Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời Ôn tập chủ đề 7: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật (P1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời Ôn tập chủ đề 7: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT (PHẦN 1)

 

Câu 1: Đâu được coi là sự bình đẳng về pháp lí, trách nhiệm của công dân?

  • A. Các công dân đều có quyền được đến trường
  • B. Nếu công dân có các hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lí theo quy định của pháp luật
  • C. Mọi công dân đều không bị đối xử phân biệt về địa vị xã hội
  • D. Các công dân đều được phép theo tín ngưỡng tôn giáo riêng của mình

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về chính trị?

  • A. Các dân tộc được giữ gìn, phát huy phong tục, tập quán
  • B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình
  • C. Các dân tộc đều có quyền tham gia vào bộ máy nhà nước
  • D. Các dân tộc được tạo cơ hội, điều kiện phát triển kinh tế

Câu 3: Em đồng tình với nhận định nào sau đây?

  • A. Nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế là các dân tộc đều được dùng tiếng nói, chữ viết của mình
  • B. Thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo là nghĩa vụ của nhà nước
  • C. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình
  • D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng trên cơ sở quyền tự do, dân chủ của công dân

Câu 4: Vì sao cần quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

  • A. Thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân trước pháp luật, không ai bị đối xử phân biệt, ai cũng có điều kiện như nhau để phát triển, vươn lên
  • B. Thể hiện sự phân biệt đối với những thành phần không cùng đẳng cấp chung
  • C. Để chứng minh cho các quốc gia khác thấy rằng công dân của nước ta được đối xử rất tốt, được sống trong điều kiện ấm no, tự do sống và tự phát triển
  • D. Để chứng mình cho các nước bạn thấy rằng thể chế chính trị của nước ta tốt, đáng để học tập

Câu 5: Sự bình đẳng giới được thể hiện như thế nào trong lĩnh vực lao động?

  • A. Nam giới phải làm trong điều kiện làm việc khắc nghiệt hơn nữ giới
  • B. Cả nam và nữ đều được nhận mức lương như nhau tương đương về trình độ, kĩ năng
  • C. Nữ giới chỉ được tham gia vào thị trường lao động khi chưa lập gia đình
  • D. Nam giới được ưu tiên tuyển dụng vào các vị trí có triển vọng hơn là nữ

Câu 6: Theo em, bình đẳng giới là gì?

  • A. Là việc nữ được ưu tiên hơn trong khi tuyển dụng, làm các công việc có điều kiện làm việc thoải mái hơn nam, được quyền kiểm soát các tài sản chung
  • B. Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, gia đình và hưởng thụ như nhau về thành quả của sự  phát triển đó
  • C. Là việc nữ chịu trách nhiệm hỗ trợ ủng hộ nam giới phát huy hết khả năng của bản thân
  • D. Là việc nam giới được ưu tiên hơn trong việc chọn việc làm, được tạo điều kiện phát huy năng lực

Câu 7: Em hãy cho biết một số quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo được nhà nước quy định là gì?

  • A. Chỉ có quyền bình đẳng về chính trị
  • B. Chỉ có quyền bình đẳng về văn hóa, giáo dục
  • C. Chỉ được quyền bình đẳng về giáo dục và đào tạo
  • D. Bình đẳng về chính trị, bình đẳng về kinh tế, bình đẳng về văn hóa giáo dục

Câu 8: Trong một lần tham gia phỏng vấn chị V vô tình nghe được bộ phận nhân sự của công ty nói chuyện với nhau về việc công ty chỉ tuyển nhân viên nam, còn nhân viên nữ hầu như không có cơ hội vào làm tại công ty. Theo em, cách suy nghĩ này của công ty đã vi phạm vào quyền lợi nào của công dân?

  • A. Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm
  • B. Quyền bình đẳng giới trong hôn nhân
  • C. Quyền bình đẳng giới trong học tập, giáo dục
  • D. Quyền bình đẳng giới trong sự tiếp cận với các thông tin

Câu 9: Việc nhà nước ban hành một số chính sách ưu tiên, đãi ngộ đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

  • A. Để người dân tộc thiểu số tự tin tiếp tục sự nghiệp học hành
  • B. Thể hiện sự tạo điều kiện của nhà nước để mỗi cá nhân đều có thể phát triển đặc biệt là những người yếu thế hơn có điểm tựa để phát triển vươn lên, làm cho xã hội đoàn kết, dân chủ
  • C. Thể hiện quyền bình đẳng đối với tất cả mọi người, ai cũng được nhận các chính sách đãi ngộ như nhau
  • D. Chăm lo cho sự nghiệp học hành của trẻ em trên toàn quốc

Câu 10: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật nghĩa là mọi công dân, không phân biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều ….. trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật”

  • A. Được nhà nước bảo vệ
  • B. Được tôn trọng
  • C. Không bị phân biệt đối xử
  • D. Bị phân biệt đối xử

Câu 11: Vì sao cần phải thực hiện các biện pháp bình đẳng giới?

  • A. Để đảm bảo tỉ lệ nam và tỉ lệ nữ không bị quá chênh lệch trong các cơ quan nhà nước
  • B. Để tỉ lệ nam và tỉ lệ nữ trong xã hội được cân bằng
  • C. Để bảo vệ cho nữ giới được hưởng những quyền lợi thuộc về mình
  • D. Đảm bảo cho nam, nữ đều có quyền hạn và vai trò như nhau trong xã hội

Câu 12: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: Nam, nữ bình đẳng trong việc:

  • A. Quản lí nhà nước
  • B. Tiếp cận việc làm
  • C. Quản lí doanh nghiệp
  • D. Lựa chọn ngành nghề

Câu 13: A là người dân tộc thiểu số, gia đình lại đông con, năm nay bố mẹ bắt A phải bỏ dở việc học để cùng bố mẹ lo chuyện nương rẫy. A không đồng ý, bố mẹ nói việc học với người dân tộc thì sẽ chẳng có kết quả gì tốt đẹp, cho dù có học giỏi đi chăng nữa thì cũng sẽ không có ai trọng dụng. Theo em, suy nghĩ của bố mẹ A như vậy có đúng không?

  • A. Suy nghĩ của bố mẹ A là có căn cứ vì điều kiện học tập ở trên vùng cao rất khó khăn, các em sẽ không nhận được bất kì sự hỗ trợ nào
  • B. Suy nghĩ của bố mẹ A là đúng vì nhà đông con, A không nên học quá nhiều còn dành phần được học cho các em nữa
  • C. Suy nghĩ của bố mẹ A là đang mong muốn A có thể giúp mình gánh vác một số công việc trong gia đình
  • D. Suy nghĩ của bố mẹ A là sai vì Nhà nước luôn khuyến khích trẻ em đến trường, quyền được tiếp cận với kiến thức là dành cho mỗi người, có kiến thức chúng ta mới có thể thay đổi được cuộc sống

Câu 14: Chị Nguyễn Thị N tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện M, anh Trần Văn B cũng tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện M. Anh B luôn nói với chị N rằng chị là nữ, không được tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, sẽ khó trúng cử. Chị N không đồng ý với lời nói của anh, chị hiểu nam nữ bình đẳng. Chị N muốn biết pháp luật quy định như thế nào về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?

  • A. Pháp luật Nhà nước ta quy định quyền nam và nữ bình đẳng trong các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực chính trị nên cả anh B và chị N đều có quyền tham gia ứng cử
  • B. Mọi người đều có quyền tham gia ứng cử nhưng việc chọn của Nhà nước thì luôn ưu tiên các công dân nam hơn
  • C. Đối với nam giới có thể làm việc được trong môi trường tốt hơn nên nhà nước luôn ưu tiên nam giới
  • D. Nhà nước ta luôn ưu tiên quyền ứng cử với công dân nam hơn là công dân nữ

Câu 15: Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau về phát triển về mọi mặt là biểu hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?

  • A. Quan hệ tình cảm
  • B. Quan hệ xã hội
  • C. Quan hệ tinh thần
  • D. Quan hệ thân nhân

Câu 16: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lí, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

  • A. Kinh tế
  • B. Hôn nhân và gia đình
  • C. Văn hóa và giáo dục
  • D. Chính trị

Câu 17: Việc phân biệt giới tính trong các lĩnh vực được thể hiện qua việc làm nào sau đây?

  • A. Không ai có quyền được ép người nào phải làm nghề nào
  • B. Chị N được gia đình ủng hộ khi chị quyết định ứng cử vào đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
  • C. Mọi người đều được phép làm ngành nghề mà mình yêu thích
  • D. Không cho con gái được đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự

Câu 18: Ở nước ta bao giờ cũng có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ít người tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện điều gì?

  • A. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư
  • B. Bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị
  • C. Bình đẳng giữa các vùng miền
  • D. Bình đẳng giữa nhân dân miền núi và miền xuôi

Câu 19: Chính phủ đưa ra mục tiêu tất cả trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, thực hiện chủ trương này của nhà nước, tỉnh X đã hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà có con đang theo học ở các cấp những khoản hỗ trợ để các em có thể có điều kiện để đến trường và hoàn thành được việc học hành. Qua nhiều năm thực hiện tình trạng trẻ em bỏ học theo bố mẹ lên nương rẫy giảm đáng kể, nhiều em tốt nghiệp cao đẳng, đại học có việc làm ổn định. Theo em, sự bình đẳng của công dân được thể hiện trong tình huống trên là gì?

  • A. Mọi người đều có thể tham gia vào công việc quản lí Nhà nước
  • B. Sự bình đẳng được thể hiện trong tình huống trên là mọi người đều có quyền bình đẳng, đều có cơ hội để đến trường
  • C. Mọi người đều có cơ hội được bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình trước pháp luật
  • D. Sự bình đẳng được thể hiện hiện trong tình huống trên là việc mọi người đều có thể thực hiện được ý định kinh doanh của mình

Câu 20: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật:

  • A. Chia đều quỹ phúc lợi
  • B. Đáp ứng mọi nhu cầu
  • C. Tạo điều kiện phát triển
  • D. Bãi bỏ thuế thu nhập

Câu 21: Anh T và chị K trong trường hợp dưới đây đã được hưởng bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực chính trị thông qua quyền nào?

Anh T và chị K thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một huyện vùng cao. Anh T làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện còn chị K thực hiện dự án chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp sạch. Trong thời gian giữ chức danh Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, anh T đã đóng góp nhiều ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở địa phương. Cùng thời điểm đó, do có uy tín, chị K được giới thiệu và trúng cử vào Hội đồng nhân dân xã.

  • A. Tham gia vào bộ máy nhà nước.
  • B. Thay đổi các chính sách xã hội.
  • C. Thay đổi cơ cấu ngành kinh tế
  • D. Tham gia sửa đổi Luật đất đai.

Câu 22: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trong việc ……………………..”.

  • A. thực hiện nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
  • B. chịu trách nhiệm về những hành vi sai phạm của mình.
  • C. hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí.
  • D. hưởng quyền lợi và tiếp cận các cơ hội phát triển kinh tế.

Câu 23: Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước pháp luật khi thực hiện nghĩa vụ

  • A. thành lập doanh nghiệp tư nhân.
  • B. bảo vệ Tổ quốc.
  • C. đầu tư các dự án kinh tế.
  • D. đóng góp quỹ bảo trợ xã hội.

Câu 24: Trong trường hợp dưới đây, các bạn học sinh lớp 12C đã được hưởng quyền gì?

Mặc dù hoàn cảnh gia đình khác nhau, sau khi có kết quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các bạn học sinh lớp 12C trường trung học phổ thông T đều đăng kí tham gia tuyển sinh đại học theo nguyện vọng của bản thân.

  • A. Quyền ứng cử.
  • B. Quyền sở hữu tài sản.
  • C. Quyền tự do ngôn luận.
  • D. Quyền học tập.

Câu 25: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?

Chị H đang làm việc tại công ty xuất nhập khẩu X. Chị luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp quý mến. Nhưng khi khuyết trưởng phòng nhân sự, ông T (giám đốc công ty) đã không bổ nhiệm chị làm trưởng phòng nhân sự mà lại bổ nhiệm anh Q với lí do chị là nữ, tuổi còn trẻ.

  • A. Ông T.
  • B. Anh Q.
  • C. Chị H.
  • D. Ông T và anh Q.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.