ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN (PHẦN 1)
Câu 1: Em hãy hãy cho biết một số quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử?
-
A. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội
- B. Phân cấp về quá trình bầu cử
- C. Ai không muốn có thể không tham gia bầu cử
- D. Công dân có thể ứng cử vào Quốc hội khi đủ 20 tuổi
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?
- A. Đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự
- B. Đăng kí tham gia hiến máu nhân đạo
- C. Tham gia hoạt động thiện nguyện
-
D. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật
Câu 3: Ông H được nhà chính quyền giao cho làm việc kiểm phiếu trong lần bầu cử lần này tại địa phương. Bạn ông H là ông P, là ứng cử viên cho lần bầu cử lần này, đã lợi dụng tình bạn, yêu cầu công H làm thay đổi số phiếu bầu để chiếm được phần lợi về mình. Theo em, ông H nên làm gì để tránh được các hành vi vi phạm pháp luật?
- A. Ông H không nên giúp ông P vì ông P sau này có thể có chức quyền cao hơn mình
- B. Ông H nên chấp nhận lời đề nghị của ông P để giúp đỡ ông P có được lợi thế trong lần bầu cử lần này
-
C. Ông H nên trình báo việc ôn P yêu cầu mình làm lên chính quyền để có các biện pháp giải quyết thích đáng
- D. Ông H nên im lặng để ông P có thể thành công trót lọt giành được số phiếu bầu
Câu 4: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của ai?
- A. Cán bộ và Nhà nước
- B. Lực lượng vũ trang nhân dân
-
C. Toàn dân
- D. Quân đội nhân dân Việt Nam
Câu 5: Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm việc làm nào dưới đây?
- A. Bảo vệ trật tự an ninh xã hội
- B. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
- C. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội
-
D. Du lịch khám phá các nền văn hóa của các nước khác
Câu 6: Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?
- A. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình
- B. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội
- C. Để không ai bị đối xử phân biệt trong xã hội
-
D. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội
Câu 7: Em hãy cho biết khái niệm của quản lí xã hội là gì?
- A. Quản lí xã hội là các việc làm để thúc đẩy việc phát triển của xã hội
-
B. Quản lí xã hội là sự quản lí tổng thể xã hội
- C. Quản lí xã hội là các việc làm nhằm để kiểm soát sự phát triển của xã hội
- D. Quản lí xã hội là quản lí được thực hiện bởi quyền lực của nhà nước
Câu 8: Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước – đó là nội dung của quyền nào dưới đây?
-
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- B. Quyền của công dân về tiếp cận thông tin
- C. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
- D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Câu 9: Là một học sinh chậm tiến, em T bị nhóm bạn xấu lợi dụng, rủ rê lôi kéo tham gia các hành vi trộm cắp tài sản. Nếu là bạn thân của T em sẽ làm gì để giúp bạn?
-
A. Báo với thầy cô hoặc bố mẹ của T để mọi người có những hành động ngăn cản và giúp đỡ T
- B. Bắt T chia đều tiền cho mình nếu không sẽ mách cô giáo
- C. Coi như không biết để tránh liên lụy tới mình
- D. Mặc kệ T vì đó không phải việc của mình
Câu 10: Để đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, Nhà nước có những trách nhiệm nào sau đây?
- A. Công dân có thể sử dụng quyền khiếu nại để tố cáo vu khống
- B. Không bảo vệ người khiếu nại tố cáo
-
C. Xử lí nghiêm minh các hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân
- D. Xử lí và truy tố tất cả các trường hợp khiếu nại tố cáo
Câu 11: Em hãy cho biết khái niệm của tố cáo?
- A. Là hành vi sử dụng các Hiến pháp đã được ban hành để giải trình một vấn đề được cho là sai lệch trước pháp luật, Quốc hội để tìm lại được quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình
- B. Tố cáo là việc một cá nhân phát hiện ra một thông tin được cholà sai sự thật của các cơ quan công quyền nhà nước và đem nó kể với những người xung quanh
-
C. Là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- D. Là hành vi tự mình khai nhận về các việc làm không trung thực dựa vào các căn cứ mà pháp luật đã ban hành trước đó
Câu 12: Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm hoạt động nào sau đây?
- A. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
- B. Tham gia nghĩa vụ quân sự; bảo vệ trật tự xã hội
- C. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội
-
D. Góp ý cho các chính sách phát triển giáo dục
Câu 13: Lý A Pua muốn tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã nhưng bị chồng là A Tráng gạt đi với lý do: “ Là đàn bà con gái, lại là người dân tộc thiểu số, ai cho tham gia quản lý nhà nước . Thôi bỏ đi, làm hòa giải viên ở bản Tà Pua này là đủ rồi”. A Pua băn khoăn không biết pháp luật quy định như thế nào về quyền bình đẳng trong việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội?
- A. Quyền lợi về việc bầu cử đối với người đồng bào dân tộc thiểu số sẽ không có nhiều như các vùng miền khác
-
B. Theo quy định của pháp luật Việt Nam mọi công dân không phân biệt nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo đều có thể tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội
- C. Người dân tộc thiểu số sẽ có ít cơ hội hơn trong việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội
- D. Nếu là con gái thì quyền tham gia vào quản lí xã hội sẽ bị hạn chế
Câu 14: Theo quy định của pháp luật, một trong những nguyên tắc thực hiện quyền bầu cử của công dân là:
- A. Công khai phiếu bầu
-
B. Trực tiếp
- C. Thông qua đại diện
- D. Ủy quyền
Câu 15: Trong trường hợp dưới đây, ông D đã thực hiện tốt quyền dân chủ nào của công dân?
Là trưởng thôn, ông D luôn tích cực tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội đến người dân. Ông cho rằng, thông qua việc tuyên truyền, sẽ góp phần nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật.
- A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
- B. Quyền bầu cử và ứng cử.
-
C. Quyền bảo vệ Tổ quốc.
- D. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
Câu 16: Trong trường hợp dưới đây, anh M đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?
Khi Hội đồng nhân dân xã X tổ chức buổi tọa đàm để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, anh M (25 tuổi) đã cùng mọi người tích cực phát biểu, trao đổi, đóng góp các ý kiến cho nội dung của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trên cơ sở đó, Hội đồng nhân dân xã X đã tập hợp các ý kiến của nhân dân và gửi lên cơ quan có thẩm quyền nhằm góp phần hoàn thiện bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
-
A. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- B. Tham gia thảo luận những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở.
- C. Tham gia biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.
- D. Khiếu nại những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước.
Câu 17: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?
- A. Bắt gặp đối tượng khủng bố
-
B. Bị truy thu thuế chưa thỏa đáng
- C. Phát hiện nơi tội phạm lẩn trốn
- D. Chứng kiến hành vi hung hãn
Câu 18: T vừa đủ 17 tuổi, do điều kiện gia đình khó khăn nên không thể tiếp tục đi học, T muốn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, T có thể tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự khi vừa đủ 17 tuổi không? Vì sao?
-
A. Có, vì người từ đủ 17 tuổi trở lên có thể tự nguyện đăng kí tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự
- B. Không, vì công dân từ đủ 18 tuổi trở lên mới được quyền tham gia nghĩa vụ quân sự
- C. Không, vì phải có trình độ hết lớp 12 mới được đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự
- D. Có, vì mọi công dân là nam giới đều có quyền tham gia nghĩa vụ quân sự
Câu 19: Nhà bà T có 500 đất thổ cư, gia đình bà đã sinh sống trên mảnh đất này nhiều năm. Nhà nước có ý định giải tỏa một số hộ gia đình để lấy đất làm đường liên xã, với mức bồi thường giải tỏa thỏa đáng. Tuy nhiên sau khi chuyển đến khu tái định cư được nửa năm, gia đình bà T vẫn chưa nhận đủ được số tiền đền bù. Theo em, bà T nên làm gì để có thể lấy được số tiền đền bù mà mình chưa nhận được?
-
A. Làm đơn khiếu nại
- B. Chấp nhận nghỉ việc
- C. Đe dọa giám đốc
- D. Làm đơn tố cáo
Câu 20: Hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc có thể gây nên hậu quả về mặt xã hội như thế nào?
- A. Tạo nên được làn sóng yêu nước, dám đứng lên vì sự yên bình của quốc gia dân tộc
-
B. Gây mất trật tự, an ninh xã hội, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc
- C. Tạo nên sức nguồn sức mạnh toàn dân, giúp đả phá được các âm mưu xâm lược của kẻ thù nội và ngoại quốc
- D. Tạo điều kiện để tạo nên môi trường lành mạnh để mọi người cùng phát triển
Câu 21: Hành vi nào sau đây không phải là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?
-
A. Tham gia hiến máu nhân đạo.
- B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- C. Tham gia dân quân tự vệ.
- D. Tham gia bảo vệ biên giới.
Câu 22: Đọc trường hợp sau và cho biết: Đoàn Thanh niên Trường Trung học phổ thông X đã thực hiện nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?
- A. Tuân thủ quy định pháp luật, nội quy trường học.
- B. Tố cáo sai phạm của các công chức nhà nước.
- C. Biểu quyết khi địa phương trưng cầu dân ý.
-
D. Góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 23: Trong trường hợp sau, những chủ thể nào không vi phạm quy định pháp luật về quyền bầu cử của công dân?
Là thành viên của Tổ bầu cử, ông V được phân công nhiệm vụ phát thẻ cử tri cho nhân dân. Khi đến nhà anh T, ông V chỉ phát thẻ cử tri cho anh và chị D (vợ anh T) mà không phát cho bà M (mẹ anh T). Sau khi nhận được thắc mắc ông V giải thích: Bà M không biết chữ nên ông V không ghi tên bà M vào danh sách cử tri của xã.
- A. Anh T, chị D và bà M.
-
B. Ông V, bà M và chị D.
- C. Chị D, anh T và ông V.
- D. Anh T, bà M và ông V.
Câu 24: Theo quy định của pháp luật, công dân báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi khai thác khoáng sản trái phép của người khác là sử dụng quyền nào sau đây?
- A. Khiếu nại.
- B. Khởi kiện.
-
C. Tố cáo.
- D. Truy tố.
Câu 25: Theo quy định của pháp luật, công dân được giới thiệu ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân là người
-
A. có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
- B. bí mật tiếp xúc cử tri.
- C. có địa vị xã hội và tài sản cá nhân
- D. bí mật vận động tranh cử.