách để mua được thông tin chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Y - đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
- Trường hợp 2: Công ty M luôn quan tâm đến việc tạo sự thân thiện, tin tưởng của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm có chất lượng cao kết hợp với quan tâm, chăm sóc, ưu đãi khách hàng.
- Trường hợp 3: Tổng công ty may V đầu tư mua sắm các thiết bị kĩ thuật may tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
-
A. Công ty D (trong trường hợp 1).
- B. Công ty M (trong trường hợp 2).
- C. Tổng công ty may V (trong trường hợp 3).
- D. Doanh nghiệp A, công ty M và công ty V.
Câu 7: “Những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh; có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Văn hóa tiêu dùng.
- B. Đạo đức kinh doanh.
- C. Cạnh tranh lành mạnh.
-
D. Cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 8: Đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chúng ta cần
-
A. khuyến khích, cổ vũ.
- B. lên án, ngăn chặn.
- C. thờ ơ, vô cảm.
- D. học tập, noi gương.
Câu 9: Nhận định nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề: cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?
- A. Cạnh tranh chỉ diễn ra ở nơi có kinh tế thị trường phát triển.
- B. Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
- C. Cạnh tranh là phải sử dụng mọi thủ đoạn để tiêu diệt đối thủ.
-
D. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Câu 10: Chủ thể nào trong các trường hợp dưới đây có hành vi cạnh tranh lành mạnh?
- Trường hợp 1: Khi quảng cáo sản phẩm, công ty B luôn đưa ra thông tin khuếch đại ưu điểm sản phẩm của mình so với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác đang bán trên thị trường.
- Trường hợp 2: Công ty K luôn quan tâm đến việc tạo sự thân thiện, tin tưởng của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm có chất lượng cao kết hợp với quan tâm, chăm sóc, ưu đãi khách hàng.
- Trường hợp 3: Công ty T tìm mọi cách để mua được thông tin chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Y - đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
- Trường hợp 4: Công ty may H đầu tư mua sắm các thiết bị kĩ thuật may tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
- A. Tất cả các công ty đều cạnh tranh lành mạnh.
- B. Không có công ty nào cạnh tranh lành mạnh.
- C. Công ty T và công ty B (trong trường hợp 1, 3).
-
D. Công ty K và công ty H (trong trường hợp 2, 4).
Câu 11: Nội dung nào sau đây sai khi bàn về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh?
- A. Là những hành vi trái với quy định của pháp luật.
- B. Gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp khác.
-
C. Phù hợp với nguyên tắc thiện chí, trung thực trong kinh doanh.
- D. Tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến xã hội.
Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?
-
A. Không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội.
- B. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
- C. Người tiêu dùng được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt.
- D. Cạnh tranh trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Câu 13: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh?
-
A. Quảng cáo sai sự thật về sản phẩm.
- B. Nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa.
- C. Đầu tư, cải tiến trang thiết bị, máy móc.
- D. Đãi ngộ tốt với lao động có tay nghề cao.
Câu 14: Vì sao các các chủ thể có cùng một mặt hàng trên thị trường lại có xu thế cạnh tranh quyết liệt hơn?
-
A. Vì họ phải chia sẻ với nhau nguồn nguyên liệu, khách hàng, đầu ra sản phẩm.
- B. Vì họ có chung mục tiêu kinh doanh.
- C. Vì họ không muốn có các rủi ro trong quá trình kinh doanh.
- D. Vì cùng ngành nên các hình thức cạnh tranh lại vô cùng đa dạng.
Câu 15: Vì sao các hành vi cạnh tranh không lành mạnh lại cần bị phê phán và lên án?
- A. Vì các hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang lại những ảnh hưởng tích cực cho đời sống xã hội.
- B. Vì có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến thị trường kinh doanh và tác động xấu đến đời sống xã hội.
- C. Mang lại những chuyển biến tích cực đến thị trường kinh doanh.
-
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 16: Nếu thị trường kinh tế thiếu đi sự cạnh tranh sẽ như thế nào?
- A. Các chủ thể kinh tế sẽ có được nguồn lợi nhuận thích đáng thuộc về mình.
- B. Sẽ không có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
-
C. Nền kinh tế thị trường sẽ không có động lực để phát triển.
- D. Các đối thủ của nhau trên nền kinh tế thị trường sẽ không có cơ hội để chạm trán với nhau.
Câu 17: Theo em, trong trường hợp sau doanh nghiệp đang cạnh tranh theo hình thức nào “Công ty tổ chức cho nhân viên tham gia khóa học, bồi dưỡng nâng cao tay nghề”?
-
A. Cạnh tranh giúp nâng cao trình độ người lao động.
- B. Cạnh tranh giúp phân bổ linh hoạt các nguồn lực của chủ thể kinh tế.
- C. Cạnh tranh giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.
- D. Cạnh tranh khiến doanh nghiệp phải bổ sung các trang thiết bị hiện đại để có thể đạt được tiến độ sản xuất.
Câu 18: Hộ gia đình nhà ông K đã kinh doanh các nguồn lợi thủy sản từ nhiều năm nay, vào năm ngoái nhà chị P mở một cửa hàng kinh doanh mới mặt hàng kinh doanh tương tự như hộ nhà ông K. Để khách hàng dành sự quan tâm đến cửa hàng nhà mình hơn chị P còn không tiếc lời chê bai về chất lượng sản phẩm của nhà ông K. Khi ông K biết được chuyện thì rất buồn và nghĩ tại sao ông luôn đem đến cho mọi người những sản phẩm có giá trị tốt, không thù hằng với ai vậy mà lại có người cố tình vì lợi ích của mình mà làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của gia đình ông. Theo em việc cạnh tranh của chị P có lành mạnh hay không? Đem lại các hệ quả gì?
- A. Việc cạnh tranh của chị P là cạnh tranh lành mạnh, đã đem được lại các lợi ích cho cửa hàng nhà chị.
-
B. Việc cạnh tranh của chị P là chưa lành mạnh, hành động của chị làm ảnh hưởng đến uy tín và việc kinh doanh của người khác.
- C. Việc kinh doanh của chị P là không lành mạnh nhưng không để lại hậu quả gì.
- D. Việc kinh doanh của chị P là lành mạnh và tạo được điều kiện để các quán hàng cùng mục tiêu như nhà chị cùng phát triển.
Câu 18: Trong khu phố nhà chị M có rất nhiều các quán hàng bán bánh mì vào buổi sáng, vì có nhiều sự lựa chọn nên các quán rất chú tâm vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất, giữ chân được khách hàng vào những lần sau. Theo em, lợi ích của việc cạnh tranh trong trường hợp này là gì?
- A. Giúp cho người tiêu dùng được tiếp cận với các nguồn hàng đắt đỏ.
-
B. Tạo điều kiện cho người tiêu dùng được tiếp nhận sản phẩm có chất lượng thỏa mãn với nhu cầu của mình.
- C. Người tiêu dùng phải chịu tác động từ việc các cửa hàng cạnh tranh khốc liệt với nhau.
- D. Người tiêu dùng không được hưởng lợi từ sự cạnh tranh của các chủ thể kinh tế.
Câu 19: Doanh nghiệp H và doanh nghiệp K là đối thủ nhiều năm nay của nhau trên thị trường kinh doanh. Mới đây doanh nghiệp H đã nghiên cứu, phát triển thành công sản phẩm mới và đưa ra thị trường. Ngay lập tức doanh nghiệp K đã tìm cách thăm dò, tìm hiểu về sản phẩm của đối thủ, tìm cách lấy thông tin và nhanh chóng đưa ra thị trường một sản phẩm tương tự. Thậm chí để cạnh tranh nguồn khách hàng với doanh nghiệp H, doanh nghiệp K còn cho chạy các quảng cáo đẩy cao danh tiếng sản phẩm của mình và hạ danh tiếng sản phẩm của doanh nghiệp K. Theo em, hành động của doanh nghiệp K có được coi là cạnh tranh lành mạnh hay không?
- A. Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp K là cạnh tranh lành mạnh, với hình thức cạnh tranh này, hai doanh nghiệp có thể cọ xát với nhau về năng lực kinh doanh thực tiễn.
-
B. Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp K là cạnh tranh không lành mạnh, các việc làm của doanh nghiệp đang tự làm mất đi đạo đức kinh doanh khi có hành động cho người thăm dò thông tin sản phẩm và quảng cáo nhằm nhấn chìm danh tiếng của doanh nghiệp khác.
- C. Việc cạnh tranh trên thị trường kinh doanh là không thể tránh khỏi được nên hành động của doanh nghiệp K là hết sức bình thường.
- D. Hành động của doanh nghiệp K tăng thêm sức cạnh tranh giữa các nguồn sản phẩm trong thị trường.
Câu 20: Các doanh nghiệp trên thị trường đồng loạt đưa ra các biện pháp nhằm kích thích lượng mua sắm của khách hàng vào dịp cuối năm, công ty X cũng không ngoại lệ, công ty cho thăm dò thị trường và phát triển các phương án kinh doanh hiệu quả nhất đối với công ty của mình. Cùng với đó công ty M chỉ chờ đợi các công ty khác có được phương án và chớp lấy thời cơ lấy đi phương án mà công ty khác đề ra. Theo em, việc làm của công ty M có mang tính chất cạnh tranh lành mạnh hay không?
- A. Công ty M đã áp dụng rất triệt để cách suy nghĩ của mình để đưa ra các chiến lược cạnh tranh hoàn hảo nhất.
- B. Công ty M đã áp dụng đúng các chính sách của cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.
- C. Cùng với công ty X công ty M đã thực hiện được các chiến lược kích cầu cuối năm rất hiệu quả.
-
D. Hành động của công ty M là hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi chỉ đi sao chép ý tưởng của người khác.