ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6: VĂN HOÁ TIÊU DÙNG
Câu 1: Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh?
-
A. Cửa hàng V thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
- B. Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.
- C. Công ty T bịa đặt thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A.
- D. Nhân viên của Công ty X có thái độ tiêu cực, khi khách hàng phản hồi về sản phẩm.
Câu 2: Làm việc trên thương trường lâu năm, ông M tích lũy được khá nhiều bài học hay về việc kinh doanh. Theo ông M điều cần thiết khi thực hiện công việc kinh doanh đó là phải tạo được ra uy tín, để khách hàng có thể tin tưởng mình thì cần phải thực hiện chỉn chu từng công đoạn nhỏ nhất để đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng. Vì tiêu chí đó nên việc kinh doanh của ông M luôn phát triển. Theo em, việc có đạo đức trong kinh doanh của ông M đã mang lại điều kiện thuận lợi gì cho việc kinh doanh?
- A. Giữ được vị thế trong việc kinh doanh
- B. Có được nhiều lựa chọn trong việc nhập các nguyên liệu đầu vào
- C. Được sự ưu ái trên thị trường
-
D. Tạo được uy tín
Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “Văn hóa tiêu dùng là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, ………. của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng”.
- A. phương thức lưu thông.
- B. thuần phong mĩ tục.
-
C. thói quen tiêu dùng.
- D. kĩ thuật sản xuất.
Câu 4: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “ ……… là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh”
- A. Mục tiêu kinh doanh
- B. Ý tưởng kinh doanh
- C. Cơ hội kinh doanh
-
D. Đạo đức kinh doanh
Câu 5: Là quản lí của một công ty với nhiều nhân viên là người trẻ, bà K luôn tạo điều kiện cho các em có điều kiện để các em có thể học thêm các kĩ năng mới, những việc các bạn làm sai, bà luôn quan tâm chỉ bảo rõ ràng để các bạn biết lỗi và sửa. Bà K cũng luôn quan tâm, động viên đến hoàn cảnh gia đình của một số nhân viên gặp tình trạng khó khăn. Do vậy, nhân viên trong công ty luôn hết mình cống hiến và gắn bó với công ty. Theo em việc làm có đạo đức trong kinh doanh của bà K được thể hiện qua đâu và đem lại hiệu quả như thế nào?
- A. Việc làm có đạo đức của bà K luôn quan tâm đến kinh tế của nhân viên trong công ty; hiệu quả mà việc làm đó mang lại là nhân viên không quan tâm đến công việc ở công ty
-
B. Việc làm có đạo đức của bà K được thể hiện qua các việc làm bà luôn quan tâm, chỉ dẫn, tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành nhiệm vụ của mình; những việc làm đó làm cho nhân viên trong công ty có động lực, cống hiến hết mình cho công việc
- C. Việc làm có đạo đức của bà K chỉ được thể hiện qua việc bà giúp đỡ gia đình các nhân viên gặp khó khăn trong cuộc sống; những hiệu quả mà việc làm đó mang lại là giúp cho nhân viên có thêm động lực
- D. Việc làm có đạo đức của bà K được thể hiện qua việc bà luôn hết mình vì nhân viên trong công ty, bỏ qua hết các lỗi lầm của nhân viên; việc làm của bà đã xóa tan đi ranh giới giữa chủ và nhân viên
Câu 6: Trong trường hợp dưới đây, hành động nào không phải là biểu hiện đạo đức kinh doanh qua hoạt động của công ty B?
Công ty B luôn đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu. Đồng thời, công ty áp dụng các mô hình quản trị tiên tiến trên thế giới đề vận hành phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khẳng định vị thế, xứng đáng với sự tin yêu của người tiêu dùng. Đối với người lao động, công ty thực hiện đảm bảo lợi ích chính đáng (tiền lương, điều kiện lao động, bảo hiểm, chế độ chính sách,..) theo đúng cam kết. Chính những điều đó đã làm cho các nhân viên trong công ty gắn bó lâu dài và luôn tận tâm, tận tụy trong công việc.
- A. Phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường.
- B. Đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu.
- C. Đảm bảo lợi ích hợp pháp của người lao động.
-
D. Không sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng.
Câu 7: Đạo đức kinh doanh được biểu hiện thông qua các phẩm chất gì?
-
A. Trách nhiệm, trung thực, nguyên tắc, tôn trọng, gắn kết các lợi ích
- B. Trách nhiệm, trung thực, nguyên tắc, tôn trọng
- C. Trách nhiệm
- D. Trách nhiệm và trung thực
Câu 8: Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh?
- A. Công ty T bịa đặt thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A
-
B. Cửa hàng V thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ
- C. Nhân viên của Công ty X có thái độ tiêu cực, khi khách hàng phản hồi về sản phẩm
- D. Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân
Câu 9: Để tạo ra được niềm tin giữa các đối tác trong kinh doanh điều tất yếu cần có là gì?
- A. Quyền lợi của nhân viên
- B. Giá trị cho doanh nghiệp
- C. Lợi ích của chung của doanh nghiệp và khách hàng
-
D. Chữ tín
Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế?
- A. Là yếu tố đầu vào của sản xuất, kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển
-
B. Định hướng hoạt động sản xuất; thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng
- C. Thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất, mang lại lợi nhuận cho người tiêu dùng
- D. Khiến cho sản xuất hàng hóa ngày càng đơn điệu về mẫu mã, chung loại
Câu 11: Việc cố ý làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh của người khác vi phạm vào điều gì trong việc kinh doanh?
- A. Doanh nghiệp bị đánh giá thấp
-
B. Tổn hại đến đạo đức kinh doanh
- C. Làm mọi người bị mất niềm tin vào doanh nghiệp
- D. Tổn hại đến uy tín làm việc
Câu 12: Em hãy cho biết tiêu dùng hợp lí, tiêu dùng bền vững là như thế nào?
- A. Là các hành vi mua sắm đồ dùng trong các dịp giảm giá
- B. Là hành vi tự cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho gia đình
-
C. Là các hành vi mua sắm các đồ dùng có yếu tố “xanh”, thân thiện với môi trường
- D. Là hành vi mua sắm đồ dùng tùy thích
Câu 13: Một trong những đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam là:
- A. Tính khôn lỏi
- B. Tính sáng tạo
-
C. Tính thời đại
- D. Tính lãng phí
Câu 14: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?
-
A. Đảm bảo đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
- B. Đạo đức kinh doanh chỉ được biểu hiện trong quan hệ giữa các chủ thể sản xuất với nhau.
- C. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp chỉ cần trung thực trong hoạt động kinh tế.
- D. Người lao động, nhân viên trong doanh nghiệp không cần thực hiện đạo đức kinh doanh.
Câu 15: Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam dần dần được định hình tin tưởng đối với những hàng hóa như thế nào?
- A. Tin tưởng với hàng hóa nhập ngoại
- B. Thực hiện hình thức tự cung tự cấp
-
C. Tin tưởng với những hàng hóa trong nước
- D. Tin dùng các sản phẩm với giá thành rẻ
Câu 16: Vì sao việc giữ chữ tín là cần thiết trong kinh doanh?
- A. Vì đó là một quy chuẩn mà bất kì ai kinh doanh cũng phải thực hiện theo
-
B. Vì việc làm ăn còn phải tiếp diễn dài nếu không có chữ tín sau này sẽ rất khó đàm phán được với đối tác, khách hàng
- C. Vì giữ chữ tín giúp các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với nguồn khách hàng
- D. Việc giữ chữ tín đem lại nhiều lợi ích hơn trong kinh doanh
Câu 17: Vì sao cần phải có đạo đức trong kinh doanh?
- A. Đạo đức kinh doanh sẽ sinh ra nhiều lợi ích cho xã hội
- B. Vì mang lại các lợi ích trước mắt cho doanh nghiệp
- C. Đạo đức trong kinh doanh mang lại các lợi ích cho người tiêu dùng
-
D. Vì đảm bảo cho sự tồn tại, thành công phát triển của doanh nghiệp và mang lại ích lợi cho người tiêu dùng
Câu 18: Yếu tố nào sau đây được ví như “đơn đặt hàng” của xã hội đối với sản xuất, là mục đích, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển?
- A. Kinh doanh.
- B. Lưu thông.
- C. Tiền tệ.
-
D. Tiêu dùng.
Câu 19: Theo em, tiêu dùng là gì?
- A. Là hoạt động con người đem sức lao động của mình để lao động nhằm tạo ra của cải vật chất đáp ứng cho các nhu cầu của xã hội
- B. Là hoạt động sử dụng các sản phẩm do chính bản thân mình tạo ra
- C. Là các hoạt động tự phát dựa vào khả năng phán đoán của con người
-
D. Là việc sử dụng những của cải vật chất được sáng tạo và sản xuất ra trong quá trình sản xuất nhằm thỏa mãn các nhu cầu của xã hội
Câu 20: Đạo đức kinh doanh có vai trò quan trọng đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, ngoại trừ việc:
- A. Điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tích cực
- B. Đẩy mạnh hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh
-
C. Làm mất lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp
- D. Thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của kinh tế quốc gia
Câu 21: Thói quen tiêu dùng của anh A trong trường hợp dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?
Thu nhập của anh A tăng nhanh trong những năm gần đây, tác động đến hành vi tiêu dùng. Ngoài ra, giá cả cũng là yếu tố quan trọng trong những quyết định tiêu dùng của anh. Anh A tiêu dùng ngày càng thông minh và kĩ tính hơn, quan tâm đến các thông tin về sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã, chất lượng.
-
A. Tính hợp lí.
- B. Tính kế thừa.
- C. Tính giá trị.
- D. Tính thời đại.
Câu 22: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?
- A. Thực hiện đạo đức kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc gia.
- B. Đảm bảo đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
- C. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm của người lao động với doanh nghiệp.
-
D. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh.
Câu 23:Tính hợp lí trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là: người tiêu dùng
- A. có thói quen tiêu dùng phù hợp với sự phát triển của thời đại.
-
B. cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
- C. hướng tới các giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.
- D. có sự kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 24: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?
- A. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ.
- B. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh.
-
C. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.
- D. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
Câu 25: Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam có sự kế thừ truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc – đó là biểu hiện đặc điểm nào của văn hóa tiêu dùng?
- A. Tính thời đại.
- B. Tính hợp lí.
-
C. Tính kế thừa.
- D. Tính giá trị.