ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN (PHẦN 4)
Câu 1: Chị H viết bài đăng báo bày tỏ lòng tri ân đối với các nhân viên y tế đã luôn tiên phong trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19. Chị H đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
-
A. Tự do ngôn luận
- B. Kiểm soát truyền thông
- C. Thông cáo báo chí
- D. Đối thoại trực tuyến
Câu 2: Trước những hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, chúng ta cần:
- A. Học tập, noi gương
-
B. Lên án, ngăn chặn
- C. Thờ ơ, vô cảm
- D. Khuyến khích, cổ vũ
Câu 3: Theo em, hành vi ép buộc người khác phải bỏ tôn giáo hoặc ép họ phải theo tôn giáo mà mình đang theo vi phạm vào quyền gì của công dân?
- A. Quyền bình đẳng trước pháp luật
- B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng của công dân
-
C. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- D. Quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân
Câu 4: M nhận giúp chị gái một bưu kiện, thấy bên ngoài bưu kiện ghi đó là các sản phẩm chăm sóc da mặt, M rất tò mò, muốn dùng thử nhưng chị gái không có ở nhà, nên M đã tự ý bóc bưu kiện và dùng thử đồ của chị gái. Theo em, M đã có những hành vi nào không đúng?
- A. Tò mò về đồ của chị
- B. Thích các sản phẩm chăm sóc da mặt
-
C. Bóc bưu kiện của người khác khi không được sự đồng ý, tự ý dùng đồ của người khác khi chưa được cho phép
- D. Nhận đồ giúp chị
Câu 5: Những ý nào sau đây nói đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
- A. Cố tình trêu chọc, thực hiện các hành động kì lạ trên người khác khi không được sự đồng ý của người đó
- B. Đánh người gây ra thương tích nghiêm trọng
-
C. Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
- D. Cưỡng bức người khác hiến mô, tạng để cứu giúp người khác khi chưa được sự đồng ý của họ
Câu 6: Ý kiến nào sau đây đúng với việc đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại điện tín?
- A. Đã là vợ chồng thì được phép xem thư của nhau
-
B. Người có thẩm quyền được phép kiểm tra thư để phục vụ cho công tác điều tra
- C. Thư nhặt được thì được xem
- D. Thư của người thân được phép mở ra xem
Câu 7: Hôm nay mẹ T đi vắng nhưng tình cờ có một bức thư được giao đến cho mẹ, T tò mò muốn biết nội dung bên trong thư là gì nên đã lén mở ra đọc thử. Sau khi đọc xong T dán lại phong thư như ban đầu. Theo em, T có đang vi phạm về quyền được đảm bảo và bí mật thư tín, điện tín không?
- A. Không vì hành động của T không có mục đích xấu
- B. Có vì T đã không nói cho mẹ việc mình đã xem thư của mẹ
- C. Không vì hành động của T không làm hư hại gì đến bức thư của mẹ
-
D. Có vì T đã tự ý mở xem thư của mẹ
Câu 8: Hành vi nào sau đây vi phạm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
-
A. Ông H thu dọn đồ đạc của em T ra khỏi phòng vì đã chậm tiền phòng trọ
- B. Anh A vào nhà anh B thắp hương theo như đã hẹn trước với anh B từ trước
- C. Bảo vệ chung cư của một tòa nhà đã phá cửa kịp thời để xông vào cứu cháu bé đang bị kẹt trên lan can khi người lớn đi vắng
- D. Anh B xin phép chủ nhà được vào trong để thu dọn nốt đồ đạc của mình còn sót lại
Câu 9: Trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, mỗi cá nhân cần phải:
- A. Tuyệt đối không cho người khác mượn các thiết bị như: điện thoại, máy tính
- B. Khuyến khích những hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- C. Tuyệt đối không nhờ người khác nhận giúp thư, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm
-
D. Ngăn chặn, tố cáo những hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Câu 10: Nhà nước không nghiêm cấm những hành vi nào sau đây liên quan đến quyền tự do ngôn luận của công dân?
- A. Tuyên truyền lệch lạc chính sách của Đảng và Nhà nước
- B. Nói sai sự thật nhằm bôi nhọ đến nhân phẩm của người khác
-
C. Tuyên truyền đến mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường
- D. Tung tin sai sự thật làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia
Câu 11: Hành vi nào sau đây không phải tự do ngôn luận?
- A. Viết thư ra nước ngoài
- B. Viết bài cho báo Hoa học trò
-
C. Nói leo trong lớp
- D. Viết thư cho hòm thư góp ý
Câu 12: Em hãy cho biết ý kiến nào sau đây là sai?
- A. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do nói lên tất cả những suy nghĩ của mình ở mọi nơi, mọi lúc
- B. Quyền tự được tiếp cận thông tin là quyền của con người có thể được đọc, xem, nghe bất kì thông tin nào nếu muốn
-
C. Công dân đóng góp ý kiến về những vấn đề chung của đất nước, xã hội là thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí
- D. Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin bắt buộc nhân dân phải tuân theo những nghĩa vụ mà pháp luật quy định về các vấn đề đó
Câu 13: Ý kiến nào sau đây đúng?
-
A. Thực hiện tốt quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân để góp phần duy trì trật tự xã hội
- B. Trong trường hợp nhặt được thư không biết là của ai thì được phép xem thư
- C. Học sinh còn nhỏ tuổi nên không có quyền được đảm bảo về thư tín, điện thoại, điện tín
- D. Xem trộm thư mà không làm rách, không chiếm đoạt nội dung thư thì không được coi là vi phạm về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện tín
Câu 14: Những người vi phạm về quyền bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của người khác sẽ bị xử phạt như thế nào?
- A. Chịu khung hình phạt cao nhất của nhà nước về việc xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác
- B. Tất cả các hành vi đều sẽ bị truy cứu hình sự
-
C. Tùy vào mức độ, tính chất phạm tội sẽ có các hình thức xử lí riêng biệt
- D. Phạt giam không thời hạn
Câu 15: Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
“Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa gia đình ông H và anh K, ông H đã khóa trái cửa phòng thuê và giam anh K trong suốt 4 giờ. Anh K gọi điện báo công an đến thì ông H mới mở khóa phòng. Khi công an phường yêu cầu ông H lên phường làm việc thì ông không đi, vì cho rằng mình không làm gì sai phạm”
- A. Anh K
-
B. Ông H
- C. Công an phường
- D. Ông H và anh K
Câu 16: Nếu tiết lộ hoặc làm phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của các thành viên trong gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì sẽ bị phạt như thế nào?
- A. Không bị phạt
- B. 1.000.000 – 2.000.000 đồng
-
C. 1.000.000 – 1.500.000 đồng
- D. 500.000 – 1.000.000 đồng
Câu 17: Hành vi nào sau đây thể hiện mê tín dị đoan?
- A. Đi lễ nhà thờ
-
B. Chữa bệnh bằng phù phép
- C. Đi lễ chùa
- D. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên
Câu 18: Theo em, tình huống sau đây là đúng hay sai “Anh P đang cùng các con chơi ngoài bãi đất trống, vô tình chiếc diều của con anh P bị rơi mắc trên hiên nhà của anh B. Sau khi gọi một hồi lâu thì anh phát hiện ra nhà anh B không có ai ở nhà. Anh P quyết định bật tường vào lấy diều cho các con”?
- A. Hành động của anh P là đúng vì đã giúp con tìm lại được món đồ chơi
- B. Hành động của anh P không có ý xấu nên không được cho là sai
-
C. Hành động của anh P là sai vì chưa được sự đồng ý của chủ nhà là anh B mà đã tự ý trèo vào nhà
- D. Anh P không có động cơ trộm cắp các vật dụng trong nhà của anh B nên không vi phạm pháp luật
Câu 19: Người dân xã H trong tình huống dưới đây đã thực hiện quyền nào của công dân?
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã H đã có nhiều việc làm tích cực; tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ có việc làm gây dư luận không tốt trong nhân dân. Trước tình hình đó, bà con xã H đã phản ánh với báo chí về tình trạng: cán bộ phụ trách công trình đã không minh bạch trong việc thu chi tiền làm đường của các hộ dân trong xã.
-
A. Tự do báo chí.
- B. Tự do ngôn luận.
- C. Tiếp cận thông tin.
- D. Bảo hộ danh dự.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo?
- A. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác
- B. Tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật
-
C. Xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác
- D. Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc
Câu 21: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
- A. Gây tổn hại sức khỏe, tính mạng đối với người bị xâm phạm.
- B. Gây tổn hại về uy tín, danh dự,… đối với người bị xâm phạm.
- C. Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
-
D. Là nhân tố duy nhất dẫn đến mất ổn định an ninh chính trị.
Câu 22: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
-
A. Bà C kiên quyết ngăn cản con gái kết hôn với anh P vì anh P là người theo tôn giáo khác.
- B. Chị A thường xuyên đi lễ chùa để cầu nguyện một cuộc sống bình an, tốt đẹp.
- C. Chị X rất hào hứng tham gia hoạt động “khóa tu mùa hè” dành cho sinh viên.
- D. Anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương.
Câu 23: Những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc
- A. gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế… của công dân.
- B. gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- C. ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình.
-
D. người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi trường hợp.
Câu 24: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
K, A, V là bạn thân của nhau. Một lần, K và A đến chơi trong lúc V đang ở ngoài quét sân, K thấy cuốn nhật kí để trên bàn học nên rủ A cùng đọc nhật kí.
Trong trường hợp này, nếu là bạn A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Lập tức đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì V viết trong nhật kí.
- B. Bảo K đọc sau đó kể lại cho mình, còn mình thì đứng cảnh giới để tránh V phát hiện.
-
C. Từ chối và khuyên K không nên đọc nhật kí của V vì làm vậy là vi phạm pháp luật.
- D. Lập tức từ chối, sau đó mắng K vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho V.
Câu 25: Trong trường hợp sau, bạn P đã thực hiện quyền nào của công dân?
Sắp tới, P dự định sẽ đăng kí tham dự kì thi đánh giá năng lực của Trường Đại học K với mong muốn sẽ trở thành sinh viên của ngôi trường nổi tiếng này. P đã chủ động tìm kiếm tài liệu ôn tập và liên hệ trực tiếp với cán bộ của trường để được cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục liên quan nhằm đảm bảo việc tham gia kì thi sẽ diễn ra thuận lợi, có kết quả tốt.
- A. Tự do ngôn luận.
-
B. Tiếp cận thông tin.
- C. Tự do báo chí.
- D. Bảo hộ danh dự.